Thông tin đăng tải trên báo chí được chuyển đến rất nhiều người và có thể gây ra những tác động xã hội to lớn. Dù được chọn để trở thành những người đưa thông tin đúng sự thật, nhiều phương tiện truyền thông đã bỏ qua đạo đức nghề nghiệp để trở thành công cụ phục vụ cho những mưu toan chính trị. Sự thật sẽ được phơi bày, nhưng dưới những ngòi bút bị xuyên tạc, sự thật bị bóp méo, hậu quả khôn lường xảy ra mà không thể kiểm soát mới là điều đáng nói. Hành động chống phá, gây mất ổn định đối với Việt Nam của đài RFA đã diễn ra trong thời gian dài. Tất cả núp dưới chiêu bài thời thượng là “dân chủ”, “nhân quyền”,“tôn giáo”…
Cảnh sát giao thông vốn là một nghề khó khăn, gian khổ, luôn phải đối mặt với những rủi ro, nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, trong quần chúng nhân dân, không phải ở đâu và khi nào, công việc này cũng được nhìn nhận công bằng. Những người lính Cảnh sát giao thông ngày đêm dầm mưa dãi nắng chốt chặn, tuần tra ở những cung đường nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân đã từng trở thành cảm hứng sáng tác trong tác phẩm của nhiều người cầm bút. Và tất nhiên rồi, nó cũng trở thành “cảm hứng” của RFA để “sáng tác” nên bài viết “Sao số vụ chống lại CSGT ngày càng tăng?” để rêu rao, bôi nhọ lực lượng Cảnh sát Giao thông trên mạng xã hội. Sau khi liệt kê ra một số sự việc vừa là sự thật, vừa là đã cố tình bóp méo để cho rằng: “chuyện người vi phạm chống đối CSGT là bức tranh phản ánh hiện thực ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’ trong xã hội hôm nay” và ca ngợi “Một xã hội văn minh, kỷ cương phép nước được tôn trọng thì cả hai phía đều ý thức” như Mỹ và phương Tây, RFA đưa ra kết luận: “Người tham gia giao thông chống đối lực lượng CSGT thì bị bắt giam, bị khởi tố với tội ‘chống người thi hành công vụ’ khi họ chỉ có tay không, trong khi lực lượng CSGT được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8”.
Trước hết, thấy cần nói đôi chút về CSGT ở Mỹ mà RFA gọi là “Một xã hội văn minh, kỷ cương phép nước được tôn trọng thì cả hai phía đều ý thức”. Xin thưa: “Vì sao lại có quá nhiều vụ cảnh sát giao thông chặn xe dẫn tới sự chết chóc” là câu hỏi ngay từ đầu của báo New York Times trong bài viết đúng vào ngày Halloween 31/10/2021. Theo điều tra của báo New York Times, trong 5 năm qua, cảnh sát đã bắn chết hơn 400 người là tài xế hoặc hành khách đi trên xe sau các cuộc truy đuổi. Hầu hết đều là người da màu bị truy đuổi vì phạm luật giao thông hoặc đang bị truy bắt vì các cáo buộc bạo lực. Trung bình cứ mỗi tuần lại có 1 người bị bắn chết sau các vụ đuổi bắt của cảnh sát. Khoảng 3/4 nạn nhân bị bắn khi đang cố gắng chạy trốn và không mang theo vũ khí như súng hay dao găm. Các bi kịch thường bắt đầu khi nạn nhân phạm lỗi cơ bản như vượt đèn đỏ hoặc không có đèn chiếu hậu. “Đó là những cái chết xảy ra trong các vụ việc có thể tránh được trên khắp nước Mỹ”, New York Times khẳng định. Chỉ có 5 sĩ quan cảnh sát bị truy tố vì nổ súng bắn chết người trong 5 năm qua, phần lớn đều được cho là tự vệ chính đáng trong tình huống nguy hiểm. Điều này giúp họ không phải đối mặt với các cáo buộc giết người, theo New York Times. Tuy nhiên chính quyền các địa phương đã phải bỏ ra hơn 125 triệu USD để bồi thường cho khoảng 40 vụ kiện của người dân vì cho rằng họ bị bắt oan. Với tất cả sự tôn trọng với nước Mỹ-một cường quốc hàng đầu thế giới, một Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, xin không bình luận thêm gì. Còn về CSGT ở Việt Nam thì thế nào? Thiết nghĩ, công việc của người CSGT là rất nhạy cảm, khó khăn và hay bị nhân dân chú ý xem xét. Các anh, chị, hằng ngày phải tiếp xúc với nhân dân, lại ở khía cạnh liên quan đến việc hướng dẫn, xử phạt, giải quyết tranh chấp giao thông… Ranh giới của đúng, sai có những điều rất mong manh, tế nhị, rất thấu đáo về luật, mới minh tường trong vận dụng, thông suốt. Phải nói, đấy là một công việc khó, rất khó. Thời nào cũng có khó khăn, hiểm nguy, gian khổ của nó. Chiến sỹ Cảnh sát giao thông trong thời bình dường như có những khó khăn hơn, tiềm ẩn ở chỗ họ phải đối mặt với nhiều hệ lụy từ các mối quan hệ, từ tiền bạc trong ứng xử với nhân dân, từ các loại tội phạm trên nhiều lĩnh vực đang ngày đêm âm thầm trực tiếp tham gia đời sống giao thông. Và một điều ta rút ra nữa, cuộc sống càng tiên tiến, phát triển, con người càng “thuận”, tinh vi hơn trong các loại ứng xử, “chứng kiến, ghi chụp lại…” và sự sa ngã đến với người chiến sĩ Công an nói chung và người chiến sĩ cảnh sát giao thông càng có nhiều nguy cơ, đối diện nhiều hơn.
Trong thực tế, không phủ nhận vẫn còn một bộ phận Cảnh sát giao thông có những ứng xử chưa chuẩn chỉ với nhân dân, thậm chí đôi chỗ còn nhận mãi lộ, đút lót của người vi phạm giao thông làm mất đi ít nhiều hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an hết lòng vì nhân dân phục vụ. Sự sa ngã, vi phạm thì thời nào, ngành nào cũng có, nhưng ở nghề Cảnh sát giao thông lại dễ bị nhân dân phát hiện, dễ ảnh hưởng đến hình ảnh hơn, tính lan truyền rất nhanh, rất cao ở các mạng xã hội, truyền thông. Đây cũng là căn nguyên dẫn đến việc người dân có thiên kiến không hay với lực lượng Cảnh sát giao thông. Nhưng khi nói về hình ảnh anh Cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều người thường nhớ đến hình ảnh về những người mặc quân phục vàng oai phong, đi xe phân khối lớn, với còi, gậy mà nhiều người phải e dè, kiêng nể. Ít ai biết rằng các anh CSGT ấy làm việc trong một môi trường khắc nghiệt vô cùng. Những đêm trắng tuần tra, những trưa hè oi ả nóng bức phải len lỏi trong những dòng xe mịt mù khói bụi để điều hòa giao thông. Có khi mưa như trút nước, mọi phương tiện giao thông trên đường như chùn lại, ai ai cũng muốn tìm cho mình chỗ trú mưa thì các anh phải lao ra lo cho đường đừng ùn tắc. Thật đáng ngại thay khi được biết trong các anh có tới gần 70% số người bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, về mắt. Có quan sát kỹ lúc các anh đang làm việc mới thấy hết sự vất vả và căng thẳng của nghề CSGT. Người đi đường thì chín người mười cách thể hiện khác nhau mà các anh chỉ là người bình thường. Làm CSGT tốt thì không ai thấy, nhưng lỡ mà trật chút thôi thì có vấn đề.
Nhiều người hiểu và thông cảm cho CSGT, song cũng có người chưa hiểu thì chờ để bắt lỗi, nhất là những người bị phạt hoặc nghe người nhà bị CSGT phạt. Cái sai của họ nhiều khi họ không thấy, chỉ thấy cái sai của CSGT. Thực tế cũng cho thấy đó đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin tình trạng CSGT nhũng nhiễu, nhận tiền mãi lộ, đánh người vi phạm… Và có lẽ RFA cũng chỉ nhăm nhăm vào những câu chuyện này để công kích, kích động người dân tìm cách chống lại CSGT nói riêng và lực lượng công an nói chung, với mục đích không gì khác là tập trung vào mục tiêu tung tin nhiễu loạn, gây bất ổn định cho Việt Nam. Vì thế mọi người cần tỉnh táo trước những thông tin, bài viết sai lệch của RFA nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét