Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Cuộc chiến bảo vệ Biên giới Phía Bắc - Niềm tự hào dân tộc!

 Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến các dấu mốc lịch sử, các ngày lễ, kỷ niện các sự kiện trong nước, quốc tế. Với mỗi người con đất Việt, tháng 2/2024, còn có ý nghĩa rất đặc biệt, bởi kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; tháng diễn ra các ngày Tết cổ truyền của dân tộc; một số lễ hội truyền thống của các địa phương trải dài khắp cả nước, ngày Thầy thuốc việt Nam… Chỉ riêng thông tin về 45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, thì có thể nói, đây là cơ hội “béo bở” để các trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước Việt Nam, cũng như các trang mạng phản động ở nước ngoài như Thoibao.de, RFA Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, Việt Tân… ra sức thêu dệt, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thậm chí vu cáo xuyên tạc về cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ biên giới ở phía Bắc Tổ quốc Việt Nam ta.



Trên Thoibao.de ngày 16/02/2024 có bài “Vì sao không có Huân chương chống Trung Quốc” của tác giả với bút danh gọi là “Trà My”. Theo tác giả, “Những ngày gần đây, trên mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị, nổi lên câu hỏi mà nhiều người dân Việt Nam thắc mắc: “Ti sao có Huân chương Kháng chiến chng Pháp, chng M, nhưng li không có Huân chương Kháng chiến chng quân Trung Quc xâm lược?” và Công lun cho rng, đây là vic cn có đ tri ân nhng chiến sĩ Vit Nam anh dũng, đã ngã xung trong cuc chiến tranh bo v biên gii. Nếu không, điu này là thiếu công bng cho nhng người tng tham gia chiến đu, bo v biên gii phía Bc cũng như chiến trường Campuchia”!?; hay “Nghiêm trng hơn, trong nhng dp k nim ngày Thương binh Lit sĩ 27/7 hàng năm, truyn thông nhà nước Vit Nam ch nhc ti thương binh, lit sĩ ca hai cukháng chiến chng Pháp, chng M, mà hoàn toàn làm lơ nhng lit sĩ, thương binh, đã đ máu trong cuc chiến tranh chng Trung Quc. Đã khiến công lun phđt câu hi: Phi chăng, các thương binh, lit sĩ trong cuc chiến chng Trung Quc, đã b chính quyn lãng quên?”;  “… Vy mà, Ban lãnh đĐng Cng sn Vit Nam vn coi Ban lãnh đo Trung Quc là đng chí tt, anh em tt, bn bè tt, coi trng hơn quyn li ca quc gia, dân tc. Điđó cho thy, Đng Cng sn Vit Nam xem trng Trung Quc, hơn là trung thành vi t quc”(!?).

Không cần nhắc lại nguyên nhân, diễn biến, mức độ tàn phá, cũng như quy mô, hậu quả, hệ lụy của Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc…, bởi điều này, bất cứ người dân Việt Nam yêu nước và công luận tiến bộ trên thế giới cũng đều biết và hiểu rõ. Tuy vậy, cũng phải khẳng định lại rằng, mỗi khi Tổ quốc có họa xâm lăng, cả Dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng, với ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” cùng hào khí dựng nước, đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam vang dậy non sông, đã ăn sâu tận máu, xương của cả dân tộc, được hun đúc liên tục, suốt chiều dài lịch sử, ngàn năm văn hiến. Sự quả cảm, anh dũng hy sinh, không tiếc thân mình “quyết tử, cho Tổ quốc quyết sinh”… cùng đạo lý, nghĩa cử cao đẹp “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả, nhớ kẻ trồng cây” luôn là truyền thống quý báu, đồng hành trải dài hàng ngàn năm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, với giọng lưỡi của Trà My – thì đây là luận điệu vu cáo, xuyên tạc, đổi trắng thay đen của lũ việt gian, lưu manh phản động, bán nước bồi bút cho cái gọi là “Thoibao.de” và chính tác giả bút danh cái gọi là “Trà My”. Thoibao.de và Trà My đã cố tình chọc ngoáy, khoét sâu nỗi đau thương tang tóc tột cùng của chiến tranh, kéo dài sự ngậm ngùi, mất mát đau thương dai dẳng của các gia đình có người thân đã không tiếc máu xương, anh dũng hy sinh trong Cuộc chiến đấu; gây hấn, kích động, đào hố sâu chia rẽ, tăng hận thù dân tộc, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, bóp méo, xuyên tạc trắng trợn về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với những người và gia đình có công với đất nước. Cũng từ luận điệu xuyên tạc này, chúng tạo sự nghi kỵ, mối ngờ vực trong nội bộ người dân, tạo sự so sánh không đáng có về chủ trương, chính sách, sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của Đảng, Nhà nước và cả xã hội với những người đã ngã xuống và người thân của các gia đình có liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc.

Cái gọi là bút danh “Trà My” nên hổ thẹn với lương tâm của chính mình và nhớ rằng, Ở Việt Nam, “Huân chương” là một trong những hình thức khen thưởng để tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân, tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Huân chương Kháng chiến” là một loại huân chương của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đặt ra lần đầu theo Sắc lệnh số 216/SL ngày 20 tháng 8 năm 1948 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Huân chương kháng chiến” để tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân, tập thể (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có công lao, thành tích trong Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). “Huân chương Kháng chiến” có ba hạng: hạng nhất, hạng nhì và hạng ba (Theo Điều 1 Sắc lệnh 43/SL ngày 22 tháng 3 năm 1950). Và điều kiện để được tặng “Huân chương Kháng chiến”: (1) Huân chương Kháng chiến (chống Pháp): Cá nhân (kể cả cá nhân nước ngoài) có công lao, thành tích trong Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) được thưởng các hạng huân chương tùy theo chức vụ và thời gian tham gia kháng chiến. (2) Huân chương Kháng chiến (chống Mỹ): Căn cứ theo Hướng dẫn 124/HD-CT năm 2015 về tiếp tục giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía bắc, hải đảo xa do tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam ban hành. Mốc thời gian để xét khen thưởng chung cho cả nước tính liên tục từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975; trong quá trình tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phạm sai lầm nghiêm trọng. Hiện nay, Theo Luật Thi đua – Khen thưởng (ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003) thì “Huân chương Kháng chiến” không còn nằm trong thang bậc khen thưởng của Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Điều 33 Luật Thi đua – Khen thưởng 2013 quy định 10 loại huân chương, gồm: “Huân chương Sao vàng; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;“Huân chương Dũng cảm”;“Huân chương Hữu nghị”.

Cùng với các chính sách trên, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản, như: Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, quy định “Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”; Nghị định 23/2012/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về “Chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, Công an, Cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”,… Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên công lao của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Để tưởng nhớ, ghi danh các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nghĩa trang được khởi công xây dựng từ năm 1990, mới được nâng cấp, mở rộng quy mô hơn 10 ha, là công trình mang giá trị văn hóa lịch sử, biểu tượng sáng ngời cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần yêu nước của dân tộc. Hiện đây là nơi an nghỉ của 1.864 phần mộ liệt sĩ và 01 mộ tập thể, các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc giai đoạn 1979-1989 (Chỉ riêng tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang đã có gần 5.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, trong đó mới chỉ có trên 1.700 hài cốt được tìm thấy, còn lại trên 3.000 hài cốt vẫn nằm rải rác đâu đó trong các hốc đá, vùi dưới gốc cây bên các sườn núi cheo leo cho đến nay vẫn chưa thể nào tìm và lấy ra đượ̣c). Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về một thời chiến đấu hào hùng nhưng cũng đầy bi tráng của quân đội ta để bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Nghĩa trang trở thành một công trình tưởng niệm vừa bề thế trang nghiêm, vừa mang dáng dấp của một công viên giữa trập trùng núi đá vùng biên viễn Hà Giang. Cùng với Nghĩa trang Vị Xuyên, nhiều địa phương, nhất là các địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học,…

Vì vậy, để trả lời câu hỏi, mà cái gọi là bút danh “Trà My” nêu “Ti sao có Huân chương Kháng chiến chng Pháp, chng M, nhưng li không có Huân chương Kháng chiến chng quân Trung Quc xâm lược?” Và “ Nếu không, điều này là thiếu công bằng cho những người từng tham gia chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Bắc cũng như chiến trường Campuchia”(!?) là đã rõ. Phải nói, đây là mưu hèn, kế bẩn, là cố tình chọc ngáy, tạo sự so sánh, nghi kỵ không đáng có trong nội bộ đất nước và cũng là sự trơ trẽn, láo xược, đểu cáng tột đến cùng của cái gọi là “Trà My”!

Cho dù gần nửa thế kỷ, 45 năm đã trôi qua, lần theo mốc dấu lịch sử, nhìn li cuc chiếbo v biên giphía Bc ca T quc đ thêm mt ln na khng đnh s tht lch s và tính chính nghĩa sáng ngi ca dân tc Vit Nam. Có lẽ, chừng ấy thời gian cũng đủ dài giúp cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học nhất, đầy đủ và chân thực nhất, nhằm tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề do lịch sử để lại và rút ra nhiều bài học quý giá phải trả bằng máu xương. Rất cần phải nhìn lại lịch sử bi hùng của dân tộc, để không ai được phép quên lãng. Với mỗi người và cả dân tộc Việt cần ghi nhớ để sống tốt hơn, ghi nhớ để thêm yêu chuộng hòa bình và để rút ra bài học trong ứng xử bang giao trong mỗi thời điểm, mỗi sự việc phát sinh và trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Trên thực tiễn, cuộc chiến tranh xâm lược mà Trung Quốc tiến hành đối với Việt Nam ở vùng biên giới trên bộ phía Bắc và trên biển, đảo đã diễn ra có tính liên tục trong vòng 10 năm, từ 1979 đến 1989. Trong thời gian đó, đã có hàng vạn đồng bào và chiến sĩ Việt Nam ngã xuống, anh dũng hy sinh để kháng chiến, chặn đứng âm mưu xâm lược của Trung Quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, tự do và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia dân tộc. Sự hy sinh anh dũng của họ đã viết nên khúc tráng ca bất tử, khẳng định sức mạnh, tinh thần yêu nước và tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên công lao của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam. Tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc luôn là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét