Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an khẳng định như vậy trước những lo ngại của người dân nếu Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thông qua.
Do đó, mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông.
"Việc xây dựng luật là hết sức cấp thiết, đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản người tham gia giao thông lên một bước quan trọng, giải quyết tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay" - lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.
Dữ liệu được mã hóa
Đánh giá về tác động đối với người dân nếu Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thông qua và áp dụng, lãnh đạo Cục CSGT cho rằng việc chuyển giao cơ quan quản lý được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Cụ thể, người dân vẫn yên tâm sử dụng bằng lái xe đã được cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc cũng có thể đổi nếu có nhu cầu. Bộ Công an cũng sẽ tổ chức tập huấn, chỉ đạo các đơn vị căn cứ dữ liệu căn cước công dân để thực hiện thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) theo yêu cầu nên không có chuyện phiền hà và giảm thiểu thủ tục hành chính cho người dân.
CSGT đo nồng độ cồn của các lái xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP. HCM (T11/2020) |
"Hồ sơ cấp GPLX và các lần cấp đổi sẽ được cơ quan nhà nước mã hóa bằng dữ liệu quản lý trên phần mềm phục vụ những lần cấp đổi tiếp theo nên người dân sẽ không phải tự bảo quản, lưu trữ hồ sơ gốc như hiện nay" - lãnh đạo Cục CSGT cho biết.
Đối với quy định trừ điểm GPLX được dư luận quan tâm, theo lãnh đạo Cục CSGT, "đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước chứ không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính". Quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tình hình hiện nay, để quản lý người lái xe trong suốt quá trình đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cho đến quá trình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
"Quy định này sẽ tác động đến hành vi để nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Quy định này cũng nêu rõ trong 12 tháng người lái xe không bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm, nhằm khuyến khích người lái xe có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ" - lãnh đạo Cục CSGT nói.
Không còn "xe to đền xe nhỏ"
Theo đại tá Đỗ Thanh Bình - cục phó Cục CSGT, một trong những nội dung mới đáng chú ý được quy định cụ thể trong dự thảo luật là khi giải quyết tai nạn giao thông sẽ xóa bỏ tư duy "xe to đền xe nhỏ".
Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan đến giải quyết tai nạn giao thông nhằm tránh hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi giải quyết hậu quả của vụ tai nạn giao thông.
"Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông phải căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường nên không có chuyện xe to đền xe nhỏ" - ông Bình phân tích.
Một trong những vấn đề mà dư luận quan tâm đặt ra nhiều băn khoăn khi để Bộ Công an - một đơn vị vừa cấp bằng lái vừa quản lý, giám sát lại thêm xử phạt thì có khách quan hay không, đại tá Bình cho rằng xử lý vi phạm giao thông đều qua hình ảnh và sự giám sát của nhân dân nên không có chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi". Bởi việc xử phạt sẽ được công bố công khai và tới đây được lưu giữ bằng dữ liệu điện tử để việc xử lý được thuyết phục hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét