Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024
"Lý Tưởng" của Gã hề mang tên Việt Tân
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024
Moi sự xuyên tạc, chống phá Chủ tịch Hồ Chí Minh đều vô ích!
1. Lâu nay những kẻ vô công rỗi nghề, lực lượng thù địch, phản động thường nghĩ ra lắm trò xuyên tạc, hòng bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín, bóp méo hình tượng Hồ Chí Minh, chống phá cách mạng Việt Nam. Chắc chắn, bạn đọc là người có hiểu biết, có văn hóa thì dễ dàng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn chúng.
Điển hình là viết bài “Vấn nạn Hồ Chí Minh là một hay hai nhân vật khác nhau” của Nguyễn Văn Thái, trong đó loay hoay cắt nghĩa, tìm lý lẽ minh chứng Hồ Chí Minh đã chết năm 1932-1933, viện dẫn kết quả nghiên cứu của giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, rồi kết luận: Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương người Trung Quốc.
Bài viết “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan” của Phạm Quế Dương bịa đặt rằng: “Năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp”.
Bài viết “Hồ Chí Minh là ai?” của Nguyễn Gia Định, cố tình đưa ra lý lẽ chứng minh “Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung: ba không thể là một”. Còn Le Nguyen thì tỏ vẻ là người hiểu biết rõ về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Hồ Chí Minh để kể chuyện bịa đặt: “Lúc ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm (anh cả của Nguyễn Tất Thành) và bà Nguyễn thị Thanh (chị của Nguyễn Tất Thành) còn sống ở Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề về quê nhà để thăm hai anh, chị ruột. Thậm chí khi hai người nầy qua đời, Hồ Chí Minh cũng không về Nghệ An để phúng điếu. Ðối với gia đình xem như là người xa lạ và tuyệt tình. Thậm chí một hành vi nghĩa tử nghĩa tận đối với cái chết của anh và chị ruột, Hồ Chí Minh cũng không làm. Trong suốt thời gian làm chủ tịch, Hồ Chí Minh không bao giờ tổ chức được một buổi ăn sum họp gia đình hay kỵ giỗ cha mẹ, ông bà tổ tiên. Thái độ này của Hồ Chí Minh phản ánh một tâm lý hoàn toàn khác biệt với tâm lý của Nguyễn Tất Thành”.
Sự thâm độc của Trần Mai Trung thể hiện rõ qua bài viết: “Những khúc quẹo cuộc đời”, vu khống: 1- “Nếu ông Sắc còn sống đến năm 1953 thì chắc bị ông Hồ chôn sống trong cuộc Cải cách ruộng đất vì làm Tri huyện và đánh chết người dân”; 2- bịa đặt: “Sau khi cha bị mất chức, Nguyễn Tất Thành đành nghỉ học, hi vọng làm quan như cha không thành. Ông Sắc nhờ ông Phan giúp đỡ Thành đến Pháp tìm tương lai”; 3- dựng chuyện: “Nguyễn Tất Thành đến Pháp để kiếm sống chứ không vì yêu nước; đến Liên Xô học tập hy vọng có việc làm kiếm lương hằng tháng, chứ không phải vì cách mạng Việt Nam”; 4- đặt điều: “Quốc tế cộng sản và Đảng CS Liên Xô đánh giá khả năng của Hồ Chí Minh “dưới trung bình, làm việc không chuyên nghiệp, không có tinh thần cách mạng”; quy kết kiểu phản động: “Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, góp phần xây dựng thế giới đại đồng, vô tổ quốc. Đã là vô tổ quốc thì không thể gọi là yêu nước. Hồ và đảng CS sử dụng những kỹ thuật đấu tranh do QTCS huấn luyện, giành ngọn cờ dân tộc, độc quyền kháng chiến, giết hại hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước trong các đảng phái Quốc gia đang chống Pháp”!.
2. Những luận điệu nêu trên quả là suy luận mù của kẻ rỗi hơi, bất tài, bất nhân. Những tri thức về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, di sản của Hồ Chí Minh đã được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới nghiên cứu, đánh giá rất rõ ràng, có căn cứ. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; không chỉ đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và tạo dựng tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn đóng góp to lớn cho tiến bộ nhân loại.
“Từ ngày bị đế quốc xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”[i], khi đất nước yêu cầu khẩn thiết về con đường cứu nước vừa giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh là người đáp ứng được yêu cầu khẩn thiết ấy của dân tộc Việt Nam. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh Người đã phải đối diện với nhiều gian truân, vào tù ra tội, vượt qua bao sóng gió, vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu thời cuộc, trải qua các bước khảo cứu đầy tính tư duy độc lập, sáng tạo: Không đi theo con đường của các vị tiền bối, tìm hiểu một số cuộc cách mạng tư sản, cuối cùng tìm được và quyết định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Vì Người nhận thấy: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[ii].
Sau khi tìm được con đường cứu nước phù hợp, Hồ Chí Minh xúc tiến các điều kiện thành lập Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi. Qua thời gian chuẩn bị về lý luận, tổ chức và cán bộ, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Công sản Việt Nam vào tháng 2/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo, trong đó xác định những vấn đề cơ bản đường lối cách mạng Việt Nam. Lịch sử gọi đó là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
3. Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng hoàn chỉnh chủ trương, đường lối phù hợp từng giai đoạn lịch sử, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại, tạo dựng cơ đồ đất nước Việt Nam hôm nay thật đáng tự hào. Những thắng lợi to lớn của đất nước là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh là người có công khởi đầu, tìm đường, dẫn lối.
Là con người, ai cũng có mặt ưu và nhược, Hồ Chí Minh cũng vậy. Ngoài một số điều như hay hút thuốc, thì Hồ Chí Minh là người có rất nhiều ưu điểm để hậu thế học tập về cách làm việc, sinh hoạt, cuộc sống, đối nhân xử thế… Hồ Chí Minh đã tạ thế, nhưng tên tuổi luôn vang vọng, luôn sống trong tấm lòng những con ngươi yêu nước, thương nòi, yêu chuộng hòa bình, vì tiến bộ xã hội. Vì vậy, Việt Nam càng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là con người thật, có công thật, để lại di sản thật, nên dù ai nói ngả nói nghiêng thì giá trị thật đó vẫn là sự thật. Những gì mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại chính là căn cứ thực tế chắc chắn nhất, minh tường nhất đủ bẻ gãy những luận điều xuyên tạc, chống phá Hồ Chí Minh.
Moi sự xuyên tạc, chống phá Hồ Chí Minh đều vô ích!
[i] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.3.
[ii] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, tr.289 và Tập 12, tr.563.
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024
Sự dối trá trơ trẽn của truyền thông Hàn Quốc
Truyền thông Hàn Quốc trơ trẽn và dối trá ra sao thì các bạn cũng biết rồi, đúng không? Và sự thực, phim ảnh, tài liệu của Hàn Quốc để “dựng lại lịch sử” phần lớn cũng là những tác phẩm xuyên tạc, bịa đặt không hơn không kém.
Phản bác quan điểm sai lầm về Hồ Chí Minh: Sự thật về học vấn và hành trình tìm đường cứu nước!
Đã thành thông lệ, cứ đến dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên các trang mạng lại đua nhau viết bài nhằm bôi nhọ, hạ bệ thần tượng của dân tộc ta. Ngày 15/5/2024, trên trang Tiếng Dân News, Tưởng Năng Tiến có bài: “Nguyễn Tất Thành” với những quan điểm sai lệch. Bài viết này phản bác các luận điểm của Tưởng Năng Tiến về học vấn và mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh.
1. Bài viết của Tưởng Năng Tiến cho rằng Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh là người ít học(!). Họ viết: “con đường học vấn của ổng (Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh – TG) không dài và dường như cũng không được suôn sẻ gì cho lắm”! Đúng là, Người học qua trường lớp không nhiều, nhưng bằng con đường tự học mà Người có được khối kiến thức khổng lồ. Người thông thạo nhiều ngoại ngữ và kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực như chính trị, lịch sử, xã hội, văn học, nghệ thuật… Kiến thức mà Người có được không chỉ học ở trường lớp mà phần lớn là bằng con đường tự học trong sách vở, học bạn bè, đồng nghiệp, tham gia nhiều tổ chức để vừa hoạt động vừa học tập. Việc học viết báo của Người là một ví dụ. Người kể, hồi ở Pháp, người bạn Pháp dạy người viết báo, bắt đầu từ viết ngắn, khi viết ngắn được rồi, người bạn Pháp lại yêu cầu cũng nội dung ấy phải viết dài, khi viết dài được người bạn Pháp lại yêu cầu cũng nội dung ấy nhưng phải viết ngắn. Bằng cách học như vậy mà sau này ngắn, dài Người đều viết được cả.
Điều ấy lại càng làm cho chúng ta tin yêu, kính phục Hồ Chí Minh. Bởi ngày nay, không ít người học hết trường nọ, lớp kia, học trong nước, học ngoài nước nhưng kiến thức của họ lại chẳng được bao nhiêu. Những người này dù có bằng thật nhưng kiến thức lại không tương xứng. Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh dù bằng cấp không nhiều, nhưng kiến thức lại rộng lớn ở nhiều lĩnh vực, đó là sự hiểu biết của thánh nhân. Bởi, cổ nhân chia ra ba loại người. Loại người thứ nhất, là người không học mà biết gọi là thánh nhân; loại người thứ hai là người học mà biết gọi là quân tử; loại người thứ ba là người học mà không biết là tiểu nhân. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh học ít nhưng biết nhiều, người là thánh nhân. Điều ấy cho thấy Tưởng Năng Tiến chê bai Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh ít học lại chứng tỏ điều ngược lại, sự uyên bác của một thánh nhân, học một biết mười, biết hàng trăm.
2. Trong bài viết của mình, Tưởng Năng Tiến nhắc đến ý kiến người nọ người kia cho rằng, Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài không phải tìm đường cứu nước mà là vì miếng cơm manh áo(!)
Để chứng minh cho điều trên, họ trích dẫn: “Năm 1960, tập sách Bác Hồ do nhiều tác giả viết in tại Hà Nội đã được Bác Hồ xem. Khi đọc, Bác nói với đồng chí thư ký: Bác không có ý định dừng lại Phan Thiết song đến đó thì tiền lộ phí đã cạn mới quyết định ở lại tìm việc làm để có tiền đi tiếp cuộc hành trình…
Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành xin vào học một trường kỹ thuật do Pháp quản lý, dạy về hàng hải. Sau này, đồng chí Hà Huy Giáp kể lại, có lần Bác nói: “Bác đâu có ý định học thợ, nhưng trong lúc lang thang để tìm cách sang phương Tây, mà có nơi cho mình học, có cái ăn là mình vô thôi”.
Vin vào đó, họ viết tiếp: “Cũng với cách suy nghĩ tương tự (“có cái ăn là mình vô thôi”) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nộp đơn xin “vô” Trường Thuộc Địa nhưng không lọt”. Theo họ, TS. Vũ Ngự Chiêu đã viết về sự kiện này như sau: “Trong biên khảo tam ngữ ‘Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành’ (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như Hồ Chí Minh sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng v.v…). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Địa, Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Đại học Phương Đông của Liên Xô – Nga 12 năm sau”.
Sự dẫn giải của họ như trên không thể kết luận rằng Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh, đi ra nước ngoài chỉ vì miếng cơm, manh áo. Bởi trong sách những mẩu chuyện về Bác Hồ, đã viết, trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã rủ một người bạn đi cùng, người bạn hỏi đi bằng cách nào, Người đã chìa đôi bàn tay ra và nói đây đi bằng cái này, bằng đôi bàn tay, bằng sức lao động của mình, bằng sự tự lực cánh sinh. Vì thế, trên hành trình ra nước ngoài và những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Người đã làm nhiều nghề để kiếm sống từ phụ bếp, thợ ảnh đến thợ sửa giầy. Bởi lẽ, người ta chẳng thể làm gì với cái dạ dầy bị lép kẹp. Có thực mới vực được đạo. Trước khi sáng tác văn học, nghệ thuật hay làm bất cứ thứ gì khác thì người ta phải sống đã.
Thế nên, để đến với thế giới văn minh, để tìm hiểu sự thật sau các chữ tự do, bình đẳng, bác ái là như thế nào và làm gì, làm như thế nào để có được điều ấy thì trước tiên phải sống. Mà muốn sống thì phải có cái ăn uống, cái mặc, nơi ở; do vậy, nó được đặt ra trước mắt đòi hỏi phải giải quyết ngay. Không vì thế mà cho rằng, Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài là vì cuộc sống cá nhân mình, hòng làm lu mờ mục đích cao cả của Người là tìm đường cứu nước, cứu dân.
Điều ấy, được chính Tưởng Năng Tiến thừa nhận. Khi ông viết: “Có người nêu câu hỏi: “Hồ Chí Minh ra đi cứu nước hay kiếm cơm?” và Tưởng Năng Tiến tự trả lời: “Theo tôi (Tưởng Năng Tiến) thì cả hai và không có cái nào sai cả. Có thực mới vực được đạo chứ. Hơn nữa, cứu cánh (vẫn) biện minh cho phương tiện cơ mà”.
Vậy nên, ý kiến của một số người cho rằng, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh ra nước ngoài là vì miếng cơm manh áo là sự thiển cận có chủ ý, hòng làm lu mờ mục đích tối thượng của Người là tìm đường cứu nước, cứu dân. Vì thế, những ai phê phán, xuyên tạc về Hồ Chí Minh chẳng khác nào tự phỉ nhổ vào mặt mình./.
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024
Không có gì quý hơn độc lập, tự do
Lịch sử thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là minh chứng rõ nhất cho đường lối đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã lựa chọn chủ nghĩa Mác- Lênin – chủ nghĩa cộng sản là kim chỉ nam cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, không hiểu do thiếu hiểu biết về lịch sử hay ấu trĩ về nhận thức mà mới đây Việt Tân phủ nhận sạch trơn Chủ nghĩa Cộng sản đối với tiến trình lịch sử phát triển của Việt Nam, chúng cho rằng “Giá mà không có cộng sản thì nước ta đã cất cánh từ lâu rồi. Chưa chắc Singapore, Đại Hàn, Thái Lan… có cửa để cạnh tranh”. Status này của Việt Tân nhằm họa thêm cho nhận định của một kẻ vô danh về khoa học lịch sử và chính trị có tên Hoàng Thị Tùng Lâm: “Giá như không có chủ nghĩa cộng sản du nhập vào Việt Nam thì nước ta đã không bị chiến tranh ý thức hệ và sự thống trị của nó tàn phá thảm khốc. Thời bình dân vẫn còn vô vàn khổ cực, khổ từ chuyện học hành của trẻ em đến chuyện đất đai của người lớn…”.
Những phát biểu kiểu này chỉ lặp lại một lối mòn tư duy đã ăn sâu vào não giới chống cộng cờ vàng, khi cho rằng mọi vấn đề mà đất nước đã và đang gặp phải từ năm 1945 đến nay đều “tại cộng sản”. Đó là một cách nhìn thiếu công bằng, méo mó và thiển cận, khi cố phủ nhận cả nguyên nhân sâu xa lẫn giá trị lịch sử của phong trào cộng sản tại Việt Nam.
Quay lại lịch sử đất nước trước năm 1930, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát. Biết bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu một đường lối chính trị đúng đắn soi đường. Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng đã tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. Các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản dân tộc cũng không thể mang lại độc lập, tự do cho dân tộc… Chỉ khi Bác Hồ, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam mới giành được những thắng lợi vẻ vang, khiến cho thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ hùng mạnh đều phải ngả mũ, cúi đầu.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, không có tuyên ngôn độc lập từ phía Việt Minh, Pháp sẽ không cần dựng lên chính thể Quốc gia Việt Nam, và vì thế cũng sẽ không tạo cửa tiến thân cho Ngô Đình Diệm. Miền Nam Việt Nam cũng sẽ không nhận được lượng viện trợ khổng lồ từ phương Tây để rồi có một chút phồn hoa ngắn ngủi. Trong bối cảnh đó, liệu Việt Nam có giành được độc lập và thống nhất không, hay sẽ như nhiều dân tộc ở Trung Đông và Châu Phi mà cho đến nay vẫn bị chia cắt vì di sản từ thời thuộc địa, để rồi liên tục rơi vào chiến tranh tôn giáo và sắc tộc? Nên nhớ vào năm 1945, thực dân Pháp mới là thế lực bóc lột người dân Việt Nam, trật tự phong kiến mới là thứ tước đi quyền và hy vọng của những người nghèo trong xã hội, và phong trào cộng sản đã mạnh lên vì được lòng dân trong hoàn cảnh đó.
Và các nhà chống cộng có liêm sỉ không, khi không hề nhắc đến trách nhiệm của họ – những người làm tay sai cho Pháp và Mỹ để đổi lấy đặc quyền đặc lợi trên đại đa số người dân Việt Nam, cho đến khi thua trận vì mất lòng dân? Có thể thấy, khi phát biểu những lời phủ định vai trò của chủ nghĩa cộng sản đối với Việt Nam, đảng Việt Tân không dám nhìn thẳng vào sự thật, mà chỉ phát biểu dựa trên lòng hận thù của chúng, đồng thời càng phô bày thêm tình trạng lệ thuộc của của vào phương Tây. Sau gần nửa thế kỷ, có vẻ họ vẫn chưa rút ra được bài học.
Ngược lại với những gì Việt Tân xuyên tạc, sau 94 năm thành lập Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ nghĩa Cộng sản vẫn khẳng định vị trí của mình trong những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong suốt những năm qua. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 35 trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD. Về giáo dục, chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành ngay từ đầu năm 2017 với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%… Những thành tựu và kết quả đạt được trong đời sống kinh tế, chính trị của Việt Nam, việc người dân Việt Nam đang được sống trong hòa bình, độc lập… là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy vai trò lịch sử của chủ nghĩa cộng sản trong đường lối mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn.
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024
Moi sự xuyên tạc, chống phá Hồ Chí Minh đều vô ích!
1. Lâu nay những kẻ vô công rỗi nghề, lực lượng thù địch, phản động thường nghĩ ra lắm trò xuyên tạc, hòng bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín, bóp méo hình tượng Hồ Chí Minh, chống phá cách mạng Việt Nam. Chắc chắn, bạn đọc là người có hiểu biết, có văn hóa thì dễ dàng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn chúng.
Điển hình là viết bài “Vấn nạn Hồ Chí Minh là một hay hai nhân vật khác nhau” của Nguyễn Văn Thái, trong đó loay hoay cắt nghĩa, tìm lý lẽ minh chứng Hồ Chí Minh đã chết năm 1932-1933, viện dẫn kết quả nghiên cứu của giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, rồi kết luận: Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương người Trung Quốc.
Bài viết “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan” của Phạm Quế Dương bịa đặt rằng: “Năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp”.
Bài viết “Hồ Chí Minh là ai?” của Nguyễn Gia Định, cố tình đưa ra lý lẽ chứng minh “Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung: ba không thể là một”. Còn Le Nguyen thì tỏ vẻ là người hiểu biết rõ về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Hồ Chí Minh để kể chuyện bịa đặt: “Lúc ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm (anh cả của Nguyễn Tất Thành) và bà Nguyễn thị Thanh (chị của Nguyễn Tất Thành) còn sống ở Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề về quê nhà để thăm hai anh, chị ruột. Thậm chí khi hai người nầy qua đời, Hồ Chí Minh cũng không về Nghệ An để phúng điếu. Ðối với gia đình xem như là người xa lạ và tuyệt tình. Thậm chí một hành vi nghĩa tử nghĩa tận đối với cái chết của anh và chị ruột, Hồ Chí Minh cũng không làm. Trong suốt thời gian làm chủ tịch, Hồ Chí Minh không bao giờ tổ chức được một buổi ăn sum họp gia đình hay kỵ giỗ cha mẹ, ông bà tổ tiên. Thái độ này của Hồ Chí Minh phản ánh một tâm lý hoàn toàn khác biệt với tâm lý của Nguyễn Tất Thành”.
Sự thâm độc của Trần Mai Trung thể hiện rõ qua bài viết: “Những khúc quẹo cuộc đời”, vu khống: 1- “Nếu ông Sắc còn sống đến năm 1953 thì chắc bị ông Hồ chôn sống trong cuộc Cải cách ruộng đất vì làm Tri huyện và đánh chết người dân”; 2- bịa đặt: “Sau khi cha bị mất chức, Nguyễn Tất Thành đành nghỉ học, hi vọng làm quan như cha không thành. Ông Sắc nhờ ông Phan giúp đỡ Thành đến Pháp tìm tương lai”; 3- dựng chuyện: “Nguyễn Tất Thành đến Pháp để kiếm sống chứ không vì yêu nước; đến Liên Xô học tập hy vọng có việc làm kiếm lương hằng tháng, chứ không phải vì cách mạng Việt Nam”; 4- đặt điều: “Quốc tế cộng sản và Đảng CS Liên Xô đánh giá khả năng của Hồ Chí Minh “dưới trung bình, làm việc không chuyên nghiệp, không có tinh thần cách mạng”; quy kết kiểu phản động: “Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, góp phần xây dựng thế giới đại đồng, vô tổ quốc. Đã là vô tổ quốc thì không thể gọi là yêu nước. Hồ và đảng CS sử dụng những kỹ thuật đấu tranh do QTCS huấn luyện, giành ngọn cờ dân tộc, độc quyền kháng chiến, giết hại hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước trong các đảng phái Quốc gia đang chống Pháp”!.
2. Những luận điệu nêu trên quả là suy luận mù của kẻ rỗi hơi, bất tài, bất nhân. Những tri thức về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, di sản của Hồ Chí Minh đã được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới nghiên cứu, đánh giá rất rõ ràng, có căn cứ. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; không chỉ đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và tạo dựng tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn đóng góp to lớn cho tiến bộ nhân loại.
“Từ ngày bị đế quốc xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”[i], khi đất nước yêu cầu khẩn thiết về con đường cứu nước vừa giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh là người đáp ứng được yêu cầu khẩn thiết ấy của dân tộc Việt Nam. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh Người đã phải đối diện với nhiều gian truân, vào tù ra tội, vượt qua bao sóng gió, vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu thời cuộc, trải qua các bước khảo cứu đầy tính tư duy độc lập, sáng tạo: Không đi theo con đường của các vị tiền bối, tìm hiểu một số cuộc cách mạng tư sản, cuối cùng tìm được và quyết định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Vì Người nhận thấy: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[ii].
Sau khi tìm được con đường cứu nước phù hợp, Hồ Chí Minh xúc tiến các điều kiện thành lập Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi. Qua thời gian chuẩn bị về lý luận, tổ chức và cán bộ, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Công sản Việt Nam vào tháng 2/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo, trong đó xác định những vấn đề cơ bản đường lối cách mạng Việt Nam. Lịch sử gọi đó là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
3. Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng hoàn chỉnh chủ trương, đường lối phù hợp từng giai đoạn lịch sử, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại, tạo dựng cơ đồ đất nước Việt Nam hôm nay thật đáng tự hào. Những thắng lợi to lớn của đất nước là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh là người có công khởi đầu, tìm đường, dẫn lối.
Là con người, ai cũng có mặt ưu và nhược, Hồ Chí Minh cũng vậy. Ngoài một số điều như hay hút thuốc, thì Hồ Chí Minh là người có rất nhiều ưu điểm để hậu thế học tập về cách làm việc, sinh hoạt, cuộc sống, đối nhân xử thế… Hồ Chí Minh đã tạ thế, nhưng tên tuổi luôn vang vọng, luôn sống trong tấm lòng những con ngươi yêu nước, thương nòi, yêu chuộng hòa bình, vì tiến bộ xã hội. Vì vậy, Việt Nam càng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là con người thật, có công thật, để lại di sản thật, nên dù ai nói ngả nói nghiêng thì giá trị thật đó vẫn là sự thật. Những gì mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại chính là căn cứ thực tế chắc chắn nhất, minh tường nhất đủ bẻ gãy những luận điều xuyên tạc, chống phá Hồ Chí Minh.
Moi sự xuyên tạc, chống phá Hồ Chí Minh đều vô ích!
[i] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.3.
[ii] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, tr.289 và Tập 12, tr.563.
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024
Bác bỏ luận điệu quy kết, chụp mũ nhằm phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh
Như đã biết, hiện tượng lạm dụng, lợi dụng quyền lực của một số cán bộ, đảng viên dẫn đến thoái hóa, biến chất, vướng vào tham nhũng, tiêu cực là do họ sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham lam, vụ lợi, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương, v.v. Và, cần khẳng định rõ: tuyệt nhiên, những hiện tượng đó không phải là toàn bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên, mà chỉ ở một bộ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trên thực tế, đại đa số cán bộ, đảng viên luôn giữ gìn đạo đức cách mạng trong sáng, cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Nhân dân. Ngay sau khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo những nguy cơ suy thoái của một đảng cầm quyền, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Người chỉ ra ba nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đảng cầm quyền: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời thực tiễn, xa rời nhân dân và chủ nghĩa cá nhân. Trong đó, chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh gốc, nó đẻ ra hàng trăm thứ bệnh, thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên, nên Người đặc biệt quan tâm đến việc phòng, chống các nguy cơ, nhất là phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên của Đảng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[1]. Như vậy, Hồ Chí Minh không chỉ dự báo, mà còn luôn giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, lạm dụng, lợi dụng quyền lực khi được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó nhiệm vụ cách mạng, để cán bộ, đảng viên thực sự “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”, chứ không phải như các thế lực thù địch quy kết rằng: “những hiện tượng lạm dụng, lợi dụng quyền lực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là do Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò cầm quyền của Đảng”! Luận điệu này cần phải lên án, đấu tranh bác bỏ./.
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc Quy định 142 của Bộ Chính trị
Cần khẳng định: xuất phát từ thực tiễn, Quy định số 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ ra đời trong bối cảnh nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao phải nhận kỷ luật Đảng vì chịu trách nhiệm khi để cấp dưới của mình vi phạm khuyết điểm, làm sai, làm trái pháp luật, tham nhũng,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và của cá nhân, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 142, với thời gian thực hiện thí điểm này là 05 năm kể từ khi ban hành được xem là một hướng mới trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị trong việc chủ động lựa chọn cán bộ cấp phó để giúp việc cho mình, vừa xây dựng tập thể cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực, phẩm chất, đoàn kết, cùng hành động vì lợi ích chung.
Quy định số 142 đã cụ thể phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ, gồm: giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của đơn vị mình; bầu bổ sung ủy viên Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý. Người đứng đầu được quyền giới thiệu 01 nhân sự trong quy hoạch tại chỗ, hoặc 01 nhân sự từ nguồn ở nơi khác cho 01 chức danh để cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào danh sách, tiến hành quy trình công tác cán bộ để hoàn thiện ban lãnh đạo của cơ quan, đơn vị mà mình được giao phụ trách. Có thể thấy, Quy định số 142 đã tăng quyền cho người đứng đầu trong việc lựa chọn nhân sự cấp phó trực tiếp của mình. Đồng thời, cũng quy trách nhiệm đích danh người giới thiệu. Cụ thể, tại Điều 6, xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, Quy định này nhấn mạnh: người đứng đầu bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu; thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong các trường hợp sau: Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác. Miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định. Việc xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp vi phạm quy định này được thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các quy định có liên quan.
Đây là một bước đột phá của Đảng khi đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lựa chọn nhân sự cấp dưới của mình, chấm dứt tình trạng tồn tại lâu nay là không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra sai sót trong việc giới thiệu nhân sự. Quy định mới tạo ra sự minh bạch, công tâm hơn trong công tác tổ chức cán bộ; đồng thời, kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Vì vậy, các tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc để Quy định này sớm đi vào thực tiễn cuộc sống./.
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024
“Trò lố” của hai dân bẩu Huê Kỳ
Ngày 11/5, trang facebook Đài RFA đăng bài: “Hai Dân biểu Hoa Kỳ ra nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền của Việt Nam”. Theo bài viết, hai Dân biểu Hoa Kỳ đồng chủ tịch Ủy ban Việt Nam tại Quốc hội Mỹ - bà Michelle Steel và ông Lou Correa vào ngày 10/5 ra nghị quyết “Lên án Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ tù các nhà báo độc lập, giới bảo vệ nhân quyền, các nhân vật tôn giáo và những tiếng nói đối lập ở Việt Nam”. Trong đó, đưa ra danh sách 31 người mà họ cho là tù nhân lương tâm, như: Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Vũ Bình,... Đồng thời, lên án Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền, v.v.
Cần khẳng định ngay rằng: những nội dung của nghị quyết của hai Dân biểu nói trên là trò lố bịch, hoàn toàn phi lý, thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam. Bởi vì:
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán tôn trọng, bảo đảm thực thi các quyền con người trong Hiến pháp, pháp luật và trên thực tế đời sống xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền, thành lập ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng, Nhà nước luôn đặt quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của công dân lên hàng đầu. Vấn đề này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 02/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó, quyền con người được quy định rõ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và hệ thống pháp luật hiện hành. Tại Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật,...”. Trong các văn kiện lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định rõ nội dung, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo bảo đảm quyền con người. Trong Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) “Về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng”, đã xác định những nội dung cốt lõi nhất về quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”, v.v.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng về quyền con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa (ký ngày 24/9/1982); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (ký ngày 18/12/1982); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ký ngày 19/3/1982); Công ước về quyền trẻ em (ký ngày 20/02/1990),… và những công ước này đều đã được luật hóa trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Trên thực tế, mọi công dân Việt Nam được đảm bảo về nhân quyền, như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại,… không những được thể hiện qua bức tranh sinh động đang hiện hữu trong đời sống xã hội mà còn được cộng đồng quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao. Phát biểu tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 07/5 vừa qua, bà Kelly Billingsley, Phó đại diện thường trú tại Liên hợp quốc của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người,...” đã minh chứng cho những thành tựu trong bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.
Thứ hai, ở Việt Nam hoàn toàn không có “tù nhân lương tâm”, chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật và bị các cơ quan chức năng truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Những đối tượng nằm trong danh sách được nghị quyết nêu ra đều có những hành vi vi phạm pháp luật và bị các cơ quan thực thi pháp luật xét xử khách quan với đầy đủ bằng chứng, đúng người, đúng tội. Đơn cử như: Trương Duy Nhất phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, Điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015 hay Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Vũ Bình đã phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ Luật Hình sự 2015, v.v. Chính vì thế, cái gọi là “tù nhân lương tâm” chỉ là sự bịa đặt, suy diễn sai lệch công tác pháp lý, cố tình vu cáo Việt Nam mà thôi. Bởi lẽ, khi có hành vi phạm tội, đối tượng phải chịu sự điều tra, truy tố, xét xử công khai, bị tuyên án và phải chịu hình phạt theo quyết định của tòa án là hoàn toàn bình thường, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ làm vậy.
Thứ ba, việc Việt Nam được giới thiệu và bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 là hoàn toàn xứng đáng, phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế. Xuất phát từ những thành tựu, tiến bộ trong bảo đảm nhân quyền, quyền con người mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhất quán, kiên trì thực hiện trong suốt những năm qua nên đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tín cử là đại diện cho Khối tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và trúng cử với tín nhiệm cao. Và trên thực tế, Việt Nam đã, đang phát huy tốt vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 khi tích cực tham gia và chủ trì các nghị quyết đề cao Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, biến đổi khí hậu và quyền con người…; có nhiều đóng góp thiết thực đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Nổi bật là, Việt Nam đã chứng tỏ vai trò của mình trong lĩnh vực quyền con người trên phạm vi toàn cầu khi hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất diễn ra vào tháng 02/2023; Việt Nam đã đề xuất và soạn thảo để Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) (ngày 03/4/2023), v.v.
Hơn nữa, thông thường nghị quyết phải do một tập thể cơ quan, tổ chức thảo luận, nhất trí ban hành. Đằng này, lại do 02 cá nhân đơn lẻ là dân biểu tự đưa ra cái gọi là “nghị quyết” thì đúng là phi lý, “dân chủ” kiểu Mỹ. Và, thử hỏi, với tư cách gì mà bà Michelle Steel và ông Lou Correa lại còn đòi lên án Đại hội đồng Liên hợp quốc? Thật nực cười cho cái “trò lố” của hai vị./.