Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Nguyễn Đình Cống - kẻ vong ân, bội nghĩa

 Phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc, trong những ngày này, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023). Ấy thế mà, Nguyễn Đình Cống lại viết bài “Ngày Thương binh Liệt sĩ: Một sự thật không được nói tới” đăng trên trang “baotiengdan”, thể hiện tính chất phản động, thù địch, khi cho rằng: Nhà nước ta tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ chỉ là “thủ đoạn ngụy biện bản chất của sự hy sinh”.


Đoàn viên, thanh niên dâng hương, dâng hoa
tại phần mộ các liệt sĩ. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN.

Nguyễn Đình Cống đã cố tình quên, rằng: trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh, hiến dâng máu xương của mình cho Tổ quốc. Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang của Đảng, để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do! Riêng đối với gia đình Nguyễn Đình Cống có 05 người là liệt sĩ.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi công và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước! Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, những năm qua, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình “đền ơn đáp nghĩa”. Đây là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, tính nhân văn sâu sắc để phát huy tinh thần yêu nước thương nòi, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội, đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, như: chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ, động viên gia đình chính sách, con em thương binh, liệt sĩ, tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ và các công trình “đền ơn đáp nghĩa”, v.v. Đặc biệt, Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tiến hành vào dịp kỷ niệm ngày 27/7 năm nay tổ chức tại 63 tỉnh, thành ở tất cả các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ trong cả nước là một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những hoạt động thiết thực đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Hiện nay, đồng bào, chiến sĩ cả nước đã và đang tiếp nối những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta để tri ân, báo đáp, đền ơn đối với những gia đình có công với cách mạng, những thương binh vẫn mang trên mình những vết thương của chiến tranh. Vậy hà cớ gì mà Nguyễn Đình Cống lại vong ân đến vậy? bội nghĩa đến thế? đối với đất nước, dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và chính cả sự hy sinh của những người thân trong gia đình dòng tộc!

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Chăm sóc người có công với cách mạng - sự thực không thể xuyên tạc

 Thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam, hễ cứ vào dịp tháng 7 hằng năm, trong khi cả nước hướng về Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7 với biết bao lòng thành kính, nhớ ơn công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Chúng lợi dụng những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số địa phương để vu cáo: chính quyền không quan tâm “bỏ mặc các gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh”, nhằm hạ bệ, phủ nhận vai trò, nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chăm lo người có công.


Cần khẳng định rõ: đây là luận điệu hết sức sai trái, thể hiện bản chất phi nhân văn, phản đạo đức của các thế lực thù địch. Bởi, những thông tin sai trái phát tán trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập lờ đánh lận con đen, đánh tráo giá trị, đổi trắng thay đen, đổi đen thành trắng, nói không thành có, nói có thành không nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo hoài nghi, mất tin tưởng về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Mục đích của chúng không chỉ kích động chống phá Đảng, Nhà nước mà còn cố tình làm băng hoại truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, giảm sự chung tay của toàn xã hội trong chăm lo người có công với cách mạng, gia đình chính sách.

Thực tiễn minh chứng, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, chính sách giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XII) “Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng”, ngày 09/12/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 (Pháp lệnh) về ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021 với nhiều điểm mới nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương không ngừng hoàn thiện, bổ sung thể chế, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng; xây dựng, ban hành quy hoạch hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp nối đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã vào cuộc mạnh mẽ để chăm lo người có công với cách mạng và thân nhân của họ với nhiều nội dụng cụ thể, thiết thực, như: xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc, v.v. Đến nay, người có công với cách mạng và thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi về bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước có 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, với tổng kinh phí khoảng 10.654 tỉ đồng.

Hiện cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có trên 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho gần 08 nghìn trường hợp, đưa trên 580 nghìn lượt người có công đi điều dưỡng định kỳ và hỗ trợ giáo dục cho khoảng 40 nghìn lượt người. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương triển khai chi trả hỗ trợ khó khăn kịp thời, đầy đủ cho 994.626 đối tượng người có công với kinh phí khoảng 1.483 tỉ đồng. Mạng lưới các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng được quy hoạch tổng thể, rộng khắp trong cả nước với 65 cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí nhân sự đủ để đáp ứng cơ bản yêu cầu chăm sóc, điều dưỡng người có công, nhất là thương binh nặng. Tính đến năm 2022, cả nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và trên 3.000 công trình ghi công liệt sĩ trên khắp cả nước. Tất cả Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống luôn được chăm lo đời sống bằng nhiều việc làm cụ thể như tặng quà, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà tình nghĩa; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời, v.v.

Những việc làm thiết thực, cụ thể, hiệu quả trên đã góp phần ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công. Sự thực đó không thể xuyên tạc và là minh chứng phản bác mọi xuyên tạc của kẻ xấu về chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của toàn xã hội đối với những người đã cống hiến cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc./.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Trung quy là vẫn đòi Việt Nam đa nguyên, đa đảng chứ gì?

Chẳng có gì mới lạ trong bài viết “Từ thầy bói xem voi đến dân chủ đa nguyên” của Trương Sỏi đăng trên Thông Luận ngày 4/7/2023 ngoài việc cố tình xuyên tạc sự thật về tình hình của đất nước và vai trò lãnh đạo của Đảng để đi đến kêu gọi, đòi thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập ở Việt Nam.



Thứ nhất, câu chuyện “Thầy bói xem voi” mà Trương Sỏi mượn trích dẫn trong bài viết này vốn là một truyện ngụ ngôn, phê phán những thầy bói chỉ mới sờ vào bộ phận của con voi mà đã kết luận toàn thể về nó, cũng như việc có người chỉ nhìn vào một hiện tượng đã vội quy chụp đó là bản chất của vấn đề. Có điều, nói vậy mà không phải vậy khi Trương Sỏi mào đầu rằng đây chính là “một câu chuyện dân gian đã rất cũ, nhưng thực sự nếu chúng ta hiểu rõ được hàm ý sâu xa của nó thì có lẽ chúng ta sẽ tránh được rất nhiều mâu thuẫn và xung đột không đáng có trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ đa nguyên cho đất nước ngày nay”.

“Cuộc đấu tranh vì dân chủ” mà Trương Sỏi nói đến chính là đòi dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Nhưng khi đòi thực hiện dân chủ đa nguyên ở Việt Nam, Trương Sỏi cũng chỉ là một thầy bói nói dựa như câu chuyện “Thầy bói xem voi”, bởi đâu phải ai cũng giống như Sỏi, cũng mong muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thay vào đó là thực thi dân chủ tư sản, với đa nguyên chính trị.

Thực tế là, có thể “thầy bói Sỏi” cần đa nguyên, đa đảng nhưng nhân dân Việt Nam thì không cần, bởi người dân hiểu rất rõ rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì những cảnh đời cơ cực tối mò “như đêm 30 không có đường ra” của những phận người nô lệ với những nhà tù nhiều hơn trường học; thuốc phiện, rượu lậu nhiều hơn cơm, ngô, khoai… vẫn còn chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Vì thế mà, Trương Sỏi đã nói đúng về mình rằng “mỗi chúng ta đều là những “thầy bói mù” ở trong đời, đều nhìn cuộc sống qua cái lăng kính riêng của chúng ta” khi đưa ra vấn đề dân chủ đa nguyên ở Việt Nam hiện nay.

Song Trương Sỏi lại sai, rất sai khi cho rằng “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo nên một đống đổ nát trên đất nước Việt Nam về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – sự tan tác và kiệt quệ trong lòng mỗi người con dân nước Việt, dù người đó ở trong nước hay đang ở hải ngoại”. Bởi, những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại… của Việt Nam trong 9 thập niên Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong ổn định và phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19… chính là sự thật. Và sự thật này, Trương Sỏi hãy tìm đọc rồi hãy quy kết, nhận định nhé.

Thứ hai, việc Trương Sỏi cho rằng ai cũng “nhìn thấy rõ ràng thực trạng tan nát một cách bi thảm của đất nước Việt Nam ngày nay. Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền cai trị bằng bạo lực và các chính sách ngu dân” là bịa đặt, sai sự thật. Bởi, chính Sỏi cũng “đã bị định kiến che mờ lý trí và cũng mang nặng bản ngã, hay “cái tôi” quá cao, tự cho mình là quan trọng nhất, là đúng đắn nhất”, nên đã vội vàng kết luận mà không xem xét đúng mọi vấn đề liên quan đến vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng; đến đường lối, chủ trương của Đảng đã mang lại những gì cho đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam hơn 93 năm qua.

Trương Sỏi không chỉ không nhìn nhận đúng thực chất vấn đề mà còn “chẳng thèm lắng nghe ai” khi cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “là một tập đoàn chiếm đóng và cai trị Việt Nam”, “đã và đang chà đạp, coi thường và cướp bóc của người dân Việt Nam không từ một cái gì”. Chắc chắn những nhận định của Trương Sỏi đều không phải là cái bản chất, cái thực tế đang diễn ra, mà chỉ là sự quy nạp từ một vài hiện tượng đơn lẻ trong đời sống hằng ngày. Còn thì, Đảng và Nhà nước luôn lắng nghe những ý kiến tâm huyết, những đóng góp hữu ích của bất cứ cá nhân, tổ chức nào miễn là những ý kiến, những đóng góp đó ích quốc lợi dân, không vi phạm Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, những người nhân danh tự do, dân chủ mà đã và đang vi phạm Điều 117, Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tất yếu phải chịu sự xử lý nghiêm minh, chứ không phải vì “họ nhỏ nhoi, ít ỏi và đơn độc”.

Hơn nữa, để đi đến phủ nhận, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trương Sỏi cũng giống như những người nhân danh dân chủ, yêu nước vẫn từ chiều trò “bài Trung” để xuyên tạc rằng “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang phá hoại đất nước Việt Nam và thần phục Trung Quốc – kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam – và dâng biển đảo của Tổ quốc cho ngoại bang”. Trong khi nhận định như vậy, Trương Sỏi không hề nghiên cứu vị thế địa chính trị của Việt Nam và Trung Quốc và không hiểu được rằng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 quốc gia tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính. Tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Ðông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Nói để Trương Sỏi biết là, trong từ điển đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam không có hai từ “thần phục”, mà là “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam” trên cơ sở các nguyên tắc: 1) Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. 2) thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. 3) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Vì thế, Việt Nam không “thần phục Trung Quốc” mà là thực hiện quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Phải khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc, chứ không phải là “đã và đang biến dân tộc Việt Nam dần trở thành một giống loài đầy bệnh tật, bạc nhược, dối trá và suy đồi” hay “đang cưỡng bức dân tộc Việt Nam đi đến bờ vực của sự diệt vong” như luận điệu phản động mà Trương Sỏi vu khống. Dù vẫn còn những khó khăn, thử thách phải đối mặt, những chông gai, khúc khuỷu phải vượt qua, nhưng với đường lối, chủ trương của Đảng; với sự đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, thống nhất của toàn dân và toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam nhất định sẽ phát triển bền vững, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ được hòa bình, độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Thế giới dù đầy biến động, song đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như đã lựa chọn từ mùa Xuân năm 1930. Không ai có thể nhân danh dân chủ, yêu nước để phủ nhận và đi đến đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như không thể bôi đen sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của Việt Nam để đòi thực hiện dân chủ đa nguyên. Một dân tộc Việt Nam ngày càng khẳng định được uy tín, vị thế, vai trò của quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế thì chắc chắn không ở vào “tình trạng nguy kịch” như Trương Sỏi bịa đặt. Vì thế, cũng không cần ai, càng không cần những người như Trương sỏi kêu gào, kích động nhân tâm để “cứu vãn” cái gọi là “tình trạng nguy kịch” của đất nước mà Trương Sỏi đã bôi đen, bịa đặt, vu khống./.

 

Tại sao không?

Mạng Internet - Minh họa


Dư luận đang xôn xao về một số đề xuất mới của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Một trong những đề xuất đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet có trách nhiệm từ chối hoặc ngừng cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu từ Bộ đối với người dùng vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Bình luận về việc này, đài VOA tiếng Việt viết rằng: “Đây là một sự leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng vốn đã hà khắc ở Việt Nam”. Một số trang tiếng Việt của báo chí phương Tây và tài khoản cá nhân cũng có những bình luận xuyên tạc, đại loại như:  “Một quyết định vô lý”, “Chính sách này nếu được thông qua sẽ là một lùi lớn về nhân quyền, tự do ngôn luận của Việt Nam”, “Việt Nam đang quyết triệt tiêu những tiếng nói phản biện trong xã hội”, “Ngắt mạng để bảo vệ chế độ độc tài”….

Đề xuất nói trên của Bộ Thông tin và Truyền thông mới nghe có vẻ như hơi “rắn quá mức cần thiết”, nhưng thực ra đó là một chuyện hết sức bình thường. Nó cũng chẳng khác gì việc một số hành khách đi máy bay có hành vi vi phạm bị các hãng hàng không cấm bay, hoặc tương tự như những khách hàng cố tình vi phạm bị các công ty dịch vụ điện, nước… từ chối cung cấp dịch vụ.

Chẳng lẽ một nhà nước có chủ quyền lại phải nhân nhượng mãi đối với những cá nhân, tổ chức cố tình đăng tin, bài xuyên tạc về tình hình trong nước, nói xấu chế độ, nói xấu lãnh đạo, tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng chung đến cả xã hội. Chẳng lẽ một cộng đồng mạng gần 80 triệu người ở Việt Nam lại phải khoanh tay đứng nhìn một số tổ chức, cá nhân mặc sức hoành hành trên không gian mạng mà không có cách nào ngăn chặn hiệu quả.

Trên thực tế, thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang áp dụng khá nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý những thông tin xấu độc trên MXH, tuy nhiên cho đến nay tình trạng vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Trên không gian mạng tràn ngập tin giả, tin rác, thông tin chưa được kiểm chứng, những hình ảnh bị cắt ghép, chỉnh sửa. Những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật và những vụ việc phức tạp nảy sinh trong nước, đặc biệt liên quan đến tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đấu tranh chống tham nhũng, Biển Đông…bị các thế lực chống phá triệt để lợi dụng để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc tình hình trong nước, đường lối đối ngoại của Việt Nam, xuyên tạc lịch sử dân tộc, kích động dư luận trong nước, tạo ra những cản trở đối với sự phát triển của đất nước.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, những đề xuất mới mà cơ quan này vừa trình Chính phủ, trong đó có việc ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với một số cá nhân, tổ chức, là nhằm xử lý nhanh và hiệu quả hơn nữa đối với vi phạm trên môi trường mạng và đó là yêu cầu cấp thiết.

Rất nhiều nước khác trên thế giới cũng phải đưa ra những biện pháp mạnh tay để quản lý không gian mạng một cách hiệu quả. Theo Luật tăng cường an toàn trực tuyến của Singapore, các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu cho các nền tảng MXH phải xóa bỏ những nội dung xấu độc. Nếu các MXH  này từ chối gỡ bỏ thì nước này sẽ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet chặn quyền truy cập của người dùng ở Singapore đối với các mạng này. Ngoài ra, họ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu đô la Singapore, khoảng 715 nghìn USD.

Rõ ràng là, những đề xuất mới mà Bộ Thông tin  và Truyền thông vừa đưa ra là cần thiết và đúng lúc. Dự thảo sẽ được công bố và lấy ý kiến, nhưng có cơ sở để tin rằng những đề xuất mới này sẽ nhận được sụ ủng hộ rộng rãi của người dân trong nước. Nói như một cư dân mạng thì “Xử lý những đối tượng vi phạm trên mạng, những người kiếm tiền bằng cách gian lận, bằng nội dung bẩn, độc hại… là việc làm không chỉ cần thiết, mà cần phải mạnh tay. Người dân chúng tôi không chỉ ủng hộ mà còn thúc giục các cơ quan chức năng phải làm nhanh, làm triệt để và không được “đánh trống bỏ dùi”./.

 


Đề nghị thu hồi lại "Tiến Sỹ Giấy" - MẠC VĂN TRANG

                  Mạc Văn Trang – tự nhận mình là đấu tranh dân chủ, nhưng luôn thể hiện thái độ “bài Trung” cực đoan, phàm thấy bất cứ việc gì diễn ra ở Việt Nam có liên quan đến Trung Quốc đều chọc ngoáy, công kích.

                Mới đây (12/07), Mạc Văn Trang có bài “khắc nhập, khắc tách” đăng bài trên Facebook Việt Tân bày tỏ quan điểm về việc cải cách các đơn vị hành chính ở Việt Nam. Trang cho rằng Đảng, Nhà nước ta từng có sai lầm về việc tách các tỉnh, huyện, xã; nay lại nhập lại là nối tiếp sai lầm; phê phán Bộ trưởng Bộ Nội vụ có những “phát biểu tâm thần” về vấn đề này. Quan điểm cá nhân đó thể hiện Trang không hiểu gì về tổ chức bộ máy hành chính và quản trị xã hội, thế mà lại “nói càn”.


Để tổ chức được một bộ máy hành chính phù hợp thì cần nghiên cứu, cân đối rất nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội. Nhưng cốt lõi vẫn là 02 nội dung là: tầm hạn quản trị và đối tượng quản trị. Đối tượng quản trị rất đa dạng, phong phú như: con người; tổ chức; diện tích đất, rừng; vật nuôi; mỏ, khoáng sản; hoạt động du lịch; các công ty, doanh nghiêp, v.v. Tầm hạn quản trị là khả năng mà nhà quản trị hoặc tổ chức có thể kiểm soát được số lượng đối tượng quản trị, như: số lượng người; số lượng hàng hóa; số lượng cây trồng, vật nuôi; chất lượng các quy trình hoạt động, v.v. Nó phụ thuộc vào: kết cấu bộ máy; trình độ, năng lực của cán bộ; cơ chế vận hành; độ tối ưu các giải pháp, quy trình thực hiện; văn hóa công sở; cơ sở vật chất hạ tầng và các công cụ hỗ trợ. Trước đây, sau khi thống nhất đất nước, cấp ủy, chính quyền các cấp quản lý đơn vị hành chính quá rộng, trong khi giao thông rất khó khăn, thiếu phương tiện cơ giới nghiêm trọng, hệ thống quy chế, quy định lỏng lẻo, mẫu biểu hành chính không thống nhất, cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, văn hóa vùng miền còn nặng nề,... nên công tác quản lý gặp muôn vàn khó khăn. Các chính sách của Nhà nước chậm đến với dân chúng, hoặc đến được nhưng “đầu voi, đuôi chuột”. Do đó, Đảng, Nhà nước chia nhỏ các đơn vị hành chính để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý là bước đi phù hợp. Tuy có xáo trộn nhưng được nhiều hơn mất. Ngày nay, khi internet, điện thoại di động, mạng viễn thông kết nối đầy đủ; đường cao tốc, giao thông liên hoàn thông suốt; cán bộ được đào tạo trình độ cao, có tâm, có tầm,... thì tầm hạn quản trị, năng lực làm việc nâng lên rõ rệt. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính để tăng cường số, chất lượng đối tượng quản trị; giảm bộ máy hành chính; giảm chi cho ngân sách quốc gia là việc làm đúng xu hướng chung của thế giới.

Cũng trong bài, Trang hiến kế là: không cần sáp nhập mà chỉ giảm bớt cán bộ trong tổ chức là được. Đây là câu chuyện “nực cười”, vì để đạt hiệu quả thì cần lao động chuyên môn hóa; một bộ máy tổ chức cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự đã được khoa học quản lý tính toán kỹ, không thừa, chẳng thiếu. Nếu bớt đi thì khác gì “voi đi 3 chân, xe đạp còn 1 bánh”. Lúc đó, cán bộ đào tạo một ngành phải làm việc của nhiều ngành, lấy đâu ra chất lượng? Còn công sở cũ thì sau khi nhập các đơn vị hành chính vẫn sử dụng bình thường cho các hoạt động công ích, xã hội, không có nơi nào bỏ thì chẳng có sự lãng phí, tốn kém ở đây. Như vậy, có thể nói với dụng ý xấu, bằng tư duy ấu trĩ, Mạc Văn Trang ngày càng lòi đuôi cáo, trường mặt để thiên hạ rõ./.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

Hãy thể hiện tình yêu bằng "trái tim nóng và cái đầu lạnh"!

             Ngày 15/7, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: “Cần chấm dứt đàn áp các tổ chức dân sự để triệt “đường lưỡi bò” Trung Quốc”. Sau khi lộng ngôn cho rằng: “Về mặt chống tuyên truyền “đường chín đoạn” cho Trung Quốc, lâu nay Nhà nước Việt Nam đã sử dụng đến 70% sức mạnh của mình chỉ để kiểm soát người dân trong nước, nhằm không cho những tổ chức hay cá nhân nào lên tiếng phản đối và chỉ sử dụng khoảng 30% mang tính ứng xử với Trung Quốc”. Cuối bài viết đã hàm hồ kết luận: “…, phải chấm dứt ngay việc đàn áp các tổ chức dân sự như Nhóm NoU hay các tập hợp xung quanh khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam””. Đây không những là nhận thức lệch lạc về lòng yêu nước, mà còn là sự suy diễn, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta cần vạch trần, lên án.


Trước hết, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã minh chứng dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn, tạo ra động lực, sức mạnh vô địch để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ đó, đất nước đang ngày càng phát triển, đi lên, vị thế, uy tín của đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định, nâng cao.

Thứ hai, trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý với cái gọi là “đường lưỡi bò” nhằm khẳng định chủ quyền trên biển,… Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã kịch liệt lên án, phản đối. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở, bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực địa, các lực lượng chức năng đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh xua đuổi, yêu cầu các phương tiện, tàu thuyền nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhân dân Việt Nam ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng kịch liệt phản đối cái gọi là yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý cũng như những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Thứ ba, dư luận quốc tế và các nước trong khu vực đã phản đối, lên án, bác bỏ cái gọi là yêu sách “đường lưỡi bò”, “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Cụ thể, ngày 21/6/2013, Tòa Trọng tài phụ lục VII UNCLOS đã chính thức được hoạt động. Trải qua qua quá trình tố tụng kéo dài hơn 03 năm, ngày 12/7/2016, Hội đồng trọng tài của Tòa Trọng tài đã ra phán quyết tập trung phán xét về việc giải thích và áp dụng dụng sai các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Trong đó, bác bỏ “quyền lịch sử đối với tài nguyên trong đường chín đoạn”; tất cả các hành động đó đã làm trầm trọng thêm tranh chấp, v.v.

Thứ tư, thời gian qua, một số người đã lợi dụng lòng yêu nước, lập ra các hội, nhóm lấy danh nghĩa đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin tham gia; có những hành động quá khích, gây rối trật tự công cộng, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, hợp tác liên doanh phát triển kinh tế của các đối tác nước ngoài, v.v. Đây là hành động vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để giáo dục, răn đe. Việc làm này, không thể gọi là đàn áp các tổ chức dân sự như bài viết đã suy diễn, xuyên tạc.

Vì thế, mọi công dân, tổ chức, hội, nhóm,… yêu nước nhưng phải yêu đúng cách và thông thái./.

Cháy nhà ra mặt chuột

          Từ nhiều năm nay, các tổ chức hải ngoại tự xưng yêu nước, suy tôn lá cờ vàng 3 sọc đã không ngừng lợi dụng vấn đề chủ quyền biển đảo để kêu gọi lật đổ chế độ. Họ tuyên truyền rằng chính phủ Việt Nam đã “quy phục” Trung Quốc, nên mới không kết đồng minh quân sự với Mỹ để được Mỹ giúp đánh đuổi Trung Quốc khỏi Biển Đông. Nhưng những năm gần đây, khi hai chính phủ Việt Nam và Mỹ gia tăng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biển, những luận điệu tuyên truyền kiểu này ngày càng trở nên ngớ ngẩn, vô lý, vô duyên. Chỉ cần bỏ chút thời gian để tra cứu trên Google, người ta sẽ thấy nó dựa trên những thông tin sai sự thật.

          Để lấy ví dụ, hãy nhìn vào status ký tên Trần Thị Thảo, được đăng trên fanpage của đảng chống cộng Việt Tân hôm 10/07. Trong post này, Thảo tuyên bố rằng việc ngăn chặn các đường lưỡi bò trên phim ảnh chỉ là một màn “đánh lạc hướng” của chính phủ Việt Nam, để khiến công chúng quên đi đường lưỡi bò trong thực tế. Thảo cho rằng trong thực tế, chính phủ Việt Nam đã hoàn toàn “chấp thuận ngoan ngoãn” đường lưỡi bò của Trung Quốc, tránh để tàu bè và máy bay Việt Nam đi vào vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và không hề có đấu tranh thực địa trên Biển Đông.


          Cụ thể, Thảo viết:

          “Hàng chục năm nay, Tàu cộng đã và đang kiểm soát trên 80% biển Đông, nó chỉ để cho VN một dải biển hẹp ven bờ , đã thế một năm nó còn cấm đánh bắt cá 3 tháng:  từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 8. Cấm máy bay từ Hà Nôi vào Sài Gòn bay qua biển ,…Nhà cầm quyền Hà Nôi chấp nhân ngoan ngoãn như chú cún. Ai phản đối Tàu đều bị bắt nhốt hết. Bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa của mình, mà nó doạ cho sợ hết hồn phải rút giàn khoan và phải bồi thường hợp đồng khai thác dầu cho các công ty của nước ngoài, thiệt hại hàng tỷ đô la.

          Còn phản đối đường lưỡi bò trên phim ảnh là lừa mị dân cho quên đường lưỡi bò trên thực tế. Nếu ai không tin thì hãy thử xuống đường với biểu ngữ ” PHẢN ĐỐI TQ LẬP RA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ “, lập tức bị ” mời ” vào đồn.”

          Đọc status của Trần Thị Thảo, những người biết rõ câu chuyện không khỏi thấy buồn cười. Thảo viết rằng chính phủ Việt Nam “chấp thuận” yêu sách của Trung Quốc, rằng máy bay từ Hà Nội vào Tp.HCM không được bay qua biển. Vậy mời Thảo nhìn bản đồ các tuyến bay nội địa của Việt Nam. Xem bản đồ này, ta thấy rõ có đường bay vào sát đến đảo Hải Nam của Trung Quốc, vậy không thể nói là không bay trên “đường lưỡi bò” hay không bay trên biển, ấy là chưa kể đến các đường bay quốc tế:

          Thảo viết rằng chính phủ Việt Nam hoàn toàn “chấp thuận” lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, cùng yêu cầu rằng tàu cá và quân đội Việt Nam không được hiện diện trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố. Vậy Thảo có biết từ hàng chục năm nay, hải quân Việt Nam vẫn đóng lại và xây căn cứ trên nhiều điểm đảo ở Trường Sa không? Những lần tàu cảnh sát biển Việt Nam theo sát, kẹp chặt tàu khảo sát Trung Quốc, cùng những đợt phát cờ tổ quốc và hỗ trợ phương tiện cho ngư dân bám biển chẳng nhẽ không lọt vào mắt Thảo một chút nào? Dường như những nhận xét của Thảo được rút ra từ đáy giếng của bản thân, chứ không phải từ việc theo dõi tình hình thời sự.

          Lời kể của Thảo, rằng những người “xuống đường” khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển đều bị bắt vào đồn công an, cũng có vấn đề nếu đối chiếu với thực tế. Nên nhớ năm 2007, khi Trung Quốc khiêu khích trên biển, hàng nghìn người Việt Nam đã mang cờ đỏ xuống đường biểu tình ôn hòa ở các thành phố lớn mà không bị làm sao. Vấn đề chỉ xảy đến từ năm 2011, khi các nhóm chống cộng bắt đầu lợi dụng các cuộc biểu tình dán nhãn “chống Trung Quốc” để quy tụ lực lượng, hoặc nhất là từ năm 2014, khi băng đảng Việt Tân tận dụng biểu tình để kích động công nhân đập phá nhà xưởng, tiến tới lật đổ chính phủ Việt Nam. Hằng năm, Việt Nam vẫn đều đặn tổ chức những buổi tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma có hàng nghìn người tham dự, chẳng ai trong những người này bị công an mời, nên cái nhìn của Thảo phải nói là phiến diện.

          Trong lúc các trang web cờ vàng loay hoay chống Trung Quốc bằng mồm, thì chính phủ Việt Nam đang tăng cường hợp tác đa phương để bảo vệ an ninh trên Biển Đông. Trong vấn đề chủ quyền, sự thật không ủng hộ giới cờ vàng, vậy nên họ phải viện đến những thông tin bịa đặt, phiến diện để tuyên truyền chống chế độ. Với cách làm này, họ sẽ chỉ thu hút được những thành phần thiếu hiểu biết trong xã hội, và tự khiến bản thân mình ngày một nông cạn, cực đoan hơn. Với cách này, họ đang dần tự loại mình ra khỏi những chuyển động của đất nước, bao gồm cuộc đấu tranh lâu dài để bảo vệ biển đảo.

  





Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

Lại mập mờ đánh lận con đen!

 


        Ngày hôm qua (19/7), trang facebook Việt Tân đăng status xuyên tạc phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp tại Thành phố Tours (Pháp) năm 1920: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp cũng không có”. Từ đó, họ quy chụp lố bịch rằng: “Dưới chế độ cộng sản hiện nay, các quyền này vẫn còn là giấc mơ xa vời đối với dân tộc Việt Nam!”.

Cần khẳng định ngay rằng, đây là trò “ đánh lận con đen” khi Việt Tân so sánh tình trạng kiểm soát, ngăn trở tự do báo chí ở Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp cai trị xứ Đông Dương (trước năm 1945) với thực tiễn hết sức sinh động trong bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay. Bởi, dưới chế độ Pháp thuộc, chính quyền Đông Dương áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn trở tự do báo chí, thực thi chánh sách “bóp nghẹt” tự do báo chí và xuất bản. Tất cả những tờ báo in bằng quốc ngữ Việt Nam, bằng Hán ngữ hay bằng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào khác ngoài Pháp ngữ, phải có sự cho phép trước của quan toàn quyền, sau khi toàn quyền hội ý với Ban Thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương có quyền cho phép hay không cho phép, gây khó dễ hay cấm chỉ các báo Việt ngữ và có quyền đưa ra truy tố những tờ báo chống Pháp. Các phương tiện thông tin còn quá nhiều hạn chế, hầu như dân chúng đều không thể biết kịp thời tình hình thế giới và trong nước xảy ra trước đó một vài ngày. Trong nước, chỉ có các tổ chức cách mạng và các tòa báo có trang bị máy thu thanh săn tin thế giới, còn thường dân chỉ rất ít người khá giả mới có, lại phải nghe lén lút, vì nếu chính quyền phát hiện nghe đài nước ngoài thì tịch thu máy, phạt vạ. Người Việt đọc sách báo, nghe đài thường là lớp khá giả, trung lưu, có học, công chức, dân thành thị, còn phần lớn dân chúng (gần 90%) sống ở nông thôn, gần như không được xem sách, báo, nghe đài, nếu có biết tin tức gì, thì đó chỉ là nghe đồn, truyền miệng trong dân cư với nhau.

Trái ngược với đó, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Tại Chương II, Luật Báo chí (năm 2016) cũng quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Đồng thời, cũng quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.

Số liệu thống kê đến cuối năm 2022 cho thấy, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (trong đó có 327 tạp chí lý luận chính trị, khoa học và 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí là 41.000 người, với 19.356 người đã được cấp thẻ nhà báo. Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo; Hãng thông tấn Asia, Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Rossiya Segodnya (Nga), v.v. Với lực lượng làm báo hùng hậu như trên, đời sống báo chí ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là quyền tự do có giới hạn. Việc giới hạn quyền tự do đó được quy định theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm”, hoặc xung đột với các quyền khác. Những quy định hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một số trường hợp là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, cam kết. Mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân đều bị nghiêm cấm và có chế tài xử lý nghiêm khắc.

Có thể khẳng định, quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của người dân Việt Nam luôn được bảo đảm. Vì lẽ đó, trò “đánh lận con đen” của Việt Tân nhằm quy chụp, xuyên tạc trắng trợn về tình hình bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là “lố bịch”, chẳng lừa được ai!./.

 

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Một sự so sánh khập khiễng đến mức không thể "ngửi" được!

             Ngày 16/7, facebook Việt Tân lại lôi chuyện giá xây dựng Sân bay Long Thành (16 tỉ USD) đắt hơn so với giá xây dựng một số sân bay khác của thế giới, như: sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vốn đầu tư 12,4 tỉ USD; sân bay Đại Hưng của Trung quốc, vốn đầu tư chỉ 11,5 tỉ USD,... qua đó, đánh dấu hỏi về những uẩn khúc từ sự chênh lệch này; nghi ngờ có sự tiếp tay, tham nhũng ở các cấp; làm cho dư luận thêm phần tiêu cực. Thực tế, rất khó so sánh chi tiết về giá xây dựng ở các quốc gia khác nhau, nhưng chúng ta có thể dễ dàng thống nhất về một số lý do sau.


    1) Sự khác nhau về quy mô và kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư. Sân bay Long Thành là cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Có 4 đường cất hạ cánh (dài 4000 m, rộng 60 m); có 4 nhà ga hành khách rộng, hiện đại có công suất phục vụ 100 triệu khách/năm; nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm. Dự án có diện tích vào khoảng 5.000 ha, cần đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhân dân trên 1.970 ha (chiếm 59% diện tích đất bị thu hồi trong dự án); di dời, tái định cư khoảng 15.000 người. Ngoài ra, có trên 1.920 ha diện tích đất của các công trình tôn giáo, công ty kinh doanh, trụ sở,… sẽ phải thu hồi khi thực hiện dự án. Tổng số tiền để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân và các cơ quan tổ chức là trên 1 tỉ USD. Trong khi đó, Sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) có diện tích 4.700 ha, công suất 100 triệu hành khách/năm và 4 triệu tấn hàng hóa/năm; Sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), diện tích 3.500 ha, công suất 90 triệu lượt hành khách/năm; đều có quy mô nhỏ hơn. Đồng thời, Sân bay Istanbul xây trên 80% diện tích thuộc sở hữu nhà nước là khu vực có mỏ than đá cũ, hầu như không mất tiền đền bù, tái định cư.

    2) Sự khác nhau về giá trị của đồng USD theo thời gian. Cả hai sân bay Đại Hưng và Istanbul cùng được vận hành năm 2019. Còn Sân bay Long Thành triển khai theo 3 giai đoạn chính là: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050. Do đó, giá trị đồng USD có sự thay đổi theo thời gian do lạm phát và do nước Mỹ in quá nhiều USD. Trong lịch sử, năm 1944, khi tiền tệ quốc tế còn dùng bản vị vàng (tiền giấy có thể đổi trực tiếp ra vàng), thì 1 Ounce vàng tương đương 35 USD. Do nhu cầu USD ngày càng tăng, Mỹ in nhiều tiền nhưng không đủ vàng để bảo đảm nên năm 1971, nước Mỹ đã từ bỏ chế độ bản vị vàng. Đến nay, giá vàng trên thế giới đã lên tới 1.955 USD/ounce. Cho thấy tốc độ mất giá của USD trung bình khoảng 139%/năm. Như vậy, theo thời gian, giá vật tư ngày càng tăng sẽ đội vốn dự án.

    3) Sự khác nhau về chuỗi cung ứng vật tư. Trung Quốc là công xưởng của thế giới, nơi sản xuất 100% các loại mặt hàng cho các nước; từ những sản phẩm thông thường đến sản phẩm công nghệ cao. Do vậy, quá trình xây dựng của họ sử dụng gần 100% vật tư nội địa, không mất thuế, cước và thời gian vận chuyển. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ cùng có sự hậu thuẫn lớn từ thị trường tự do của khối EU; là những lợi thế về giá. Sân bay Long thành cần rất nhiều vật tư ngoại nhập nên tất yếu sẽ có sự tốn kém hơn.

     4) Sự khác nhau về tính hiện đại. Sân bay Long thành thiết kế sau, đạt tiêu chuẩn quốc tế cấp 4F - mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO; phục vụ mọi loại máy hiện nay trên thế giới. Đây là hướng đi mở để sẵn sàng ứng dụng công nghệ 4.0 trong khai thác, sử dụng và phát triển nên cần sử dụng nhiều vật tư, thiết bị, công nghệ cao, đắt tiền.

       Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã nghiên cứu, đánh giá tác động nhiều chiều và được Nhật Bản tư vấn thiết kế nên Dự án Sân bay Long Thành sau khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế cho đất nước. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là sự so sánh ấy mang đầy tính chủ quan, dụng ý xấu. Bởi vậy, mọi người cần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, đấu tranh phê phán./.

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Dã nhân đội lốt “nhân quyền” để tung hô, cổ xúy cho đối tượng vi phạm pháp luật mang tên Phil Robertson

             Ngày 13/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xét xử và tuyên án phúc thẩm đối với Trương Văn Dũng (sinh năm 1958, trú tại số 69, ngõ 73, Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự.


Ngay sau đó, trên VOA Tiếng Việt đăng status trích phát biểu của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban châu Á của cái gọi là Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW – Human Rights Watch) nói rằng: “Ông Trương Văn Dũng đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống suy thoái môi trường, chống chiếm đoạt đất đai và tham nhũng, đáng được tuyên dương chứ không phải bị bỏ tù”! Ngoài ra, trên một số trang web phản động ở nước ngoài, ông Phil Robertson còn có những phát biểu bày tỏ rõ quan điểm bênh vực, bao che, cố xúy hành động sai trái và đòi trả tự do cho Trương Văn Dũng. Trong khi đó trên thực tế, hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Trương Văn Dũng là rất rõ ràng.

Về hành vi của Dũng: từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2022, thông qua trả lời chương trình “Từ cánh đồng mây” tại một file video và một file audio, Trương Văn Dũng có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu “chiến tranh tâm lý”, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân thông qua các bài phỏng vấn, video, clip đăng tải trên mạng xã hội. Dũngcòn có hành vi tàng trữ tài liệu dạng sách với tiêu đề “Những mảnh đời sau song sắt” và 11 tài liệu dạng sách với tiêu đề “Chính trị bình dân” có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, v.v. Cùng với đó, Dũng còn có 31 băng rôn, biểu ngữ in trên vải bạt và 11 tài liệu in trên giấy với nhiều kích thước khác nhau có nội dung chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được và lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên Trương Văn Dũng y án sơ thẩm “6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mọi tình tiết liên quan đến vụ án đã rõ như ban ngày, thế nhưng thật là nực cười, trong con mắt của ông Phil Robertson, Trương Văn Dũng lại được cổ xúy là: “đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống suy thoái môi trường, chống chiếm đoạt đất đai và tham nhũng, đáng được tuyên dương chứ không phải bị bỏ tù”.

Không chỉ ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân trong khuôn khổ luật pháp. Ví dụ như: Điều 18, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức ghi rõ: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”. Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… bày tỏ qua mọi phương tiện truyền thông”. Tuy nhiên, tại Điều 29 của văn bản này cũng khẳng định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định,… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon cũng từng khẳng định: “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,… chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào các mục đích công lý và phục vụ cộng đồng”.  Rõ ràng những hành vi của Trương Văn Dũng vừa trái với Công ước quốc tế, vừa vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam công nhận, bảo đảm việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội của công dân nhưng phải theo quy định của pháp luật. Những hành vi lợi dụng các quyền này để chống phá chính quyền nhà nước thì không chỉ ở Việt Nam, mà bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới cũng đều không thể chấp nhận.

Vì thế, những phát biểu của ông Phil Robertson cho thấy rõ sự hồ đồ, xuyên tạc, bằng cách tiếp cận hết sức thiển cận, chủ quan, phiến diện đối với các quy định của Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người. Đây cũng là hành động cố tình đội lốt “nhân quyền”, coi tự do, dân chủ, nhân quyền là tấm bình phong để tung hô, cổ xúy cho đối tượng có hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hành động đó cần được lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

"Chó cứ sủa đoàn người cứ đi"!

 Ngày 10/7, trang facebook Việt Tân đăng status “Bệnh nay bất trị” với những luận điệu rêu rao, xấc xược, rằng: “Đã nhiều năm rồi “đảng ta” vẫn còn thói hư, tật xấu không chịu bỏ là nói “xạo” thường xuyên, liên tục, càng nói, càng lộ”.


Đây là luận điệu xuyên tạc, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Mục tiêu của luận điệu trên không có gì khác là hướng vào xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; cổ súy cho “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Sâu xa hơn, là phủ nhận, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; hướng lái sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, sự thực minh chứng rõ những thành tựu của sự nghiệp xây dựng, phát triển nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong suốt 37 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 6,3 tỉ USD vào năm 1989, thì đến năm 2022 đã đạt 409 tỉ USD, đứng thứ 37 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đứng thứ năm trong ASEAN và trong nhóm 14 nước hàng đầu châu Á. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến năm 2022 đã đạt 4.110 USD, đứng thứ năm trong ASEAN. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Văn hóa - xã hội có bước phát triển tích cực; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19, trở thành một trong những điểm sáng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Mới đây, đúng vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, theo khảo sát Expat Insider mới nhất của InterNations, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57% hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt Nam.

Kết quả đó được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị./.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Có bài nào mới không mấy anh Vịt Tần

 


Những ngày gần đây trên các trang mạng xã hội facebook phản động, như: Việt Tân, Chân Trời Mới Media, Tiếng Dân, Việt Nam Thời Báo,… đăng tải mật độ dày đặc các bài viết liên quan đến vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang được các cơ quan chức năng xét xử. Trong đó, phần lớn nội dung các bài viết đã lợi dụng các tình tiết, diễn biến trong quá trình xét xử vụ án rồi suy diễn, xuyên tạc cho rằng: các cơ quan chức năng đang bỏ lọt tội phạm, chưa tìm ra “trùm cuối” hay càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phổ biến, v.v. Thực chất đây vẫn là chiêu trò “bới lông tìm vết” nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta.

Trước hết, cần nhận thức rõ việc đưa ra xét xử công khai các vụ án tham nhũng, tiêu cực trong đó có vụ án chuyến bay giải cứu của các cơ quan chức năng thực thi pháp luật đã cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, khẳng định quan điểm nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta là không có vùng cấm, không nể nang, né tránh, dù người đó là ai, giữ cương vị, chức trách gì. Chính quan điểm nhất quán, hành động quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chức năng trong việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua được dư luận đồng tình ủng hộ, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, không riêng gì vụ án này, mà trong tất cả các vụ án tham nhũng, tiêu cực khác, các cơ quan chức năng đều dành nhiều thời gian để điều tra, truy xét kỹ càng, thận trọng, bóc gỡ hết các “mắt xích”, bảo đảm không để sót, lọt tội phạm cũng như oan sai cho các bị can. Trên cơ sở đó, xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật. Do đó, các ý kiến cho rằng cơ quan chức năng đang bỏ lọt tội phạm, chưa tìm ra “trùm cuối,… là vô căn cứ, suy diễn vô lý.

Thứ ba, việc tha hóa quyền lực, tham ô, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cả những cán bộ cao cấp là một thực tế đáng buồn. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tư dưỡng, rèn luyện, tha hóa, biến chất, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cộng với tác động từ mặt trái cơ chế thị trường, sự cám dỗ của đồng tiền, lối sống thực dụng, hưởng thụ, v.v. Việc phải đưa ra xét xử những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật là nỗi đau, song, không vì thế mà Đảng ta không làm. Ngược lại, Đảng ta vẫn làm kiên quyết, triệt để, coi đây là “cuộc chiến” không ngừng, không nghỉ để thanh lọc, tiến tới làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; đồng thời, là lời cảnh báo, răn đe đối với những ai đang có ý định vi phạm. Vì thế, chắc chắn không thể có chuyện càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phổ biến, như họ rêu rao.

Thực chất các trang mạng xã hội phản động vốn đã chẳng ưa gì chế độ chính trị ở Việt Nam, nên chúng luôn rình rập, “bới lông tìm vết” từ thực tiễn, nhất là những mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, của nền kinh tế thị trường,… để xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước. Nhưng với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sẽ là những minh chứng sinh động bác bỏ sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.

 

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Không thể phủ nhận kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

 


Ngay sau Hội nghị Sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 24/6 vừa qua Thoibao.de đăng bài: “Dù mạnh tay, ông Tổng vẫn thất bại”. Chúng đưa thông tin, bình luận nhằm hạ thấp vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:“Chỉ trong 1 năm qua, đã có đến 2.196 văn bản được các Ban chỉ đạo tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTC ở địa phương. Điều này chứng tỏ các địa phương chống tham nhũng theo chỉ đạo từ bên trên, chứ tự họ thì không làm được. Đây là đặc trưng của loại nhà nước độc tài. Chuyện gì cũng cần có chỉ đạo mới làm, chứ cấp dưới không dám tự quyết”. Tại sao từ số liệu trong Báo cáo sơ kết “2.196  văn bản được các Ban chỉ đạo tham mưu, ban hành …” lại chứng tỏ rằng: “các địa phương chống tham nhũng theo chỉ đạo từ bên trên, chứ tự họ thì không làm được… Chuyện gì cũng cần có chỉ đạo mới làm, chứ cấp dưới không dám tự quyết”. Cái chứng tỏ này của Thu Phương là xằng bậy, vô căn cứ. Phải hiểu rằng, 2.196 văn bản này được các Ban Chỉ đạo của các tỉnh, thành phố trong cả nước tham mưu, ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTC ở các địa phương, chứ không phải 2.196 văn bản này là của Trung ương ban hành để địa phương thực hiện. Và điều này chứng tỏ rằng các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, sát hợp với thực tế từng địa phương. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương, hơn 1 năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi chỉ đạo; khởi tố mới 530 vụ án/1858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1132 bị can. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” như trước đây.

Vẫn với mục đích bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, nên chúng tung ra những luận điệu:“ Đảng Cộng sản không hề trong sạch chút nào, dù chỉ là trong việc nhỏ nhất”; “ Trong giới chức Cộng sản thì nhà nhà tham nhũng, và người người tham nhũng. Không có khái niệm “thanh liêm” trong bộ máy chính quyền Cộng sản”. Từ đó, chúng muốn phá vỡ niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ; gây hoài nghi trong nhân dân về đường lối, chủ trương và quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Các bồi bút của các tổ chức phản động luôn nhai đi, nhai lại luận điệu xuyên tạc mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ là “cái cớ để triệt hạ phe cánh”, là “đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực”, “vì lợi ích phe nhóm” và  bôi nhọ, vu cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Luận điệu này, trong bài viết thể hiện ở đoạn: “Thời kỳ Ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì ông Dũng đã biến nó thành công cụ để bao che cho nhóm lợi ích mà chính ông cầm đầu. Sau khi giành được chức này, ông Trọng đã đốn rất nhiều củi, quẳng vào lò. Tuy nhiên, ông Trọng chỉ đốn củi “nhà hàng xóm”, còn củi nhà ông, thì ông vẫn giữ. Như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để bao che cho phe ông, thì sau đó ông Trọng không những bao che cho phe ông, mà ông còn dùng nó để đánh vào phe đối thủ”…

Bài báo đưa ra nhận định rất phản động: “Công tác phòng, chống tham nhũng của ông Trọng cũng chỉ mang lại tên tuổi cho chính ông, chứ nhân dân chẳng được gì”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược, Ông đã phất lên ngọn cờ quyết tâm tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền, nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, chứ đâu phải nhằm “mang lại tên tuổi cho mình”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống thật, làm thật và làm tốt phận sự của một công bộc. Ông là người luôn lấy dân làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu của hành động. Tên tuổi của ông tự đó mà khắc sâu trong lòng người dân, được dân quý,  dân yêu và dân tin tưởng. Còn tại sao “nhân dân chẳng được gì” khi Đảng, Nhà nước thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Thu Phương cố tình nhắm mắt để không nhìn thấy những cái được của người dân khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nguồn gốc từ yêu cầu, nguyện vọng của người dân và đây là việc có lợi cho dân thì Đảng phải hết sức làm. Vậy, trước hết nhân dân được đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của mình. Ngăn chặn và đẩy lùi được tham nhũng, tiêu cực thì người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc không bị phiền hà, nhũng nhiễu bởi tình trạng tham nhũng vặt: vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót tay”; giảm được nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, cục bộ, “thân quen” thì công tác bố trí, sử dụng cán bộ mới công tâm, khách quan, người có phẩm chất, năng lực được thăng tiến; giảm được tệ ăn cắp, ăn bớt, ăn chặn của công; lấy tiền tài, của cải, vật chất do người khác biếu xén, cho tặng, hối lộ thì giảm được sự bức xúc, tức giận của người dân và xã hội trong lành hơn. Qua xử lý các vụ tham nhũng, người dân được trả lại tài sản của mình do bọn tham nhũng đánh cắp (chỉ tính từ đầu năm đến tháng 5/2023 đã thu hồi được khoảng 59.000 tỷ). Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn góp phần quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Việc loại ra khỏi bộ máy những “con sâu mọt” không những để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân mà còn đem lại niềm tin cho nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nước…

Bài báo đưa ra đánh giá về kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà không ai chấp nhận được:“Cho đến nay, có thể nói, ông Trọng đã chống tham nhũng có phần thành công, tuy nhiên, đối với việc phòng tham nhũng thì ông Trọng đã hoàn toàn thất bại”. Đánh giá như vậy là vô căn cứ, hoàn toàn sai với thực tế khách quan và chỉ nhằm phủ định sạch trơn kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự  suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, của Đảng trong suốt thời gian qua. Đánh giá kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, phải đánh giá trong sự kết hợp chặt chẽ giữa “phòng” và “chống”, trong đó “phòng” là chính, là cơ bản, là chiến lược, lâu dài; “chống” là quan trọng, cấp bách. Muốn “phòng” phải “chống” và “chống” nhằm mục đích “phòng” được tốt hơn. Phòng ngừa tốt sẽ giảm được tham nhũng, tiêu cực. Chống – xử lý tham nhũng, tiêu cực mục đích là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền. Đánh giá riêng từng mặt “phòng” và “chống” chỉ là tương đối và không đầy đủ, không toàn diện. Thu Phương mới chỉ nhìn được và thừa nhận“có phần thành công” trong việc “chống”. Còn phòng ngừa mà “trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”, là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài thì cho rằng “ông Trọng đã hoàn toàn thất bại”. Nói về kết quả của của công tác phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực, tức là nói đến kết quả thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII (việc này đã được Trung ương đánh giá đầy đủ tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII). Tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề làm rõ hơn về kết quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực để phản đối đánh giá “đối với việc phòng tham nhũng thì ông Trọng đã hoàn toàn thất bại” của tác giả bài viết. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã đề ra các nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là căn nguyên, là cái gốc dẫn đến tham nhũng, cần phải phòng ngừa. Thực hiện Nghị quyết, mỗi cán bộ, đảng viên đã theo 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”để tự liên hệ “tự soi, tự sửa, tự gột rửa” những hạn chế khuyết điểm, yếu kém của mình. Từ đó, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục, góp phần xây dựng cấp ủy, cơ quan, đơn vị đoàn kết, vững mạnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa không để các vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Đảng đã tập trung chỉ đạo vào các khâu còn yếu, khâu khó, đột phá vào những vấn đề mới. Chẳng hạn như: Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Trước hết là cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám” tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, quy định mới, mạnh mẽ, quyết liệt và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập trước đây làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Nhất là các quy định về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; quy định mới về những điều đảng viên không được làm; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu…

Đảng ta đã công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, công khai nói rõ những mặt yếu kém, tiêu cực trong Đảng. Trong đó, tham nhũng “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng, vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Phát hiện và xử lý tham nhũng một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực hiện đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” để làm cho Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.