Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

Dù ở thời nào thanh niên vẫn là lực lượng xung kích của dân tộc


Mấy hôm nay, lợi dụng việc ông Võ Văn Thưởng bị thôi các chức vụ, các loa tuyên truyền phản động trên mạng xã hội liền bâu vào rào rào, xì xầm như đám nhặng xanh, xuyên tạc, nói xấu đủ điều. Chúng lu loa rằng: chính trị Việt Nam loạn; cuộc chiến tranh giành ghế TBT trong nội bộ chóp bu của đảng; miền Nam hết quyền lực; Đoàn phái hết cơ…

Những lời nhục mạ chính trị Việt Nam như trên đúng là một thứ xú khí trong đống rác rưởi chính trị của bọn khoác áo dân chủ, mang tội phản dân hại nước, bôi bùn vào bàn thờ Tổ quốc.

Ở đây, không nói rộng ra các vấn đề khác, mà chỉ nói về vấn đề mà bọn tuyên truyền phản động âm mưu đạp đổ biểu tượng tuổi trẻ dân tộc.

1.Còn nhớ trong lịch sử nước ta, từ buổi đầu dựng nước đi đôi với giữ nước, truyền thuyết Bọc trứng Âu Cơ đã phản ánh trong nhân gian về cội nguồn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mẹ Tiên cùng 50 người con ở lại vùng núi rừng để mở mang đất nước; Cha Rồng cùng 50 người con xuống biển để làm chủ biển cả. Như vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử dân tộc, tuổi trẻ đã trở thành lực lượng khai sơn, trị thủy, tạo dựng cơ đồ của nước Văn Lang tự lực, tự cường. Truyền thuyết Sơn tinh, Thủy tinh cũng là một dạng phản ánh sức mạnh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên người Việt. Truyền thuyết Thánh Gióng, càng thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam thời Hùng Vương dựng nước; dựa vào sức mạnh cộng đồng để làm nên đại thắng, tan giặc rồi chẳng màng lợi lộc. Những trai tráng dầm mình đóng cọc bày trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đã góp phần mang lại hào khí Bạch Đằng giang năm 939, tạo bước ngoặt đưa nước nhà thoát khỏi hơn ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài, tự chủ của nước ta. Đặc biệt, với tấm gương Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng thời Trần, càng tô đẹp khí phách anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Trong đêm trường nô lệ bởi ách đô hộ thực dân, phong kiến từ nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, có biết bao tấm gương nghĩa hiệp, dám hy sinh thân mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Trong phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế, trong phong trào nông dân, phong trào công nhân, kể cả những cuộc đấu tranh theo tư tưởng dân chủ tư sản, lực lượng thanh niên luôn tiên phong. Những nhân tố ưu tú nhất trong phong trào Đông Du đã gieo mầm cho khuynh hướng cứu nước mới. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục là sự khát khao của người trẻ tuổi muốn làm giàu tri thức, muốn bồi đắp chí khí cho muôn dân. Có một người thanh niên đặc biệt mang tên Nguyễn Tất Thành, đã ấp ủ khát vọng tìm đường cứu nước, đã quyết chí ra đi để xem người ta làm thế nào có được tự do, bình đẳng, bác ái rồi sẽ trở về cứu đồng bào ta. Con người ấy đã thành công trên đường đời, nhưng không phải để thành danh cho riêng mình mà là thành công sự nghiệp cách mạng vĩ đại “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

2.Vào đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ XX, nhiều người Việt Nam tuổi còn trẻ, nhưng chí lớn chẳng còn non trẻ, họ bí mật xuất dương sang Quảng Châuđể tìmkiếm ánh sáng chân lý cách mạng, ở xứ người, họ liên kết với nhau trong tổ chức Tâm Tâm xã do Phan Bội Châu khởi xướng (hàm ý cùng một chí hướng cứu nước). May mắn, vào thời điểm đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu để gây dựng phong trào cách mạng, truyền bá  lý luận các mạng, chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập (tháng 6 năm 1925) từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã  đã được Người giác ngộ. Trong số các thành viên lớp đầu của tổ chức tiền thân cho chính Đảng về sau, có Hồ Tùng MậuLê Hồng SơnLê Hồng PhongVương Thúc OánhTrương Vân LĩnhLưu Quốc LongLâm Đức ThụNguyễn Thanh Phúc. Những con người nêu đã trở thành Đảng bậc tiền bối của Đảng, cách mạng nước ta.

Ngay sau khi ra đời, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên, Đảng coi đây là lực lượng xung kích trong phong trào cách mạng, là hạt giống đỏ cách mạng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, họp từ ngày 20 đến 26-3-1931 (tại nhà số 236, đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã chỉ thị cho tổ chức Đảng ở các địa phương phải quan tâm đến việc xây dựng Đoàn Thanh niên. Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Suốt chiều dài lịch sử cách mạng 93 năm, trải qua các thời kỳ lịch sử, cách mạng khác nhau, tổ chức chính trị của Đoàn Thanh niên với 7 tên gọi khác nhau, nhưng dù tên gọi là gì thì vẫn giữ được nhân lõi mục tiêu tối thượng là đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; là cánh tay phải của Đảng. Những lãnh tụ của Đảng trong thời kỳ vận động tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đều là những người trẻ tuổi (tiêu biểu như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ). Người trẻ tuổi tiêu biểu của Thanh niên chính là Lý Tự Trọng, với câu nói nổi tiếng, như tuyên ngôn đanh thép về lý tưởng cộng sản của thế hệ thanh niên tiền bối của cách mạng: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. Noi gương Lý Tự Trọng, có hàng triệu, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã xả thân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ độc lập dân tộc. Họ cũng chính là lực lượng xung kích trong dựng xây chế độ xã hội chủ nghĩa, tham gia đi đầu trong mọi phong trào thi đua ái quốc, xếp bút nghiên lên đường ra trận, viết huyết tâm thư để được vào quân ngũ, với tinh thần “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong nghĩa trang liệt sĩ ở Điện Biên, ở Trường Sơn, ở Tây Ninh, ở Vị Xuyên…đều ghi tên những chiến sĩ hy sinh khi tuổi mới đôi mươi. Ở thành cổ Quảng Trị, có những liệt sĩ tuổi chưa thành niên. Qua gần 40 năm đổi mới đất nước, lực lượng Thanh niên đã mau chóng chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ, góp phần quan trọng đưa Việt Nam bước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập sâu rộng với thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các cuộc thi quốc tế về trí tuệ, khoa học, công nghệ mà tuổi trẻ Việt Nam có mặt, đều giật giải cao, làm rạng rỡ trí tuệ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam.

Cơ đồ dân tộc có được như ngày hôm nay, vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế có được nâng cao như ngày nay, không thể phủ nhận công lao của Thanh niên qua các thời kỳ. Họ luôn xứng đáng với niềm tin tưởng, kỳ vọng của Bác Hồ kính yêu: Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

Vậy nên, những cái loa tuyên truyền phản động đừng hòng xuyên tạc, bôi nhọ truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn là lực lượng xung kích, là động lực tinh thần làm nên sức mạnh “đào núi và lấp biển”, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét