Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng

                


               Mới đây, trên trang baotiengdan.com có bài viết “Cơ chế “dân chủ tập trung” của các ông có vấn đề”của Ann Đỗ. Bài viết cố tình sủa càn, ở đây là  cái nhìn thiếu toàn diện, phát ngôn xằng bậy, mục đích nói xấu chế độ và vấn đề tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Như chúng ta đã biết, vấn đề tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa tập trung và dân chủ; trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài và tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ. Từ lâu đến nay thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “ thứ nhất: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; thứ 2: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; thứ 3: Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, luôn lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Đó là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng, vừa bảo đảm cho Đảng có sự thống nhất về ý chí và hành động, vừa phát huy được dân chủ trong Đảng, tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng; phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng từ bản chất.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành do Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua nêu rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Tập trung hỗ trợ, bảo đảm cho dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ, có sự kiểm soát; dân chủ giúp cho tập trung được thực hiện linh hoạt, đạt hiệu quả cao trong lãnh đạo và quản lý. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc bảo đảm cả hai yếu tố này trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý nhà nước. Dân chủ phải được bảo đảm bởi tập trung và tâp trung phải dựa trên cơ sở dân chủ. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo môi trường cho phát sinh cửa quyền, tham nhũng. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cá nhân chủ nghĩa.

Qua các kỳ Đại hội Đảng, các văn kiện, nghị quyết của Đảng đều đặc biệt nhấn mạnh về vai trò quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 cũng đều nhấn mạnh việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VII khẳng định: “Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đến nhiệm kỳ Đại hội VIII, cụ thể là Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) và Hội nghị Trung ương 7 bàn về công tác xây dựng Đảng và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh tới nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý, trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Nhờ đó, kỷ cương, kỷ luật trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước được giữ vững. Những chủ trương lớn của Đảng, chính sách của Nhà nước đều được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, các cấp quản lý từ cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn và có những bước tiến lớn trong hoạt động./.

 

Duyên Hải

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét