Thanh Thiên
Ngày 18 và 19/6 năm 2022, Hội Nhà văn
Việt Nam tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tại Đà Nẵng.
Nhiều tháng trước, Hội nhà văn đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố đề nghị
hỗ trợ mua vé máy bay, vé xe đi lại cho các đại biểu về dự hội nghị. Theo thông
tin từ Hội nhà văn, tối ngày 13/6, Hội đã nhận được sự hỗ trợ của hầu hết các tỉnh,
thành. Riêng Lạng Sơn từ chối cấp kinh phí, còn Hà Nội không trả lời, dù Hội đã
hai lần gửi công văn. Hà Nội có 27 đại biểu được mời. Đươc biết, sau khi tiếp
nhận thông tin từ báo chí, vào trưa ngày 14/6/2022, Thư ký Văn phòng của UBND
thành phố Hà Nội có gọi điện cho Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị cung
cấp danh sách đại biểu tham dự hội nghị để hỗ trợ. Tuy nhiên, lãnh đạo Hội Nhà
văn trả lời rằng đã hai lần gửi công văn cho UBND TP Hà Nội nhưng không thấy phản
hồi nên Hội và chính các đại biểu trẻ Hà Nội đã tìm cách giải quyết.
Câu chuyện là thế, lẽ ra không có gì đáng
ầm ĩ. Nhà văn Lữ Mai, đại biểu của Hội Nhà văn sẽ tham dự hội nghị cho rằng, mọi
người đang có cách hiểu “hơi lệch”, bởi việc hỗ trợ vé máy bay hay kinh phí
không phải quy định bắt buộc “Nếu địa phương không hỗ trợ thì không sai những
rõ ràng là việc nên được khuyến khích, chia sẻ”. Đây là một cái nhìn nhẹ nhàng,
đúng mực của người trong cuộc.
Thế nhưng một kẻ ngoài cuộc, chưa muốn
nói là luôn tìm cách đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam, vừa được nhận giải thơ của
Văn Việt- diễn đàn của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Thái Hạo
trong bài viết “Thất vọng là đúng!” đăng trên mạng xã hội có viết: ““Anh em chúng ta” là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng,
có sứ mệnh chiến đấu với các thế lực – không nghĩ giống chúng ta… Cứ xem cái
cách “nuôi” này thì thấy nhà nước bạc quá. Anh em nên song phẳng, hai mặt một lời.
Rằng đã không “nuôi” nhau nữa thì để “anh em” ra riêng, không làm “chiến sĩ” nữa.
Và “anh em” cũng sẽ nói tiếng nói của mình, không minh họa, không ca ngợi,
không vuốt ve nữa. Cứ “rõ ràng, sòng phẳng, sợ gì”! Điều này cho thấy
sự lộng ngôn và thái độ xấc xược của Thái Hạo khi công kích nhà nước Việt Nam,
phủ nhận sự quan tâm và các chính sách của Đảng, nhà nước đối với giới văn nghệ
sĩ, nhất là hội nhà văn suốt thời gian qua.
Trước hết thấy cần nói đôi lời về Thái
Hạo- “Nhà giáo “không ra nhà giáo và “nhà thơ” cũng không ra nhà thơ, nhưng vài
năm nay được sự vuốt ve, phỉnh nịnh của những kẻ cơ hội chính trị, y đã tự biến
mình thành “nhà dân chủ” để thường xuyên bịa đặt, suy diễn với mục đích chống
phá các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong bài viết của Thái Hạo về
câu chuyện “Nhà văn xin vé”, đọc chỉ vài câu thôi, thì thấy Y đem chuyện nhỏ ra
sàm bàn và kích động. Thiết nghĩ đã đến lúc không chỉ Hội Nhà văn mà tất cả 10
Hội thuộc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam không nên nhận ngân
sách. Người ta đã từng rút ra: “Những thành tựu vĩ đại của các nền văn minh đều
không được Chính phủ tài trợ”. Niu Tơn, Einstein không được Chính phủ trợ cấp để
xây dựng Định luật Vạn vật hấp dẫn và hệ thống lý thuyết tương đối. Nhà Nguyễn
cũng không hề tài trợ để Nguyễn Du viết Truyện Kiều…
Xã hội nào cũng vậy, từ cổ chí kim sẽ
có một số ít người có tài năng thiên phú, họ tự nuôi sống mình bằng những sáng
tạo nghệ thuật. Chỉ có sự thẩm định, đánh giá khắc nghiệt của công chúng và thời
gian mới đảm bảo người cầm bút, người làm nghệ thuật chứng tỏ tài năng cũng như
nỗ lực lao động nghệ thuật vượt bậc. Ở Việt Nam, những “Điêu tàn” của Chế Lan
Viên, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng… đâu có được ai tài
trợ, hầu hết nó được viết ra khi các ông còn trẻ và rất nghèo túng.
Ở nhiều nước có nền văn học phát triển,
Chính phủ không dùng ngân sách để cấp cho một tổ chức như Hội Nhà văn. Nhưng những
quốc gia này lại có các giải Nobel văn chương, có các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
thế giới, tác phẩm của họ trở thành Best-seller xuất bản toàn cầu. Việt Nam ta
đang làm khác. Với hơn 800 hội viên Hội Nhà văn trên cả nước, nhưng chúng ta lại
có quá ít nhà văn có tên tuổi trên toàn cầu, quá ít cây bút best-seller được
đánh giá bởi độc giả. Sau hàng trăm năm phát triển, vẫn chỉ thấy nền văn học
xác định Truyện Kiều như một đỉnh cao. Số nhà văn sống được bằng nghề chỉ đếm
được trên đầu ngón tay.
Sáng tạo nghệ thuật hoàn toàn là công
việc cá nhân, mang tính độc lập cao nhất; nó phải là công việc được thúc đẩy từ
động lực cá nhân bên trong, thay vì sự định hướng, lên kế hoạch. Bởi vậy, một hội
nghề nghiệp dành cho các nhà văn nên là tổ chức giúp nhà văn bảo vệ quyền lợi của
mình, bảo vệ quyền tác giả, bảo vệ bản quyền, đảm bảo quyền tự do xuất bản, tạo
ra một thị trường cho văn học tự do và nghiêm túc có cơ hội phát triển thực sự.
Cần tạo điều kiện, bối cảnh và sức ép tự nhiên để các nhà văn (thực sự) sống được
bằng nghề, lúc đó, tiền vé máy bay tham gia một sự kiện sẽ chỉ là một chuyện nhỏ,
việc riêng của chính nhà văn, thay vì phải có những công văn “xin vé” tới các tỉnh
thành.
Công văn đề nghị xin vé máy bay, và sự
im lặng hay từ chối công khai của các đơn vị tạo ra những tổn thương không đáng
có đối với các nhà văn chân chính. Và nó cũng lại là căn cớ để những kẻ cơ hội
như Thái Hạo xúc xiểm, chọc ngoáy.
Việc Đảng, Nhà nước bao nhiêu năm qua
quan tâm, chăm sóc các văn nghệ sỹ nói chung và các nhà văn, nhà thơ nói riêng
cả về vật chất lẫn tinh thần là việc làm hết sức nhân văn và đáng trân trọng.
Song các nhà văn Việt Nam, bằng tấm lòng yêu nước, cất lên tiếng nói xây dựng
cho thời đại mình đang sống và luôn đồng hành cùng dân tộc mới chính là điều
100 triệu đồng bào mong mỏi ở các nhà văn. Hai chữ “thanh danh” được các nhà
văn phát huy sẽ càng có thêm những tác phẩm thực sự có ý nghĩa cho đời. Và Thái
Hạo cũng đừng cố tình lợi dụng việc này mà công kích, xỏ xiên bôi nhọ chế độ,
làm như thế càng tự bôi bẩn vào mặt mình mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét