Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trưong đon giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an được giao trọng trách xây dựng dự án Luật Cư trú (sửa đổi); dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD. Đây là 03 dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến Mục đích, Nguyên tắc, quan điểm xây dựng Luật. Cụ thể:
1. Mục đích xây dựng Luật
- Hoàn
thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù họp với chủ trương cải cách hành
chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, họp tác quốc tế trong điều kiện
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay.
- Thực
hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công
dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai,
minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do
cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú.
- Bảo đảm
sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của
công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội,
góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
2. Nguyên tắc, quan điểm xây dựng Luật
- Bảo đảm
phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý cư
trú và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến
quản lý dân cư.
- Tạo
khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự,
thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây
phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có
hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
-
Đổi mới hình thức
quản lý cư trú trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ
tiên tiến trong quản lý cư trú, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch và
thuận tiện cho đăng ký, quản lý cư trú.
-
Tổng kết đầy đủ,
toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật về cư trú để kế thừa các quy định của
Luật Cư trú còn phù họp và đang phát huy tác dụng trong công tác đăng ký, quản
lý cư trú; đồng thời, tiêp thu có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quản lý cư
trú của nước ngoài để vận dụng phù họp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.
-
Quy định cụ thể
các nội dung liên quan đến cư trú, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải ban hành
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân chấp hành luật nghiêm chỉnh, kịp thời, thống nhất.
- Bảo đảm
phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý cư
trú và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến
quản lý dân cư.
- Tạo
khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự,
thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây
phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có
hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
-
Đổi mới hình thức
quản lý cư trú trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ
tiên tiến trong quản lý cư trú, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch và
thuận tiện cho đăng ký, quản lý cư trú.
-
Tổng kết đầy đủ,
toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật về cư trú để kế thừa các quy định của
Luật Cư trú còn phù họp và đang phát huy tác dụng trong công tác đăng ký, quản
lý cư trú; đồng thời, tiêp thu có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quản lý cư
trú của nước ngoài để vận dụng phù họp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.
- Quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cư trú, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành luật nghiêm chỉnh, kịp thời, thống nhất./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét