Lê Ánh với bài: “Đảng đứng trên Tổ quốc, còn chối cãi gì nữa”, đăng
trên trang Việt Tân ngày 21/6/2022. Họ bắt đầu từ câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng: Hiến pháp là văn kiện pháp lý thứ hai đứng sau Cương lĩnh của Đảng,
Lê Ánh đã suy diễn là Tổng Bí thư “đã mặc nhiên xác nhận “Đảng đứng trên Tổ quốc”.
Không còn chối cãi gì nữa?”(!) Viết vậy, chứng tỏ Lê Ánh và Việt Tân chẳng hiểu
gì cả.
1. Tại sao nói Hiến
pháp là văn kiện pháp lý quan trọng thứ hai, sau Cương lĩnh của Đảng?
Khoản
1, Điều 4 Hiến pháp 2013 xác định: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với Đảng ta,
Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là
ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của
Đảng, nên Cương lĩnh là văn bản “pháp lý” cao nhất của Đảng. Đảng lãnh đạo nhân
dân ta thực hiện nhiệm vụ cách mạng theo cơ cấu Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân làm chủ để vừa phân biệt rõ về nội dung, chức năng, nhiệm vụ, vừa
có quan hệ hữu cơ với nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Qua đó cho
thấy, vị trí của các nhân tố đó không ngang bằng nhau; trong đấy, Đảng giữ vị
trí quan trọng nhất (vị trí lãnh đạo), các thành viên khác (trong đó có Nhà nước)
phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.
Mà
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một nhà nước, dùng để xác định cách thức tổ chức,
thể chế chính trị, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền công dân,
quyền con người. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật
có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó
không được trái và phải phù hợp với quy định của Hiến pháp. Vị trí tối cao này
của Hiến pháp là do nội dung Hiến pháp góp phần phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền
của nhân dân.
Thực
tiễn đất nước ta đã chứng minh, trong thời đại ngày nay, chỉ có Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo thì nhân dân ta mới giành được thắng lợi không chỉ trong
kháng chiến trước kia mà còn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Thật vậy,
trước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước chống thực dân
Pháp diễn ra sôi nổi, không ngừng khắp Bắc, Trung, Nam. Ðó là các phong trào Cần
Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động chống thuế Trung Kỳ, cuộc
vận động Duy Tân, Ðông Kinh nghĩa thục, các phong trào Ðông Du, Tây Du do các sĩ
phu yêu nước chủ xướng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Ðảng tiến
hành, v.v. Các phong trào kể trên đều sáng ngời tinh thần yêu nước, bất khuất,
song tất cả đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại. Như vậy, tất cả các phương
án chính trị của các giai cấp đều đã được đưa ra và được lịch sử khảo nghiệm –
từ đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đến những đường lối theo lập
trường nông dân, lập trường tiểu tư sản, lập trường tư sản. Ðường lối của Việt
Nam Quốc dân Ðảng theo hệ tư tưởng tư sản tưởng chừng có cái mới, tích cực nhất
lúc bấy giờ, nhưng qua khởi nghĩa Yên Bái vừa bùng lên đã tắt ngấm vĩnh viễn,
chỉ còn để lại dư âm câu nói vô vọng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học “Sát thân,
thành thân”.
Giữa
lúc, “tình hình đen tối như không có đường ra” ấy, sự ra đời, lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, không phải là sự áp đặt chủ quan, trái lại bắt nguồn một cách khách
quan từ tính tất yếu lịch sử, từ nhu cầu thiết thân của nhân dân trong đấu
tranh giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc, xây dựng cuộc sống mới cho nhân
dân và bảo vệ Tổ quốc. Vậy là, chỉ khi Đảng Cộng sản ra đời mới lãnh đạo nhân
dân ta giành được thắng lợi, thiết lập lên Nhà nước. Có Nhà nước thì mới có Hiến
pháp.
Như
vậy, văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp phải phục tùng văn bản
pháp lý cao nhất của Đảng là Cương lĩnh. Cho nên nói Hiến pháp – văn kiện chính
trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng là hoàn toàn có cơ
sở pháp lý, cơ sở khoa học.
2. Từ câu
nói Hiến pháp – văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh
của Đảng của Tổng Bí thư, họ lại suy diễn Tổng Bí thư “đã mặc nhiên xác nhận “Đảng
đứng trên Tổ quốc”? Rõ ràng, Tổng Bí thư không nói Đảng đứng trên Tổ quốc, nhưng
phải thấy rằng, nếu không có Đảng Cộng sản thì cũng không có Nhà nước và Tổ quốc
Việt Nam ngày nay!
Như
trên đề cập, trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, các phương án chính trị để
giành độc lập dân tộc đều đã được thử nghiệm và đều không thành công, chỉ từ
khi Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo nhân dân ta mới giành được độc lập dân tộc,
Việt Nam mới có tên trên bản đồ thế giới. Thời kỳ thuộc Pháp nhân dân ta gọi
tình cảnh đất nước lúc đó là nước mất nhà tan. Lúc đó, đến cái tên Việt Nam
trên bản đồ thế giới còn không có thì làm gì có Tổ quốc Việt Nam, mặc dù núi
sông bờ cõi – phương diện tự nhiên lịch sử vẫn còn nguyên đó, nhưng chưa có phương
diện chính trị – xã hội, nên chưa có Tổ quốc đúng nghĩa. Vậy là, khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền, thiết lập về mặt
chính trị – xã hội, Tổ quốc Việt Nam mới tái sinh. Nhân dân ta ngày 06/01/1946
mới lần đầu tiên được đi bầu cử thực hiện quyền công dân của mình mà trước đó
không hề có. Và cũng đến năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam mới mới
ra đời. Như vậy, Đảng không đứng trên Tổ quốc mà là thành tố quan trọng để thiết
lập nên Tổ quốc và khi Đảng Cộng sản ra đời thì Tổ quốc Việt Nam mới được tái
sinh. Thế nên, đừng suy diễn câu nói Hiến pháp – văn kiện chính trị pháp lý
quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng của Tổng Bí thư để cho rằng, “Đảng
đứng trên Tổ quốc”, vì điều đó chứng tỏ Lê Ánh và Việt Tân chẳng hiểu gì./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét