Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

"NGHÈO TIỀN, NGHÈO BẠC CHỨ KHÔNG NGHÈO TÌNH"

         Do tranh cãi về tiền cứu trợ của Thủy Tiên mà một trưởng thôn đã bị đánh đêm 28-10: Được biết cũng vì tranh cãi trong việc lên danh sách nhận cứu trợ, tối 28/10, Trưởng thôn Cấp Sơn là ông Mai Văn Lợi đã bị một số người dân đánh, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình.   

        Các cụ có câu "còn người là còn của", vì một khoản viện trợ mà đánh đấm lẫn nhau thử hỏi xem trong lúc khó khăn còn coi nhau là người làng xóm của nhau Không?

        Khó khăn thì khó khăn chung rồi, cứ phải tranh nhau. Khó khăn là để thể hiện tình  đoàn kết với nhau chứ không phải tranh cãi nhau viện trợ này nọ. Để giờ đây, các thế lực thù địch luôn miệng kêu gào mất đoàn kết từ trong nhân dân. Tôi không biết phải cười hay khóc với mấy cái Tips này, nhưng có thể thấy bọn chúng sẽ dùng thủ đoạn này nọ để lôi kéo người dân vào những hoạt động phi pháp sau này!

       


        
Thật may, bằng sự tỉnh táo và tình người, một số hộ dân cũng bị lũ lụt, người ta còn tự nguyện nộp lại tiền, ủy quyền cho chính quyền cơ sở để giúp người nghèo khó hơn mình, hoàn cảnh hơn mình. Thật đáng khâm phục họ - "Nghèo tiền, nghèo bạc chứ không nghèo tình"

        Tiên vs Vinh đã dành tiền của bản thân dành tặng cho những mảnh đời khó khăn. Hỏi xem "họ" có khó khăn k???? hay chỉ luôn miệng kêu gào "nhà tôi khó khăn hơn!" "nhà tao khó hơn" tranh cãi nhau như cái chợ lúc Tiên phát tiền hỗ trợ?!


        "Giấy rách phải giữ lấy lề" - Nghèo thì cũng nghèo rồi! trong khó khăn mới biết đâu là tình nghĩa. Như cụ Đỗ Thị Mơ - 82 tuổi rồi đấy, cụ một mình đạp xe đạp, đề đơn xin miễn hộ nghèo! nhận thấy, nhiều người còn khó khăn hơn mình nên hơn một năm qua, bà đã viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Thậm chí, không thấy xã phản hồi, bà lại tiếp tục đạp xe lên xã xin thoát nghèo!

        Qua đây, cũng có thể thấy, chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này, coi đây là 1 bài học sâu sắc đối với bản thân khi hoạn nạn, hoặc gặp hoàn cảnh hoạn nạn của nhân dân mình! 

        Tiền có cũng được, không có cũng được! ăn ở với nhau bằng cái tình người chứ không vì cái gì khác đâu./.


Luật là để thi hành!

    Những ngày này, dư luận không khỏi bất bình trước những hành vi man dợ như thời trung cổ của 2 đối tượng Nguyễn Xuân Trung (SN 1985, trú tại Văn Phú, Thường Tín) và Nguyễn Văn Quân (SN 1983, trú tại Quất Động, Thường Tín) khi sát hại nữ sinh T.T.H. "Đây là 2 đối tượng nghiện hút và gây ra nhiều vụ trộm cắp trên địa bàn..."

    Việc sử dụng ma túy ngày nay không còn xa lạ với chúng ta, nhưng hoàn cảnh gia đình, yếu tố xã hội đưa đẩy con nghiện ngày càng lấn xâu vào tội lỗi, không thể tha thứ; bao gia đình mất người thân, bao người mẹ mất con, bao chị mất chồng, bao con mất cha..

    Người Pháp sử dụng ma túy (thuốc phiện, "Nàng tiền râu"...) để cai trị Việt Nam thế kỷ XIX, XX. Đến nay, thế kỷ XXI rồi, hệ quả của ma túy với các dạng đá, cỏ, ngựa... đang bào mòn kinh tế, xã hội Việt Nam. Vì vậy, việc triến khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy là hết sức cần thiết và cấp bách.

    Đến nay, Luật này đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực như: công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy đi vào nề nếp và có hiệu quả; nhận thức của cán bộ, công chức các cấp và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tố chức, cá nhân được nâng lên; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã có sự đổi mới về nội dung đa dạng về hình thức, huy động được sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đông đảo quần chúng, nhiều mô hình tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy có hiệu quả được triển khai, nhân rộng; tùng bước đổi mới công tác cai nghiện ma túy; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đạt được nhiều kết quả; phát hiện, điều tra, khám phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn trong nước và xuyên quốc gia, thu giữ lượng ma túy rất lớn. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Luật Phòng, chống
ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo nền tảng pháp lý cho việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy. Những kết quả triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy đã giúp kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ban hành và thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống ma túy đã thể hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong thực thi các Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy cũng như các Nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc.

    Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và đa dạng của nền kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội nên một số quan hệ xã hội mới liên quan đến phòng, chống ma túy xuất hiện nhưng chưa có quy định điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
    Thứ nhất: Chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

    Thứ hai: Quy định về công tác cai nghiện còn một số bất cập

    Thứ ba: Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 có một số nội dung chưa bảo đảm sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật. 


    Thứ tư: còn một số vấn đề của thực tiễn đang đặt ra, nhưng luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 chưa đáp ứng được

    Xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết, khách quan để thể chế hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, đảm - bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới./.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Sự cần thiết về Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

            Lực lượng Công an bán chuyên trách tại địa phương đã không còn xa lạ với người dân, nhưng do căn cứ, yêu cầu trong thời kỳ mới, sự ban hành luật riêng cho lực lượng này là hết sức cần thiết và cấp bách trong công tác bảo đảm ANTT, gìn giữ ANQG trong tình hình mới.

            Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một vài luận điểm góp ý để Dự thảo Luật này sớm được Quốc Hội thông qua:

            Một là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cổ, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đổi với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chỉ ngân sách nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.


            Hai là, kịp thời tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã nơi bô trí Công an xã chính quy


            Ba là, bảo đảm phù họp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thỉ hành các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyển công dân

Bốn là, sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng thong nhất, kiện toàn, tỉnh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn, quan hệ công tác, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở


        Năm là, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở


            Sáu là, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tlĩổng nhất, có hiệu lực pháp lỷ cao quỵ định vê nhiệm vụ, quyển hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở./.


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Tương thân, tương ái chứ đừng tương nhau....

     Những ngày này, cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt với những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực để làm giảm bớt đi phần nào những thiệt hại, khó khăn, thiếu thốn cho đồng bào sau cơn đại hồng thủy. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã chung tay vào cuộc, huy động mọi nguồn lực, từ tiền bạc, hàng hóa, lương thực thực phẩm, rồi bỏ công, bỏ sức để gói bánh, nấu xôi, nấu cơm,… rồi lặn lội không quản đường xá xa xôi, nguy hiểm để vận chuyển, mang vào tận nơi trao tặng, hỗ trợ, giúp đỡ cho đồng bào mình. Có biết bao tổ chức, cá nhân tùy theo khả năng, sở trường, sức lực của mình đã, đang hăng hái, ra sức hành động với cái tâm lương thiện hướng về đồng bào mình nơi rốn lũ. Đã có những cán bộ, chiến sĩ và người dân xả thân đi cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ mà hy sinh, bị nạn như ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Hướng Hóa (Quảng Trị) hay mới đây thôi là một bác tài xế ở Hưng Yên lái xe trên đường chở hàng hóa vào cứu trợ đồng bào miền Trung đã không may bị tai nạn dọc đường phải đi cấp cứu, v.v. Những hành động, việc làm cao đẹp đó thật đáng trân trọng và tự hào, đã toát lên tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “yêu nước, thương nòi”, đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn của dân tộc Việt Nam.


         Nhưng tiếc thay, trong hoàn cảnh đau thương, hoạn nạn đó, lại có những hành động táng tận lương tâm. “Họ thừa nước đục thả câu”. Đó là một số người đóng vai là người tử tế, đứng ra nhận dẫn dắt, hướng dẫn địa điểm các gia đình khó khăn, hoạn nạn nhận tiền cứu trợ, rồi sau đó quay lại đòi ăn chia hàng cứu trợ của những gia đình này; có kẻ lại liên lạc với thân nhân của cán bộ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn rồi lừa dối là sẽ ủng hộ vật chất và yêu cầu chia sẻ đường link, địa chỉ facebook cá nhân rồi chiếm đoạt cả trăm triệu đồng tiền ủng hộ; thậm chí có kẻ lại giả danh là thân nhân của cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, lập các trang mạng xã hội đứng ra kêu gọi mọi người hỗ trợ, ủng hộ, v.v. Những hành động đó vốn đã xấu, nhưng trong lúc hoạn nạn thì đã trở nên bất lương, vô lương tâm, không thể chấp nhận được, cần phải bị vạch trần, lên án.


          Thiết nghĩ, các lực lượng chức năng cần sớm vào cuộc tìm hiểu, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để răn đe, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hành động  “Thừa nước đục thả câu”

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dân cư

--------

Ngày 11/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục tiêu của dự án là xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hoá, số hoá, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hiện nay, ở nước ta việc quản lý dân cư mang tính đơn lẻ, từng bộ, ngành quản lý, theo dõi riêng biệt. Để phục vụ công tác quản lý nhà nước của bộ, ngành mình, đồng thời bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân trong từng bộ, ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý nhà nước đều cấp cho công dân một số loại giấy tờ nên mỗi công dân có thể sở hữu nhiều loại giấy tờ khác nhau (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu, giấy phép lái xe, các loại thẻ, chứng chỉ...). Cùng với việc cấp các giấy tờ cho công dân, việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở dữ liệu mới chỉ tập trung vào mục tiêu quản lý nhà nước của từng bộ, ngành, lĩnh vực mà chưa đặt vấn đề kết nối, chia sẻ thông tin chung về công dân giữa các cơ sở dữ liệu nên không khắc phục được tình trạng cục bộ, chia cắt thông tin về công dân, không thống nhất về thông tin cơ bản của một công dân trong các cơ sở dữ liệu. Từ việc quản lý đơn lẻ dẫn tới gây lãng phí về kinh tế, nguồn nhân lực, khi thực hiện thủ tục hành chính người dân phải mất thời gian đi sao, chứng thực các giấy tờ để chứng minh nhân thân, trong khi những loại giấy tờ liên quan đều chỉ sử dụng chung những thông tin về công dân giống nhau.

Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong các mặt công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác nghiệp vụ của ngành Công an là xu hướng không thể đảo ngược, nhiều nước trên thế giới đã có bước tiến rất xa trong lĩnh vực này. Muốn làm được điều này, cần phải xây dựng và kết nối được hệ thống các cơ sở dữ liệu với nhau, trong đó cốt lõi là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để thu thập, cập nhật được thông tin cơ bản của công dân Việt Nam nhằm phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục được các hạn chế, bất cập nêu trên là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số.

-----

Ảnh: Công an cấp xã, cấp huyện tiến hành kiểm tra, đối chiếu giấy tờ của người dân để phục vụ công tác phúc tra thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 





 

BA MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT CƯ TRÚ.

--------------------------------------------------------

3 mục tiêu cơ bản của việc sửa đổi Luật Cư trú đó là: Bảo đảm yêu cầu không để cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân; xác định vị trí pháp lý của công dân trên lãnh thổ Việt Nam; để các cơ quan nhà nước quản lý các hoạt động của công dân.

Sáng 21/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội thảo luận dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Báo cáo giải trình tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, phối hợp với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

> 3 mục tiêu cơ bản trong sửa đổi Luật Cư trú.

Làm rõ thêm 1 số nội dung của dự án Luật, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh 3 mục tiêu cơ bản của việc sửa đổi Luật Cư trú đó là: Bảo đảm yêu cầu không để cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân; xác định vị trí pháp lý của công dân trên lãnh thổ Việt Nam, công dân dù ở đâu cũng phải có vị trí pháp lý trong giao dịch của cuộc sống; mục tiêu thứ 3 là việc đăng ký nơi thường trú tạm trú là để các cơ quan nhà nước quản lý các hoạt động của công dân. Việc đăng ký này không được làm phiền hà cho công dân, không tạo cơ hội cho các bộ nhũng nhiễu. “Cơ quan chức năng có quản lý nhưng không được nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân. Vấn đề này cả Ban soạn thảo, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu thống nhất” – Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

> Bỏ hộ khẩu, sổ tạm trú ngay từ 1/7/2021.

Nội dung thứ 2 Bộ trưởng Tô Lâm đề cập, đó là thời gian chuyển tiếp sau khi dự án Luật có hiệu lực. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án về chuyển tiếp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sau khi Luật có hiệu lực. Đó là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có thời gian chuyển tiếp đến 31/12/2022. Phương án 2 là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021. “Chúng tôi kiến nghị thực hiện phương án 2, bởi đối chiếu năng lực và thực tiễn thì chúng tôi có thể đảm bảo thực hiện ngay được. Bên cạnh đó, khi Luật có hiệu lực thì hành thì căn cước công dân là giấy tờ có giá trình pháp lý thì không cần thiết giữ lại loại giấy tờ khác (sổ hộ khẩu, sổ tạm trú). Nếu không dứt khoát sẽ rất phiền hà cho người dân và cả cơ quan quản lý.” – Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tô Lâm trăn trở: “Bỏ sổ hộ khẩu là điều mong ước của người dân, đây thay đổi mang lại phấn khởi cho người dân nên chúng tôi quán triệt phải thực hiện bằng được theo đúng tiến độ. Trong phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rất ủng hộ việc xoá bỏ sổ hộ khẩu, tránh gây phiền hà, những nhiễu cho người dân. Đúng là sổ hộ khẩu hiện nay có rất nhiều quy định “ăn theo”, chính vì vậy, phải thay đổi phương thức quản lý trong cả hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước”.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết thêm, hiên nay, dự án cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư đã thu thập được 90% thông tin, chỉ còn công việc chỉnh lý, sửa đổi, phúc tra là có thể vận hành được. “Chúng tôi đã có lộ trình thực hiện. Đề nghị Quốc hội giới hạn thời gian để các cơ quan phải có lộ trình thực hiện, tích cực, khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử. Đối với gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ và hàng chục thủ tục ở các cấp chính quyền địa phương đang có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành có nội dung quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, bảo đảm có thể thực hiện thông suốt, thống nhất ngay từ ngày 1/7/2021” – Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

> Không cần chủ hộ cho phép vẫn có thể chuyển hộ khẩu.

Vấn đề thứ 3 các đại biểu quan tâm đó là các khái niệm về thường trú, tạm trú, lưu trú, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, các khái niệm trên đã được quy định rất cụ thể trong Luật. Cụ thể, mỗi người phải có nơi cư trú hợp pháp, đó là nơi thường trú. Ngoài nơi thường trú cố định thì có thể tạm trú, lưu trú ở nơi khác trong khoảng thời gian nhất định nào đó.

“Về quy định thường trú thì không quy định diện tích tối thiểu bởi vì trên thực tế, có gia đình chỉ có 1 căn hộ vài chục m2 đã sinh sống nhiều đời tại căn hộ đó thì bố mẹ, con cái, cháu chắt nếu vẫn ở đó thì vẫn được đăng ký thường trú. Quy định 8m2 mới được đăng ký thường trú chỉ áp dụng đối với người ở nhờ, ở thuê” – Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, việc bỏ hộ khẩu giấy còn tạo điều kiện cho những trường hợp ly thân, ly hôn nhưng không thể chuyển khẩu/không chịu chuyển khẩu ra khỏi nhà chồng cũ/vợ cũ vì chủ hộ không đồng ý. “Trên thực tế, có hàng nghìn người sau khi ly hôn không thể chuyển được hộ khẩu đi vì chồng/bố mẹ chồng – những người chủ hộ không cho chuyển. Sau khi Luật có hiệu lực thì cơ quan quản lý sẽ căn cứ trên quyết định của Toà án để chuyển hộ khẩu cho công dân đến nơi thường trú mới”- Bộ trưởng Tô Lâm cho biết và nhấn mạnh Luật Cư trú sửa đổi là cải cách rất lớn. Nếu chúng ta quản lý công dân, quản lý cư trú tốt thì không phải tổng điều tra dân số vì đã được quản lý theo hệ thống, rất chính xác, góp phần giảm rất nhiều thủ tục hành chính liên quan đến cư trú;...

•Ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm giải trình trước Quốc hội./cand.



Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE LÀ PHÙ HỢP VÀ CẦN THIẾT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY. 

KỲ 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ SỰ HỢP LÝ CỦA VIỆC CHUYỂN GIAO

Việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an là phù hợp với mục tiêu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông.

Đánh giá tác động

Trước tháng 7/1995 công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái cho người điều khiển phương tiện do Ngành Công an đảm nhiệm. Thực hiện Nghị định số 36/1995/NĐ-CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ, từ ngày 1/8/1995 cho đến nay công tác quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được Chính phủ giao cho Ngành Giao thông vận tải. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Để có đánh giá tác động việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an, cần tập trung đánh giá theo các nhóm vấn đề:

Về biên chế, tổ chức bộ máy


Bộ Giao thông vận tải có tổng số 64 đơn vị trực tiếp làm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được phân thành 2 cấp, gồm: Tổng cục đường bộ Việt Nam (Vụ quản lý phương tiện và người lái) và 63 Sở Giao thông vận tải thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng quản lý phương tiện và người lái). Cụ thể: Tổng cục đường bộ Việt Nam (Vụ quản lý phương tiện và người lái) quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe trên toàn quốc; tổ chức sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe, đối tượng do Bộ Giao thông vận tải giao. Sở Giao thông vận tải (63 đầu mối) quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, tổ chức sát hạch, cấp đối, thu hồi giấy phép lái xe tại địa phương.

Bộ Giao thông vận tải đã cấp 1.655 thẻ sát hạch viên, trong đó chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, trong đó có 589 là giáo viên dạy lái xe tại các cơ sở đào tạo được cấp thẻ sát hạch viên phục vụ sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng (không hưởng lương, không trong biên chế nhà nước). Hiện tại Bộ Giao thông vận tải biên chế 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái xe (trong đó 600 cán bộ, công chức được cấp thẻ sát hạch viên) tại Vụ quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục đường bộ và 63 Phòng quản lý phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải địa phương. Do đó, khi chuyển giao, Ngành Giao thông chỉ phải bố trí sắp xếp lại 650 biên chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm nguồn nhân lực.

Về tổ chức bộ máy, hiện nay Bộ Công an được bố trí ở 4 cấp (Bộ, tỉnh, huyện, xã) trong đó đã bố trí cán bộ làm công tác đăng ký và quản lý phương tiện theo 3 cấp (bộ, tỉnh, huyện) gồm 780 đầu mối. Cục Cảnh sát giao thông trực tiếp quản lý 12 cơ sở đào tạo, 4 khoa chuyên ngành Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, 5 trung tâm sát hạch lái xe ô tô, mô tô. Phân cấp 63 Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC08) đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô với tổng số 673 sát hạch viên các hạng và tiếp tục phân cấp quản lý, đào tạo, sát hạch đến Công an cấp huyện nên chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế, đủ điều kiện tiếp nhận công tác chuyển giao từ 64 đầu mối của Ngành Giao thông. Cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đã có kinh nghiệm thực tế về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là số làm nhiệm vụ sát hạch viên sẽ được đào tạo, tập huấn theo chuẩn các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản. Từ ngày 01/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được triển khai, Bộ Công an vận hành, quản lý, kết nối với cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông trong đó có cơ sở dữ liệu về người điều khiển phương tiện, do đó việc chuyển giao nhiệm vụ sẽ bảo đảm quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe được thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Quá trình chuyển giao, Bộ Công an dự kiến phân công, phân cấp cấp Bộ sẽ tiếp nhận chức năng quản lý của Tổng cục đường bộ; cấp địa phương sẽ tiếp nhận chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. Cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện làm nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp quản lý giấy phép lái xe.

Như vậy, thực hiện đúng theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, căn cứ bộ máy tổ chức và biên chế hiện tại của các Bộ, ngành thì việc chuyển giao sẽ đảm bảo đúng quy định, phù họp với điều kiện thực tiễn, không phát sinh tổ chức bộ máy, biên chế lực lượng, đảm bảo tính khả thi, chuyên môn hóa, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

- Hệ thống Cơ sở đào tạo lải xe, Trung tâm sát hạch lái xe

Thực hiện Nghị định 65/2016/NĐ-CP và Nghị định 138/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe được xác định là loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở đào tạo lái xe ô tô là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô. Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ cho thuê sân sát hạch. Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang quản lý 328 cơ sở đào tạo lái xe, 121 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe hiện nay được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, hoạt động độc lập, là một loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở vật chất được đầu tư từ nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, được tự chủ thu chi, nguồn nhân lực, do đó việc thay đổi cơ quan quản lý không ảnh hưởng đến các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe đã được xây dựng.

Các chính sách quy định trong Dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xây dựng theo hướng sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa theo Luật đầu tư, tạo điều kiện về mọi mặt nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo, xây dựng trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Tiếp tục kế thừa, phát huy những ưu điểm, thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe.

- Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ công tác quản lý giấy phép lái xe

Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 35 triệu giấy phép lái xe mô tô, 5 triêu giấy phép lái xe ô tô, 28 nghìn chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Quản lý cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe được chia làm 2 cấp: Trung ương (Tổng cục đường bộ) và địa phương (Sở GTVT). Gồm 12 phần mềm quản lý từ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe, hình thành Cổng thông tin điện tử về giấy phép lái xe. Bộ Giao thông vận tải đã trang bị phòng máy chủ tại Tổng cục đường bộ, các máy trạm đặt tại các điểm cấp đổi của Tổng cục đường bộ và Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, có kết nối thống qua đường truyền mạng. Hiện công tác cấp đối GPLX đã được áp dụng dịch vụ công mức độ 3,4 trên cổng thông tin điện tử.

Để phục vụ công tác quản lý, hiện Bộ Công an đã đầu tư, triển khai và lắp đặt hệ thống hơn 700 điểm đăng ký quản lý phương tiện tại 63 địa phương, phân cấp quản lý thành 3 cấp từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện; xây dựng phần mềm quản lý Giấy phép lái xe và phần mềm in thẻ nhựa tại 63 Công an các địa phưong để cấp và quản lý giấy phép lái xe trong Công an nhân dân. Định hướng công tác quản lý giấy phép lái xe sẽ được phân cấp đến Công an cấp huyện, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại của người dân sẽ được thực hiện từ cấp xã (hiện đã là lực lượng Công an chính quy); sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ triển khai cấp, đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công, kết hợp tiếp nhận hồ sơ theo phương pháp thủ công dành cho người dân thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn chưa phát triển về khoa học, công nghệ. Các cơ sở vật chất, hạ tầng, phần mềm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của Bộ Công an hiện nay đủ điều kiện để nâng cấp, kết nối tiếp nhận hệ thống dữ liệu quản lý từ Bộ Giao thông vận tải, thực hiện cấp, đổi, quản lý giấy phép lái xe cho người dân, đảm bảo quá trình tiếp nhận đưa vào hoạt động sẽ không phát sinh thêm đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ hạ tầng. Bộ Công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý người điều khiển phương tiện đồng bộ với dữ liệu dân cư, sức khỏe người lái xe, xử lý vi phạm theo chỉ đạo của Chính phủ.

 Tác động với xã hội

- Đối với người dân: Việc chuyển giao cơ quan quản lý được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Người lái xe tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại. Bên cạnh đó người dân tiếp tục được thụ hưởng những chính sách xã hội hóa của nhà nước, được tiếp cận tiến bộ khoa học trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được sử dụng những dữ liệu liên quan đến cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe, được lựa chọn hình thức học, lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo viên dạy lái, trung tâm sát hạch lái xe, cơ quan cấp, đối giấy phép lái xe theo điều kiện, nhu cầu cá nhân, đảm bảo tiết kiệm về thời gian, kinh phí, nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Ngoài những trường hợp đăng ký qua mạng, người dân có thể đăng ký đổi theo hình thức thủ công nộp hồ sơ từ Công an cấp xã đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân.

- Đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân kỉnh doanh dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe: Bộ Công an sẽ tiếp tục thực hiện xã hội hóa theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, hoạt động đào tạo lái xe và dịch vụ cung cấp cơ sở vật chất (trung tâm sát hạch lái xe) phục vụ công tác sát hạch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, theo đó các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật sẽ tiếp tục được tham gia ngành nghề này. Bộ Công an sẽ xây dựng chính sách theo hướng quản lý chặt chẽ chất lượng của người lái xe tham gia giao thông qua hoạt động tổ chức sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện sau sát hạch.


Sự hiệu quả, hợp lý

Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi Dự thảo Luật được đăng trên cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, đã được đa số ý kiến đồng tình, ủng hộ, một số ít còn băn khoăn

Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi Dự thảo Luật được đăng trên cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, đã được đa số ý kiến đồng tình, ủng hộ, một số ít còn băn khoăn hoặc đề nghị có đánh giá tác động cụ thể khi chuyển giao.

Phần lớn các ý kiến ủng hộ khi công tác này được chuyển giao cho Ngành Công an thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ theo xu thế hiện nay, có sự kết nối liên thông giữa các bộ, ngành bảo đảm khách quan, chặt chẽ. Ngành Công an thông qua thực tiễn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để biên soạn, bổ sung các nội dung, chương trình đào tạo, biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng công tác sát hạch để khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý, đánh giá thực chất tình trạng chất lượng lái xe về ý thức, kiến thức, kỹ năng điều khiển, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, nguyên nhân tai nạn giao thông. Quá trình thay đổi cơ quan quản lý không có tác động, ảnh hưởng nhiều đến các chủ thể liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý giấy phép lái xe, người dân được hưởng các lợi ích thiết thực và quan trọng nhất xác định rõ Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, là hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do tai nạn giao thông gây ra./.

  

CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE KHI BAN HÀNH LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ LÀ PHÙ HỢP VÀ CẦN THIẾT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY. 

KỲ 1: SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ CỦA VIỆC CHUYỂN GIAO 

Việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an là phù hợp với mục tiêu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một nội dung của bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo vệ quyền con người. Các thành tố chính để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm: người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện giao thông, người và phương tiện kết nối với hạ tầng giao thông. Trong đó, người điều khiển phương tiện giao thông vừa là chủ thể cần bảo vệ, vừa là nhân tố chính gây mất an toàn giao thông. Do đó để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phải quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe.

Hành vi của người tham gia giao thông là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành nội hàm khái niệm “bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ”. Theo thống kê từ năm 2009 đến nay, tai nạn giao thông ở Việt Nam xảy ra trên 334 nghìn vụ, làm chết 101 nghìn người, làm bị thương trên 336 nghìn người. Đáng chú ý nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chủ yếu chiếm trên 90% số vụ, trong đó nhiều lái xe có kỹ năng điều khiển, kiến thức pháp luật an toàn giao thông và ý thức tự giác chấp hành pháp luật còn kém. Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, lực lượng Công an đã phát hiện và xử lý rất nhiều trường hợp lái xe dương tính với ma túy, vi phạm nồng độ cồn, sử dụng giấy phép lái xe giả...đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, gây bức xúc dư luận, rất đáng báo động trong thời gian qua. Tình trạng coi thường pháp luật, chống người thi hành công vụ, gây tai nạn giao thông bỏ chạy, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, ma túy... diễn biến rất phức tạp.


Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý quá trình chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ là các nội dung quan trọng, xuyên suốt, quyết định kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe khi tham gia giao thông, quyết định đến trật tự an toàn giao thông và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Quá trình xây dựng các điều khoản về quản lý hành vi của người tham gia giao thông liên quan đến các khâu từ đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe quy định trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968 và tham khảo luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, trước khi ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2001, tại các văn bản quy phạm pháp luật các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (trong đó có công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe) được tách bạch với việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, lực lượng Công an có nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cụ thể: Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1962; Nghị định số 348 ngày 03/12/1955 ban hành luật đi đường bộ; Quyết định liên bộ số 176 ngày 09/12/1989 ban hành điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ; Nghị định 36 ngày 29/5/1995 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

Như vậy, việc quy định vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách, nội dung bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhằm khắc phục những hạn chế bất cập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác tổ chức thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra với mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền con người, phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông; lập lại kỷ cương, nề nếp xây dựng nền giao thông thông minh, tôn trọng pháp luật; quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán từ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe. Do đó, việc chuyển giao nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an là phù hợp với mục tiêu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông.

Còn tiếp (Kỳ 2: Đánh giá tác động và sự hợp lý của việc chuyển giao)


Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Điều kỳ diệu ở Rào Trăng

Không có điều kỳ diệu nào cả
Hôm nay các anh vẫn về
Vẫn ngôi sao vàng và ve áo đỏ
Bùn đất lấp vùi cơn tỉnh cơn mê.

Mới vừa bảy mươi hai giờ trước
Chỉ một mệnh lệnh lên đường
Nơi dân đang cần là ta sẽ bước
Dẫu biết rằng khó tránh khỏi… tai ương !

Kia vị tướng quân đang dẫn đoàn đi trước
Theo sau anh cán bộ huyện chỉ đường
Có đồng chí sĩ quan mang cả lời hẹn ước
Chờ ngày về khao mới được… nâng lương.

Rào Trăng đêm ấy không ai ngủ
Hồng hộc cơn tức giận của sơn thần
Đoàn người dừng chân chưa kịp thở
Bóng tử thần chùm lên một tấm chăn.

Chỉ còn lại cành cây và đất đá
Dưới lớp bùn non mũ cối, bi đông
Phía xa xa người đồng đội gục ngã
Khản tiếng gào “có ai nghe thấy không” ?

Anh em ở nhà đừng chờ nữa
Hôm nay ngày truyền thống Quân khu
Chúng tao còn việc dân đang dở
Gặp chúng mày sau, xin uống chén rượu bù.

Mẹ ơi con chưa về nhà được
Em ơi anh lỡ dở đoạn đường
Cứ khi nào đến mùa con nước
Bố sẽ về thăm các con theo làn khói hương !

Rào Trăng ngày mai bừng tỉnh lại
Núi đồi cây cối sẽ xanh tươi
Hóa thân thành đất rừng mãi mãi
Điều kỳ diệu chính là các anh rồi !

PS: Cuối cùng các đồng chí cũng về đông đủ trong Ngày truyền thống 75 năm Lực lượng Vũ trang Quân khu 4 (15/10/1945 - 15/10/2020).



Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

 

Công ước quốc tế: Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam sai phạm nghiêm trọng!

         Lợi dụng phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, mới đây, trang facebook Việt Tân có đăng bài “Tổ chức Theo dõi nhân quyền yêu cầu CSVN để các nhà quan sát quốc tế tham dự tòa Đồng Tâm” của Lê Ánh. Trích lời ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) nói ngay trước phiên tòa sơ thẩm, rằng: “Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO, theo dõi phiên tòa, và chấm dứt việc sách nhiễu, theo dõi thân nhân, gia đình của các bị cáo”.
Cần phải khẳng định rằng, việc làm của HRW là hết sức lố bịch, đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng ta đều biết, tổ chức HRW được thành lập với mục đích là cùng với một số tổ chức quốc tế khác có chung tôn chỉ, mục đích chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền. Tuy nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng tổ chức này thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu quá nhiều chi phối từ Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Chẳng hạn Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những động thái tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này. Tương tự, do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, cũng như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc nên Chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Không phải ngẫu nhiên mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái Lan; Chính phủ nước này buộc phải làm điều ấy là vì thông qua trang web này, HRW thường xuyên đội lốt “theo dõi nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động, vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. HRW còn bị nhiều quốc gia, như: Liên bang Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria,... chỉ trích, phản đối với những nội dung và mức độ khác nhau, vì đã can thiệp, làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này.
Trong khi đó, ngay trên đất Mỹ nơi HRW đặt trụ sở thì vấn đề nhân quyền luôn đươc nhìn nhận là “vùng trũng” của thế giới. Hằng năm, cảnh sát Mỹ bắn chết hơn 1.000 người ngay tại những nơi mà không cần phải xét xử; nhất là trong những ngày đầu năm 2020 này, xuất phát từ vụ công dân Mỹ gốc Phi George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết đã và đang thổi bùng các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, từ đó dấy lên các cuộc bạo loạn, cướp bóc, đốt phá trên khắp nước Mỹ, cho đến nay vẫn còn là vấn đề đau đầu của Nhà trắng,… thế nhưng HRW không hề lên tiếng!
Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, toàn bộ vụ việc đã được cơ quan điều tra kết luận rõ ràng với những chứng cứ xác thực và sự thừa nhận của chính các bị can trong vụ án. Thực tế là, sau 04 ngày phiên tòa diễn ra, quá trình xét hỏi tại phiên toà, chính sự thành khẩn của các bị cáo (trong số 29 bị cáo hầu toà, có 25 bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”, 04 bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ) đã khiến đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố khi luận tội, đã cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đề nghị Hội đồng xét xử chuyển tội danh từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ” đối với 19 bị cáo. Việc đề nghị chuyển tội danh như vậy của Viện kiểm sát đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam đối với các bị cáo. Vậy thì, HRW lấy tư cách gì mà yêu cầu Nhà nước Việt Nam cho quan sát quốc tế độc lập theo dõi phiên tòa?
          Rõ ràng, HRW đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác trong các điều ước quốc tế. Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc (năm 1945), lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Sau đó, tại Nghị quyết 2625 (năm 1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn, đó là: “Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác”. Sự công tâm hay “thượng tôn” pháp luật trong vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án công minh, tương ứng với những gì các bị can đã gây ra trên cơ sở sự thật khách quan. Đây là việc pháp luật của Việt Nam xử lý những công dân vi phạm để bảo đảm an ninh, trật tự của quốc gia, đó là công việc nội bộ của Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng sẽ phải làm như vậy. Thế nên, HRW đừng đội lốt “theo dõi nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, bởi vì đó là việc làm trái với công ước quốc tế./.

Ghê thật

        Ngày 29/9, trên trang faceboock Tiếng Dân có bài: “Tôi chọc ngoáy Hội Triết học VN và xin làm trợ thủ cho bác Nguyễn Đình Cống” của Trần Đắng. Theo như anh ta tự giới thiệu là “ở miền Trung VN, nam, tuổi trung niên, lớn lên trong thời bao cấp” và “15 tuổi tôi đã đọc, hiểu hết triết học Mác - Lênin”. Gớm chưa! Mới 15 tuổi mà đã “hiểu hết triết học Mác - Lênin” bằng tự đọc. Đó chẳng phải là “thần đồng” sao! Là “thần đồng” thì nhiều người đã biết đến; nếu không thì chỉ là người hoang tưởng. Trần Đắng không biết thuộc loại nào đây? Với cái tên mới hoắc này và xem cách anh ta lý giải thì Tre Việt nhận thấy, đích thị Trần Đắng là người hoang tưởng.

          Thật vậy, mới 15 tuổi, tự đọc mà “hiểu hết triết học Mác – Lênin”, trong khi những người chuyên nghiên cứu về triết học này phải mất nhiều năm, những người nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác – Lênin cũng không dám nhận là “hiểu hết” triết học Mác – Lênin. Không biết Trần Đắng đọc được bao nhiêu sách về triết học Mác – Lênin mà dám nhận là “hiểu hết”. Ghê chưa!

          Hãy xem “hiểu hết triết học Mác – Lênin” của anh ta là như thế nào?

          Trần Đắng dẫn quy luật phủ định cái phủ định của triết học Mác – Lênin, rồi cho rằng: “Ph. Ăng-ghen viết: Lấy ví dụ một hạt lúa. Trong quá trình phát triển của nó, nó biến thành cây lúa. Như vậy cây lúa phủ định hạt lúa. Cây lúa phát triển đến mức cao nhất thì bị phủ định, cho ra hạt lúa trở lại, nhưng trên cơ sở cao hơn là nhiều hạt lúa hơn.

Xã hội loài người cũng vậy. Đầu tiên là chế độ cộng sản nguyên thủy. Phủ định CS nguyên thủy là các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản. Phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến & tư bản là chế độ cộng sản trở lại, nhưng trên cơ sở cao hơn là chế độ cộng sản khoa học.

Như vậy, tất yếu, loài người tiến lên xã hội cộng sản khoa học. Con đường phát triển của vạn vật là hình xoáy trôn ốc, là sự vật lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quy luật phủ định của phủ định là vậy”. Thế rồi, Trần Đắng “chỉ ra cái sai”: “Hạt lúa có tính di truyền & biến dị, mà biến dị thì đa hướng, có thể cho ra cây lúa còi, hạt lép, cây không chống được sâu bệnh, không chịu hạn, không chịu được gió lớn,... Vậy nói cây lúa càng ngày càng hoàn thiện tức tốt hơn trước là sai.

Coi các video clip ở youtube về thiên văn, vũ trụ, ta thấy vũ trụ rất vô thường, tức đa hướng. Vũ trụ đi theo hướng tốt, hướng đi lên, hướng phát triển hoàn thiện nào nhỉ? Không có! Trái đất ta đang sống, bất cứ đâu & bất cứ khi nào cũng có thể bị động đất làm vợ (chồng) con ta chết, ta bị thương nặng thì “hoàn thiện” à?”

          Vậy hỏi Trần Đắng, từ hạt thóc đến cây lúa không phát triển thì sao dân số trong nước và thế giới ngày càng tăng mà vẫn đảm bảo được cơm ăn cho con người? Trong quá trình phát triển, một số ít cây lúa bị chết vì bệnh, có cây còi cọc,... nhưng đa số cây lúa phát triển, cho con người mùa màng có năng suất tốt. Trái đất không được ngày càng hoàn thiện thì làm sao từ chỗ không có sự sống đến có sự sống đơn bào, đa bào và đến sự phát triển như con người ngày nay? Cứ theo cách Trần Đắng lấy ví dụ, xin hỏi ông: ngày có trước hay đêm có trước? Tương tự như vậy, quả trứng có trước hay con gà có trước?

Từ đó, Trần Đắng võ đoán: “Một nguyên lý trong hai nguyên lý chính (triết học Mác - Lênin) sai, một quy luật chính sai, suy ra triết học Mác - Lênin là triết học sai. Tôi chốt lại kết luận: Vũ trụ, trái đất, sự việc, lịch sử, tư duy của chúng ta KHÔNG PHÁT TRIỂN mà là ĐA HƯỚNG. Tranh luận của CS các ông với tôi chỉ cần quanh câu này thôi”.

Tre Việt không phải là nhà triết học, chỉ biết chút ít về triết học Mác – Lênin, nhưng thấy rằng, đúng là cái “hiểu hết” của Trần Đắng có vấn đề. Ông ta hiểu triết học Mác - Lênin một cách siêu hình, sơ cứng. Xu hướng của mọi sự vật là phát triển, nhưng không phải theo đường thẳng mà quanh co theo hình xoáy ốc, nhắc lại là xoáy ốc chứ không phải “xoáy trôn ốc” như Trần Đắng viết. Vì  “xoáy trôn ốc” thì phải có điểm dừng ở đỉnh trôn ốc. Triết học Mác – Lênin không viết thế. Vòng xoáy ốc to nhỏ khác nhau, không đều nhau phụ thuộc vào sự khó khăn, phức tạp của cái phủ định. Nhưng sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc thì không có điểm dừng. Chính vì sự phát triển của sự vật, hiện tượng theo “đa hướng”, nhưng các hướng không đều nhau, tổng hợp của các hướng (các véc tơ lực) tạo thành đường quanh co, với xu hướng là đi lên, phát triển. Vì thế mà không thể quả quyết sự vật, hiện tượng “KHÔNG PHÁT TRIỂN” để phủ nhận triết học Mác – Lênin, rộng ra là phủ nhận lý luận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng./.