Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

LÀM BÁO: DỄ...MÀ KHÔNG DỄ!!!

 Trong thời gian qua, nền tảng Internet Việt Nam phát triển mạnh mẽ kéo theo sự bùng nổ về công nghệ cũng như tri thức cho người sử dụng. Bên cạnh tri thức tốt đẹp, cũng phải kể đến những tri thức, thông tin xấu, độc, sai trái và thù địch.

Ở đây, chúng tôi không nói về riêng một tờ báo, tạp chí nào trên mạng Internet hiện nay, mà chỉ đề cập đến thực trạng nền báo chí điện tử hiện nay!

Ngay từ đầu, báo chí là công cụ, là đội quân tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng hay công tác khác phục vụ nền chính trị nói chung, nền tảng tư tưởng nói riêng. Ở Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt ra nền tảng của Báo chí Việt Nam, với 4 quan điểm sâu sắc về người làm báo và nghề làm báo: 

Thứ nhất, xác định rõ nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, đối tượng, nội dung, hình thức và tính chất của báo chí cách mạng.

Thứ hai, báo chí cách mạng phải phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.

Thứ ba, báo chí cách mạng phải mang tính thời sự, có định hướng và năng lực dự báo.

Thứ tư, báo chí cách mạng phải xác thực, mang đặc điểm và sắc thái riêng.

Về cái này, ai được đào tạo trường Học viện báo chí và tuyên truyền sẽ được nhận thức sâu hơn về vấn đề! tôi không bàn thêm.

Ở đây, chúng ta đang nói về hoạt động báo chí thời 4.0! Nhưng phải xác định bản chất của báo chí là gì!?! Nó không là hoạt động đăng tải thông tin đơn thuần mà phải là thông tin được người đọc "đón" nhận, sẵn sàng tiếp thu; thông tin phải chính xác, kịp thời và đầy đủ! chứ không phải là sử dụng chút thủ đoạn để câu view,  câu tương tác để kiếm tiền!

Đơn cử về vụ việc Nguyên chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung: Sự việc sẽ chẳng có gì nếu như bệnh ung thư chuyển sang bệnh "tâm thần"!!!

Một tờ báo chính thống, mạnh mẽ ở Việt Nam mà hành xử như vậy!

Để giờ đây, một loạt các đài, báo của bè lũ phản động, bè lũ chống đối khư khư vào để bậu xậu, nói xấu Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam! 

 

               Thực chất, các thế lực thù địch chỉ nhăm nhe tình hình trong nước để xuyên tạc, cổ xúy, đơm đặt thông tin nhằm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Chúng không từ thủ đoạn: đưa thông tin 1 phần sự thật hoặc nửa sự thật, hoặc bịa đặt 100% thông tin để bôi nhọ, xúc phạm uy tín của Đảng, làm xuy giảm niềm tin, lòng tin của nhân dân vào tổ chức Đảng; bêu rếu chính quyền Việt Nam này nọ, bao che khuyết điểm các thể loại...
                Ở ĐÂY, vấn đề đặt ra là người làm báo có bản chất như thế nào?! 
                Nghề làm báo là nghề vinh dự, nghề trân quý để định hướng, tuyên truyền về đất nước và con người Việt Nam, chứ không phải cái gì cũng đưa thông tin lên một cách vô tổ chức như vậy! Phải quay về bản chất nghề làm báo "Báo chí thực chất là một hoạt động chính trị, mà thông tin trên báo chí quan trọng nhất là thông tin chính trị"! Nói đến vậy, hay đơn giản là "lỗi đánh máy" => "phải đưa nghề đánh may là một nghề nguy hiểm!" - Chuyện thật như đùa! (Táo quân 2016)
                "Dân đồng tình, vụ nào đưa ra hình như dân cũng đồng tình, trừ bọn phản động, bọn xấu kích động bịa đặt rằng sắp Đại hội đến nơi lại tìm cách loại nhau, đánh nhau nội bộ”. "Có tật giật mình", ngay khi nghe được câu nói đúng tim đen của mình, lũ Việt Tân đã đăng bài để đáp trả, nhưng thực sự những lời lẽ và luận điệu của chúng chỉ khiến người ta thêm khinh thường chúng. Dù đám người "Việt Tân" có nhảm nhí điều gì thì rồi cũng như nhiều tổ chức phản động khác, chúng đều có chung kết cục thảm bại trước sự mưu trí, sáng tạo của cơ quan An ninh Việt Nam trong thế trận quốc phòng - an ninh toàn dân vững chắc. Nói đến đây, phải có sự góp mặt không nhỏ vai trò của nền báo chí Việt Nam, để nó thật sự là vừa là ngòi bút đấu tranh, vừa ổn định tình hình trong nước.


Lại một vụ việc nữa, với cái tên Vĩnh Phúc: 
Nhà báo phải thực hiện đúng phương châm “Mắt sáng, Lòng trong, Bút sắc”


          Vừa qua, báo điện tử Tầm nhìn (Tamnhin.net.vn) đăng tải bài viết có tiêu đề “Vĩnh Phúc: Dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiệm trọng của một nhóm Công an huyện Yên Lạc” (Trích dẫn nguyên văn tiêu đề bài báo). Nội dung bài viết chủ yếu phản ánh về đơn thư của một công dân ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc liên quan đến một vụ việc mà cơ quan Công an huyện Yên Lạc đang điều tra. Đọc bài viết có thể nhận thấy một số điểm cần chú ý đó là:
        Một là, Tiêu đề bài báo: Tiêu đề bài báo như một lời khẳng định rằng “Nhóm Công an” vi phạm pháp luật. Tiêu đề là như vậy nhưng nội dung chủ yếu dẫn lời đơn thư của công dân mà chưa hề có quá trình xác minh, kiểm nghiệm nội dung đơn thư.
Tác giả bài viết sử dụng cụm từ “một nhóm Công an huyện Yên Lạc” để chỉ các cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Yên Lạc đang thực hiện nhiệm vụ. Đó là chưa kể đến lỗi chính tả (nghiệm trọng).
        Hai là, Nội dung trong bài báo có điểm bất nhất: Xuyên suốt bài viết và trong đơn của anh Đại đều nhấn mạnh nội dung anh Đại (người gửi đơn) bị “một nhóm” mặc thường phục vào làm việc và thu giữ xe không đúng quy định. Tuy nhiên tác giả bài viết lại đưa ra thông tin là anh Đại có biết 02 đồng chí Công an và thuận tình làm việc.
        Ba là, Đưa hình ảnh cắt xén, không trung thực: Hình ảnh trong bài viết được cắt xén để chỉ thể hiện 02 người mặc trang phục dân sự, còn không phản ánh các cán bộ khác mặc trang phục Công an (kể cả Công an xã bán chuyên trách).
        Bốn là, Báo điện tử Tầm nhìn đã từng bị một số đơn vị phản ánh về việc đưa tin sai sự thật, đồng thời đã từng bị đình bản 03 tháng vì để xảy ra một số sai phạm.
            Đây là 1 tờ báo lớn ở Việt Nam, được cấp phép hoạt động bởi Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam! Tuy nhiên, đăng tải thông tin phiến diện, một chiều! Hay có chút "dấm" để cố tình "dí" bài viết lên, đánh đồng, điều hướng dư luận có cái nhìn ác cảm, xấu về lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng!

            Tạm kết: Xã hội là vậy, có người tốt kẻ xấu, trong khi chúng ta vẫn cố gắng nỗ lực để đưa đất nước phát triển và tiến lên Xã hội chủ nghĩa thì đám vong nô và chân rết của chúng không từ thủ đoạn để phá hoại chúng ta. Dưới sự dung dưỡng, chỉ đạo, hậu thuẫn mạnh mẽ từ các thế lực thù địch ở nước ngoài, các tổ chức phản động vẫn đang ngày đêm nghĩ cách để chống phá chính quyền, bằng các thủ đoạn kích động, lôi kéo những kẻ thiếu hiểu biết và bất mãn trong xã hội trong nước rồi tiến hành hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ tài chính dưới các danh nghĩa thúc đẩy “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự do báo chí” ở Việt Nam.
                 Đấy, "tự do báo chí" đấy! Nhưng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam! Luật Báo chí 2016 đã quy định về trách nhiệm rõ về từng cơ quan liên quan trong hoạt động báo chí, trong đó, việc quy định chi tiết Tổ chức báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, người làm báo (Chương III), đã quy định là Luật thì phải chịu trách nhiệm rõ ràng trước luật pháp Việt Nam.
              Tại khoản 5, điều 59, Luật Báo chí 2016 quy định "Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí vi phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, còn phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
            Qua đây, chúng tôi cũng kiến nghị để Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an nghiêm khắc chấn chỉnh, xử lý các hoạt động báo chí như vừa qua để Xây dựng môi trường thông tin ở Việt Nam một cách đúng đắn, khoa học, chính xác và kịp thời!







Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

ĐẢNG VIÊN - Suy ngẫm và thể hiện!

Đảng viên là người tiên tiến nhất trong nhân dân lao động và của dân tộc; là người tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân; là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách đó. Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.

Thật vậy, trong thời gian mấy năm trở lại đây, mạng xã hội Facebook ở nước ta phát triển nhanh, rộng, thu hút nhiều người tham gia... tỷ lệ đảng viên sử dụng MXH facebook cũng không ít. Ai cũng có tài khoản Facebook, có người còn sở hữu 2, 3 tài khoản?!!

    
        Chúng ta thấy bên cạnh một số đảng viên tự tin đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh từ các trang chính thống thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó... thì vẫn còn không ít người thờ ơ, phớt lờ cả những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm. Vậy thì vai trò của đảng viên ở đâu trên không gian mạng này?... "thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án" đang tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị... cả trên mạng xã hội: Họ lặng lẽ vào mạng, dò, tìm, đọc...rồi lặng lẽ rút lui như chưa hề hay biết.

 

Thông tin xấu, độc và hệ lụy khôn lường!

 Với những bài hay, tích cực, nguồn chính thống, đàng hoàng.. cũng không thấy chia sẻ, bình luận, thích bài. Với các thông tin tiêu cực, bức xúc, tệ nạn xã hội đang nóng hổi cũng chẳng thấy có biểu hiện gì! Đúng là một thái độ dửng dưng, vô cảm đến lạ lùng. Một trong những nghịch lý hiện nay là chúng ta có hệ thống chính trị sâu rộng với hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể được tổ chức đến cấp cơ sở nhưng có thời điểm khi các thế lực thù địch xào xáo thông tin, trộn lẫn “thật-giả”, “cắt gọt” các trích dẫn từ nguồn tin chính thức trong nước gắn với những bình luận ác ý, thổi phồng, bóp méo các sự kiện, vụ việc, lồng ghép ý kiến trái chiều, kêu gọi tổ chức biểu tình, tuần hành trái phép… thì công tác đấu tranh phản bác của hệ thống chính trị lại thiếu chủ động, chưa kịp thời, chưa thống nhất và thiếu đồng bộ, cá biệt có nơi hầu như không có phản ứng gì !?!

 

"Thờ ơ" hiện nay không chỉ vấn đề của bất kỳ ai!


Chúng ta thường nghĩ: đã là đảng viên thì ít ra cũng phải nhận thức được thông tin nào đúng, sai, tích cực, tiêu cực. Khi thấy hay, đúng, nguồn rõ ràng... thì cũng nên “thích”, “thả tim”, “thương thương”. Hay gõ vài chữ động viên, cổ vũ nhau chứ? Còn thấy sai lệch, hay nghi ngờ độ chính xác thì cũng nên “ngạc nhiên”, “buồn” hoặc “phẫn nộ” chứ? Điều này nghịch lý ở chỗ: Công tác tuyên truyền giáo dục, phòng-chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên bên cạnh các ưu điểm vẫn còn có mặt hạn chế; lúng túng trong định hướng thông tin tích cực trên mạng internet, mạng xã hội. Việc một số cán bộ, đảng viên "tự" đứng ra cổ súy cho những hành vi vi phạm, tham gia vào những hành động tự phát, manh động do bị kích động hoặc mất ý chí chiến đấu, phó mặc cho hoàn cảnh điều khiển khi những phần tử xấu xuyên tạc, công kích, bôi nhọ Đảng và chế độ đều là những biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức, tư tưởng chính trị, phải được chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh. Điều này cảnh báo một lần nữa công tác "chính đốn Đảng" từ Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, ngay từ cấp cơ sở phải được đặt lên hàng đầu, cấp thiết hơn bao giờ hết!

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh!

 

"Xem, đọc rồi lặng lẽ cho qua khác nào đồng tình, ủng hộ thông tin xấu độc...bởi mặc nhiên: “làm thinh là nhất trí ” mà!" - Đây là dòng suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức vào người dân Việt Nam, không chỉ riêng đội ngũ cán bộ, Đảng viên hiện nay. Bởi sao!?! Họ không giám phản biện xã hội, không đủ căn cứ lập luận để thực hiện công tác phản bác các thông tin xấu độc, không đủ thông tin chính xác, chính thống để thực hiện chức năng phản biện xã hội của bản thân. Điều này đặt ra vấn đề không nhỏ trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận một cách cụ thể và triệt để!

Thiết nghĩ, để làm tốt công tác này, bản thân mỗi người cán bộ, Đảng viên phải nắm vững và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng, cũng như các giải pháp quản lý chặt chẽ thông tin trên internet và mạng xã hội. Chủ động phát hiện, tố giác các hành vi sai phạm khi sử dụng mạng internet, mạng xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên phải biến trang mạng xã hội của cá nhân mình thành kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền thông tin chính thống. Tích cực, thường xuyên tham gia chia sẻ, bình luận, nhân rộng các bài viết về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay và các hoạt động ý nghĩa của tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể nơi mình công tác, sinh hoạt… nhằm cổ vũ, động viên đông đảo mọi người tham gia, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội. Khi tiếp cận với các bài viết, các thông tin thiếu chuẩn xác với mục đích phá hoại sự ổn định, kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, cơ quan, đơn vị phải thể hiện rõ chính kiến bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải, không a dua, có hành vi lệch chuẩn về chính trị. Không tham gia chia sẻ, bình luận những thông tin không chính thống, có nội dung gây phương hại đến uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, nhất là thông tin được báo chí, mạng xã hội phản ánh mà chưa được kiểm chứng, chưa có phát ngôn và kết luận chính thức từ cá nhân liên quan hay tổ chức được giao trách nhiệm.

Để làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước; phải có tinh thần chiến đấu trên không gian mạng; phải là những nhân tố, những "tương tác viên" "dư luận viên" tích cực trong công tác xây dựng mối đoàn kết toàn dân, bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam ngay trên không gian mạng. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thuộc địa phương, cơ quan, đơn vị, nhằm huy động đoàn viên, hội viên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh trực diện, thống nhất, đồng bộ với những thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội./.

 

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Tách Luật Giao thông đường bộ không vi phạm quy trình

 

TÁCH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG VI PHẠM 

QUY TRÌNH

Sáng nay (16/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Một trong những vấn đề nhận được nhiều ĐB cho ý kiến là việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành 2 dự án luật là: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ GVT chủ trì soạn thảo và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy

Đề nghị trình luật sang Quốc hội khoá 15

ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) bày tỏ quan điểm chưa tách luật vì “không hợp lý” và chưa đúng tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương. Bà đề nghị Chính phủ giải trình tính hợp lý trong quá trình xây dựng 2 luật riêng này.

“Khi cái hợp lý và hợp pháp xung đột với nhau thì tiềm ẩn nhiều hệ luỵ”, bà Thuý nhận định và cho rằng có 3 hệ luỵ dễ nhận thấy.

Đó là kỷ cương phép nước khó được tuân thủ; dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội.

Nữ ĐBQH đoàn Đà Nẵng cũng nhấn mạnh, quy định hiện hành, ngành giao thông vận tải được pháp luật giao chủ trì quản lý nhà nước về các lĩnh vực giao thông vận tải từ đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, với 5 mục tiêu “không thể tách rời” là: an toàn, thông suốt, thuận tiện, kinh tế và thân thiện với môi trường.

“Việc tách luật giao thông đường bộ thành 2 hay nhiều luật chỉ có thể thực hiện khi mà yêu cầu đó xuất phát từ đòi hỏi nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành giao thông vận tải để thực hiện tốt hơn 1 hay 2 trong 5 mục tiêu trên”, bà Thuý nhấn mạnh.

Từ đó, bà Thuý đề nghị, dự thảo Luật Giao thông đường bộ nên sửa đổi theo hướng Bộ Giao thông- Vận tải  tiếp tục chủ trì chính trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ bao gồm cả an toàn giao thông đường bộ; đồng thời phân công trách nhiệm các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để tránh trùng lặp.

ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chưa tuân thủ đầy đủ các trình tự thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

ĐB Trần Thị Dung

Bà dẫn chứng, việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX trong báo cáo đánh giá tác động không chỉ ra bất cập, nhất là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ cũng không chỉ ra những bất cập mà cần có sửa đổi bổ sung.

Hay chuyển cơ quan khác cấp phép đào tạo sát hạch liên quan rất lớn đến hơn 2.000 công chức viên chức đang thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

“Lực lượng thanh tra giao thông hiện đang gắn liền với giao thông đường bộ, như vậy lực lượng này có tiếp tục tồn tại hoạt động và thực hiện chức năng của mình nữa hay không, nếu không thì trong báo cáo đánh giá tác động cũng không thể hiện rằng lực lượng này làm gì”, ĐB Dung nói.

Theo ĐBQH, trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 được Quốc hội thông qua, tên của luật là dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), nay tách thành 2 dự án luật, việc này chưa có báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ. Như vậy liệu tên Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có còn nguyên nghĩa?

Nữ ĐB tỉnh Điện Biên cũng cho hay, từ nay đến kỳ họp thứ 11 thời gian không nhiều, sẽ không đủ thời gian để làm rõ tất cả vấn đề này, đặc biệt với cơ quan chủ trì thẩm tra. Bà cho rằng cần phải có thời gian nhiều hơn nữa để xem xét đánh giá.

“Cá nhân tôi cho rằng để đảm bảo một cách chắc chắn thì nên để dự án luật này trình Quốc hội khoá 15”, ĐB Dung nêu ý kiến.

Tách luật sẽ trở nên khô cứng và vô nghĩa

ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) thì cho rằng, việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô, ôtô từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an là chưa thuyết phục.

ĐB Đỗ Văn Sinh

Theo ông Sinh, hiện nay có 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 135 trung tâm sát hạch lái xe ô tô với hệ thống vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu, phù hợp thực tế. Ngành Giao thông Vận tải đã triển khai đầu tư trang thiết bị hiện đại trong việc cấp, đổi giấy phép lái xe.

Toàn bộ cơ sở vật chất giá trị hàng nghìn tỷ đồng của ngành giao thông vận tải có nguy cơ lãng phí trong khi Bộ Công an phải đầu tư trang thiết bị bổ sung, gây tốn kém ngân sách.

Ông Sinh cũng cho rằng, thực tế hiện nay tất cả các văn bản giấy tờ đều có thể làm giả, vậy thì giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư cũng không ngoại lệ.

“Nếu như cứ xuất hiện giấy tờ giả, tiền giả đang thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan này mà lại chuyển sang trách nhiệm của cơ quan quản lý khác thì rất không hợp lý, gây rối xã hội”, ông nói.

Từ tình hình trên, ông Sinh đề nghị Quốc hội không chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe ô tô, mô tô từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.

“Tôi đề nghị Quốc hội xem xét không tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật”, ông đề nghị.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền nêu ý kiến, Chính phủ tách luật Giao thông đường bộ làm 2 thì bản thân Chính phủ cũng không thống nhất được và để 2 phương án để Quốc hội thảo luận.

Ông Xuyền cho rằng, Quốc hội không phải là cơ quan làm chính sách mà chỉ nghiên cứu trên hồ sơ dự án luật để đánh giá.

Đại biểu Xuyền cũng cho rằng, nếu tách ra thì trở nên khô cứng và vô nghĩa và đề nghị để luật cho Quốc hội khóa 15.

Mong Quốc hội khóa 14 ban hành luật

Khác với các ĐB trên, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) bày tỏ, việc tách luật được Chính phủ thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Thủ tướng cũng có ý kiến đồng ý.

ĐB Nguyễn Tiến Sinh

“Vì vậy tôi ủng hộ lựa chọn của Chính phủ và Thủ tướng vì tôi thấy việc này có lợi cho nhân dân và đất nước”, ĐB Sinh nói.

Trước nhiều ý kiến không đồng ý tách 2 luật, ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị chủ tọa kỳ họp xin ý kiến của ĐBQH xem có tách hay không. Nếu đồng ý tách thì chiều nay Quốc hội mới thảo luận tiếp dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu không đồng ý thì không thảo luận tiếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, việc đưa 2 dự án luật thảo luận không vi phạm quy trình. Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến Quốc hội, Quốc hội nhất trí chương trình kỳ họp và thảo luận 2 luật.

Bà cho hay, để có suy nghĩ cho chắc chắn thì chiều nay vẫn thảo luận Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

“Nhiều người vẫn chưa bày tỏ chính kiến, vẫn còn ý kiến khác nhau. Có thể có những vấn đề liên quan tổ chức bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước, cán bộ, nâng cao năng lực quản lý hạ tầng, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước… nên chiều vẫn thảo luận”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.

Giải trình làm rõ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói cảm ơn và hết sức lắng nghe ý kiến của các ĐBQH góp ý về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và có những điều liên quan đến Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Bộ trưởng cho biết, chiều nay các thành viên Chính phủ sẽ có giải trình với Quốc hội kỹ hơn về các vấn đề liên quan.

Trên nền tảng góp ý cả hai luật, Chính phủ và Quốc hội sẽ quyết định việc thực hiện trong giai đoạn tới.

Về thời điểm ban hành, Bộ trưởng mong Quốc hội xem xét bởi vì nội dung hai luật tương đối đầy đủ, cũng bóc tách từ luật Giao thông đường bộ cũ. Đồng thời mong Quốc hội khóa 14 ban hành luật.

“Nếu để sang Quốc hội khóa 15 thì chúng tôi e rằng có thể kéo dài một năm nữa và như thế thì những vấn đề bất cập hiện nay không được giải quyết”, ông Thể nói.

Nguồn: Vietnamnet.vn



THỰC HIỆN LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ: SẼ GIẢM TỐI ĐA THỦ TỤC CHO DÂN

Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an khẳng định như vậy trước những lo ngại của người dân nếu Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thông qua.

Theo lãnh đạo Cục CSGT, tình hình giao thông hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, ngoài tình trạng ùn tắc, ý thức người tham gia giao thông kém thì câu chuyện nhức nhối nhất là tai nạn vẫn ở mức cao, trong 10 năm hơn 100.000 người chết. 

Do đó, mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông. 

"Việc xây dựng luật là hết sức cấp thiết, đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản người tham gia giao thông lên một bước quan trọng, giải quyết tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay" - lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Dữ liệu được mã hóa

Đánh giá về tác động đối với người dân nếu Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thông qua và áp dụng, lãnh đạo Cục CSGT cho rằng việc chuyển giao cơ quan quản lý được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. 

Cụ thể, người dân vẫn yên tâm sử dụng bằng lái xe đã được cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc cũng có thể đổi nếu có nhu cầu. Bộ Công an cũng sẽ tổ chức tập huấn, chỉ đạo các đơn vị căn cứ dữ liệu căn cước công dân để thực hiện thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) theo yêu cầu nên không có chuyện phiền hà và giảm thiểu thủ tục hành chính cho người dân. 

CSGT đo nồng độ cồn của các lái xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP. HCM (T11/2020)

"Hồ sơ cấp GPLX và các lần cấp đổi sẽ được cơ quan nhà nước mã hóa bằng dữ liệu quản lý trên phần mềm phục vụ những lần cấp đổi tiếp theo nên người dân sẽ không phải tự bảo quản, lưu trữ hồ sơ gốc như hiện nay" - lãnh đạo Cục CSGT cho biết.

Đối với quy định trừ điểm GPLX được dư luận quan tâm, theo lãnh đạo Cục CSGT, "đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước chứ không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính". Quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tình hình hiện nay, để quản lý người lái xe trong suốt quá trình đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cho đến quá trình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. 

"Quy định này sẽ tác động đến hành vi để nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Quy định này cũng nêu rõ trong 12 tháng người lái xe không bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm, nhằm khuyến khích người lái xe có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ" - lãnh đạo Cục CSGT nói.

Không còn "xe to đền xe nhỏ"

Theo đại tá Đỗ Thanh Bình - cục phó Cục CSGT, một trong những nội dung mới đáng chú ý được quy định cụ thể trong dự thảo luật là khi giải quyết tai nạn giao thông sẽ xóa bỏ tư duy "xe to đền xe nhỏ". 

Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan đến giải quyết tai nạn giao thông nhằm tránh hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi giải quyết hậu quả của vụ tai nạn giao thông. 

"Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông phải căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường nên không có chuyện xe to đền xe nhỏ" - ông Bình phân tích.

Một trong những vấn đề mà dư luận quan tâm đặt ra nhiều băn khoăn khi để Bộ Công an - một đơn vị vừa cấp bằng lái vừa quản lý, giám sát lại thêm xử phạt thì có khách quan hay không, đại tá Bình cho rằng xử lý vi phạm giao thông đều qua hình ảnh và sự giám sát của nhân dân nên không có chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi". Bởi việc xử phạt sẽ được công bố công khai và tới đây được lưu giữ bằng dữ liệu điện tử để việc xử lý được thuyết phục hơn.


Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Kịch bản quen thuộc bởi "Cách Mạng Màu" và cái kết!

Trong khi cả thế giới đều hướng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thì chính trường quốc gia Nam Mỹ Bolivia cũng có chuyển biến lớn nhưng "lặng lẽ" hơn.


Ông Luis Arce tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Bolivia.

Dưới đây là ảnh ghi lại cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza thăm đại sứ quán Venezuela ở Bolivia để phục hồi quan hệ giữa hai quốc gia, tiện tay hạ chân dung "tổng thống Venezuela" tự xưng Juan Guaido do Mỹ công nhận....  

Ngày 8/11, Tổng thống đắc cử Bolivia Luis Arce đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ diễn ra tại trụ sở Quốc hội, đánh dấu sự trở lại nắm quyền của đảng Phong trào tiến lên Chủ nghĩa Xã hội (MAS) đúng 1 năm sau khi cựu Tổng thống Evo Morales buộc phải từ chức và sống lưu vong.

Luis Arce Catacora đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống, đánh dấu thắng lợi của đảng Phong trào vì Chủ nghĩa xã hội (MAS), đồng thời quốc gia này cũng chào đón sự trở về của Evo Morales (người đứng đầu đảng MAS), từng giữ chức tổng thống Bolivia từ năm 2006 đến năm 2019.

Evo Morales tuyên bố từ chức và lưu vong sang Mexico năm 2019, ông bị lật đổ bởi kịch bản cách mạng màu quen thuộc, được hậu thuẫn bởi Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS, trụ sở đặt tại ...Washington, Mỹ).

Phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Luis Arce tuyên bố một giai đoạn mới của lịch sử Bolivia đã bắt đầu và đây sẽ là một Chính phủ vì lợi ích của mọi người dân. Tân Tổng thống Bolivia Luis Arce cũng cam kết sẽ điều chỉnh những gì chưa phù hợp, và làm sâu sắc hơn nữa những thành tựu đã đạt được, cũng như tái xây dựng đất nước đoàn kết và tất cả được chung sống trong hòa bình.

    Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mới ở Bolivia là xử lý hậu quả đại dịch COVID-19, hàn gắn xung đột xã hội, và vượt qua khó khăn để hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như những năm trước đây. 

     Trước đó, ông Luis Arce đã từng nhiều năm giữ chức Bộ trưởng Kinh tế dưới thời của cựu Tổng thống Morales, và được coi là "kiến trúc sư" của những thành tựu kinh tế mà Bolivia đã đạt được trong hơn 1 thập kỷ qua./.





Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

MỘT SỐ NỘI DUNG LỚN VỀ DỰ ÁN LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ (TIẾP)

MỘT SỐ NỘI DUNG LỚN
Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(Tiếp theo)

2. Về sắp xếp, bố trí lực lượng

Đây là nội dung hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đến những người đang hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách. Do đó, trong quá trình xây dựng Luật, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, tống kết; khảo sát, đánh giá làm cơ sở đề xuất nội dung quy định trong dự thảo Luật.

Qua tống kết thi hành các quy định của pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và gần đây nhất là qua khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng dân phòng trên toàn quốc do Bộ Công an thực hiện trong năm 2020 cho thay, hầu hết các địa phương mặc dù có thành lập lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách nhưng về cơ bản đều do cùng một số người đảm nhiệm (một người gánh hai vai, đội hai mũ), nguyên nhân là do không có đủ người tham gia, địa phương không có đủ kinh phí trang trải và thực sự nhiều địa phương đề xuất không nhất thiết cùng một lúc phải duy trì 03 lực lượng này mà nên gộp thống nhất thành một lực lượng chung.

Mặt khác, trong quá trình lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật của các bộ, ngành, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đều đề nghị cân nhắc nghiên cứu điều chỉnh lại theo hướng thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ Công an xã để thành một lực lượng với tên gọi chung, được bố trí thống nhất trên địa bàn xã, phường, thị trấn; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trên cơ sở đánh giá tống kết thực tiễn thi hành pháp luật và qua nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia, Bộ Công an đã báo cáo và được Chính phủ nhất trí quy định trong dự thảo Luật theo hướng sắp xếp thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ Công an xã thành một lực lượng với tên gọi chung là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và được bố trí thành Tổ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn cấp xã. Việc điều chỉnh theo hướng này sẽ góp phần:

-Bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

-  Kiện toàn, tinh gọn bộ máy theo chủ trương chung hiện nay cũng như kiện toàn lực lượng đế có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất và bảo đảm điêu kiện cho hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được tốt hơn, thật chất hơn.

-      Xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm chính trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; khắc phục thực trạng hiện nay là có nhiều lực lượng cùng tham gia nhưng không xác định được chủ thể chịu trách nhiệm chính.

-Làm thay đối sự nhìn nhận, đánh giá của người dân về vị trí, vai trò của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tích cực. Khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay khi rất khó phân biệt tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, địa bàn, phạm vi hoạt động... của các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Giảm số người hoạt động trong lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, giảm chi ngân sách nhà nước.

  

3. Về xác định trách nhiệm, quan hệ phối hợp của Cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở Cơ sở trong việc thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự

Nội dung nêu trên đã được nhiều ý kiến tham gia đề nghị cơ quan chủ trì cần làm rõ hơn mối quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở Cơ sở với các lực lượng khác cũng như các nội dung phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng như xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Bộ Công an đã tiếp thu và quy định trong dự thảo Luật như sau:

- Vquan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dự thảo Luật quy định lực lượng này: Chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã; chịu sự quản lý, điều hành, chỉ đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan Công an và tham gia cùng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; đối với các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn cấp xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, đoàn thế quần chúng, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham mưu và theo chỉ đạo của úy ban nhân dân, Công an cấp xã trực tiếp quản lý xây dựng kế hoạch phối hợp và tố chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách.

- Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Dự thảo Luật quy định trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, trách nhiệm của úy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam và các tô chức thành viên của Mặt trận trong việc quản lý, giám sát hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đây là những vấn đề mới mà pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Việc quy định trong Luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý đế xác định trách nhiệm, quan hệ phối họp của cơ quan, tố chức đoi vói lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong việc thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự.

        4. Về bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở Cơ sở

Dự thảo Luật quy định việc bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách địa phương hỗ trợ, cân đối kết họp với huy động nguồn lực trong nhân dân. Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiếm xã hội tự nguyện, bảo hiếm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (pháp luật hiện hành đang quy định bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng và hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ; Công an xã bán chuyên trách khi kết thúc nhiệm vụ Công an xã được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được hưởng phụ cấp hàng tháng và mức bồi dưỡng, hỗ trợ). Việc xác định cụ thế, thống nhất việc bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở góp phần bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời, là để cụ thể hóa quan diêm, chủ trương của Đảng về giảm chi từ ngân sách nhà nước để chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách, tiến tới giảm dần số lượng người hoạt động không chuyên trách; bảo đảm mỗi thôn, tố dân phố và tương đương chỉ bố trí không quá 03 người hoạt động không chuyên trách và được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ngoài nội dung nêu trên, dự thảo Luật trên cơ sở kế thừa quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách và vận dụng quy định của Luật Dân quân tự vệ để quy định bao quát hơn các điều kiện bảo đảm hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự sở, bao gồm: Bố trí địa điểm, nơi làm việc và trang bị của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự sở; bồi dưỡng, huấn luyện, bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biến hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự sở; giải quyết trường họp lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở Cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh./.