Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

QUYỀN DÂN CHỦ!

             Ngày 26/12/2020, một số người tự xưng là đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân “cộm cán” lâu nay vẫn lên tiếng đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” đã đăng tải trên trang mạng xã hội Tiếng Dân thư gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng có tiêu đề: “Yêu cầu nhà cầm quyền thực thi Hiến pháp 2013, đình chỉ bắt bớ người phản biện ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân lương tâm”. Trong thư họ cho rằng: Tất cả các trường hợp bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra, xử lý trong thời gian qua, như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Trần Đức Thạch,… đều là phản kháng phi bạo lực bằng phản biện báo chí, phản biện xã hội. Và họ đưa ra một loạt yêu cầu, như: chấm dứt bắt bớ; Quốc hội sửa đổi, hủy bỏ các điều luật để khuyến khích phản biện; chỉ đạo thực hiện đầy đủ Hiến pháp 2013, v.v.

Trước hết, cần khẳng định ngay rằng, hệ thống pháp luật của đất nước ta đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng thực tiễn phát triển của xã hội. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan thực thi pháp luật chỉ thực hiện việc bắt giữ công dân để điều tra, xét xử khi có đủ cơ sở, bằng chứng khẳng định công dân đó có hành động, việc làm vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Và các bước tiến hành diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành, không làm sai, đổ oan cho ai.

Trên thực tế, có rất nhiều kênh, hình thức để công dân có thể đóng góp, nêu ý kiến của mình. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp là cơ quan đại diện, luôn sẵn sàng tiếp nhận, truyền tải các ý kiến phản biện, đóng góp xây dựng của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp. Những năm qua, công tác này đã phát huy vai trò, chức năng và hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được dư luận nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, đánh giá cao.


Tuy nhiên, một số công dân đã không thực hiện việc phản biện, đóng góp theo quy định của pháp luật, mà họ tự làm theo cách của mình, theo kiểu “chọc gậy bánh xe”, cố tình làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm công kích, chống lại Nhà nước, chính quyền, đi ngược lại lợi ích của đa số nhân dân. Vì thế, việc họ cho rằng hành động, việc làm của những người họ nêu tên chỉ là “phản kháng phi bạo lực, phản kháng bằng phản biện báo chí” là cố tình bao biện, chối tội cho đồng bọn. Bản thân họ cũng đâu có tốt đẹp gì, sao không tự vấn xem mình là ai? Đã làm được gì cho đất nước, nhân dân chưa? Hay do tự suy thoái về tư tưởng chính trị, sinh ra bất mãn, tiêu cực, bỏ Đảng, quay ra chống chế độ, rồi đưa ra yêu cầu hết sức phi lý. Hơn nữa, họ không phải là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội hợp pháp nên thư gửi này hoàn toàn vô nghĩa và không có giá trị./.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

VIỆT NAM - Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Chỉ một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi tổ chức Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu càng sớm càng tốt trong khi phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời.

Tại các vùng chiến sự ở Nam Việt Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cuộc bầu cử diễn ra trong hoàn cảnh khốc liệt thậm chí phải đổ máu để thực hiện quyền dân chủ của mỗi người dân Việt Nam. 

Hưởng ứng lời kêu gọi, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên diễn ra vào ngày 6/1/1946, bầu ra 333 đại biểu tiêu biểu cho cả nước.

Ông Hải cho biết, 87% đại biểu được bầu là công nhân, nông dân và nhà cách mạng, đồng thời cho biết thêm rằng họ bao gồm 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

Việc tổ chức thành công cuộc bầu cử dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam với Quốc hội, Chính phủ thống nhất, Hiến pháp tiến bộ. và một cơ quan quản lý pháp lý.

Quốc hội là hiện thân của khối đoàn kết dân tộc, đại diện cho ý chí, quyền lực và nguyện vọng của nhân dân.

Tiếp theo thành công của cuộc Tổng tuyển cử, tại phiên họp đầu tiên ngày 2/3/1946, Quốc hội đã bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội do học giả Nguyễn Văn Tố làm Chủ tịch và thành lập Chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được tổ chức với Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất do Quốc hội bầu ra.

Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đã soạn thảo một bản dự thảo Hiến pháp. Tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã nói lên được bản chất dân tộc, dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 10 tháng 11 năm 1946, bản Dự thảo Hiến pháp được công bố rộng rãi trên tờ báo Cứu quốc để lấy ý kiến ​​rộng rãi. Ban soạn thảo có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp các đề án để trình Quốc hội.

Trong khi đó, Ủy ban nghiên cứu quy hoạch xây dựng quốc gia trực thuộc Chính phủ gồm 50 thành viên là trí thức, nhân cách yêu nước, các Bộ trưởng, Thứ trưởng cũng đã nghiên cứu và đưa ra một dự thảo Hiến pháp khác trình Chính phủ.

Chủ yếu dựa trên dự thảo hiến pháp của Chính phủ đã được so sánh với dự thảo hiến pháp của Ủy ban Nghiên cứu Quy hoạch Xây dựng Quốc gia và tham khảo ý kiến ​​hiến pháp của một số quốc gia Châu Âu, Tiểu ban Hiến pháp của Quốc hội đã xây dựng một dự thảo hiến pháp mới và trình lên Quốc hội kỳ họp thứ hai từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11 năm 1946 tại Hà Nội.

Các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những điểm còn hạn chế và bổ sung một số điểm cụ thể trước khi được nhất trí thông qua.

Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với 240 phiếu tán thành trong số 242 đại biểu có mặt.

Đã 75 năm trôi qua, tư tưởng, giá trị mà Chủ tịch Hồ CHí Minh để lại ngày càng rõ nét hơn. Chứng minh rõ hơn nữa:

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một!”



Trương Châu Hữu Danh và "Báo Sạch" là ai ?

Trương Châu Hữu Danh sinh năm 1982, ở ấp Vĩnh Hòa, An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An. Từng có thời là phóng viên của Tạp chí điện tử Làng Mới (Đã bị thu hồi thẻ nhà báo). Nhưng do nhanh nhẹn với thời cuộc khi MXH bùng nổ, hắn tạo cho mình con đường riêng trở thành một Hot face – KOLs trên mạng xã hội với hơn 150.000 người theo dõi.

Lợi dụng sự hỗn mang của mạng xã hội, với chiêu “xông vào điểm nóng”, lợi dụng mác “chống tiêu cực” đã “gãi đúng chỗ ngứa” của công luận Trương Châu Hữu Danh nhanh chóng tạo dựng được tiếng tăm trên mạng xã hội cùng với mác “người hùng” chống tiêu cực để từ đó thu hút sự ủng hộ của công luận nhằm phục vụ cho mưu đồ thật sự của anh ta là “kiếm lợi, kiếm danh” từ lòng tin của công luận.
1. Nổi nhất là trận đánh BOT " bẩn " của Danh và đồng bọn. Mục đích ban đầu lập nhóm là nhằm loại bỏ những trạm thu phí “lợi ích nhóm” nên nhận được sự ủng hộ rất lớn của giới tài xế và công luận cả nước nhưng về sau đã bị chủ soái Trương Châu Hữu Danh biến tướng sang “đánh để bảo kê” , những BOT nào không muốn bị quấy phá thì nôn tiền ra nếu không cứ noi gương BOT Cai Lậy.
Đợt này, Danh và đồng bọn lấy mác "Bạn Hữu Đường Xa" (chường trình do Đài VOH tổ chức) để lừa bịp giới lái xe, khiến họ tưởng rằng đây là những người thuộc Đài Nhà nước, từ đó Danh len lỏi vào giới tài xế và bắt đầu lợi dụng họ để thực hiện việc tạo dựng hiện trường, xúi giục thực hiện các chiêu trò gây tắt nghẽn giao thông, bên cạnh đó Danh còn lợi dụng cái mác "Bạn Hữu Đường Xa" để che chắn cho bản thân, khi bị Công an sờ tới thì y hô hào giới lái xe đứng ra bênh vực, thậm chí là hành hung lực lượng chức năng. Vì vụ này mà Đài VOH suốt mấy năm gặp đủ thứ chuyện, giới lái xe nhiều người nhập trại vì tham gia cùng Danh, còn Danh thì thu hoạch được chục tỏi rồi chuyển hướng sang "con mồi" khác.
Về sau, khi nhận ra mục đích và bộ mặt thật của Danh nên chính một thành viên cốt cán của nhóm “đánh BOT” Ngô Thị Oanh Phương đã lên tiếng vạch mặt “Trương Châu Hữu Danh là kẻ đu bám đề tài đánh BOT để nổi tiếng và cướp công đánh BOT của cả nhóm"... ngay lập tức Danh đã chỉ đạo nhiều người viết bài tấn công cô này và đá cô này khỏi nhóm. Bởi nếu đặt lên bàn cân, những nhà báo bất mãn kia có kiến thức và sức ảnh hưởng nhiều hơn cô nàng Phương Ngô này.
Cũng vì vụ này mà giữa Danh và giới "Dân Chủ" xảy ra xích mích, mâu thuẫn đấu đá lẫn nhua vì Phương Ngô lại là bạn thân của Hoàng Dũng và Phạm Đoan Trang. Cho nên sau đó Danh thường viết thêm vài bài cho có thể hiện là "đứng về" phía Đảng, Nhà nước, cũng như đăng tải vài tấm hình chụp hình với các lãnh đạo cao cấp khác, hòng lừa dối người dân cũng như thể hiện là có "ô dù".
2. Năm 2019 Danh khởi xướng thành lập một nhóm với tên gọi rất mỹ miều là " Báo Sạch " tập hợp các KOLs chửi nhà nước như hát hay bao gồn : Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Trương Châu Hữu Danh, Lê Thế Thắng, Bạch Thị Hoàn, Phạm Ngọc Hưng, Đỗ Văn Hùng. Tuy nhiên, Danh rất khôn khi không nằm quyền lãnh đạo mà nhường cho đàn anh họ Đoàn bởi uy tín và tiếng nói trong làng báo.
Cũng như lần trước, tôn chỉ của nhóm “Báo sạch” được trưng ra là “vì mục đích bảo vệ lẽ phải” nhưng đằng sau đó thực chất là nhằm biến hệ thống kênh “báo sạch” trở thành công cụ để kiếm tiền và nguồn thu nhập chính cho các thành viên.Hệ thống kênh thông tin “báo sạch” gồm Fanpage, Groups, Instagram, You Tube, Website (chuẩn bị đưa vào hoạt động) được xây dựng bài bản, thường xuyên, liên tục cập nhật, chia sẻ các thông tin nóng, nổi bật và quay phát trực tiếp tại các “điểm nóng” tạo thương hiệu để thông qua “Công ty TNHH T T Focus” do Nguyễn Thanh Nhã làm đại diện pháp luật để hợp thức hóa các hợp đồng truyền thông của nhóm.
3. Được biết, thành viên trong nhóm “Báo Sạch” còn chủ động tìm kiếm “con mồi”, tìm kiếm sai phạm, sơ hở của doanh nghiệp để viết bài “khều”, “đếm tầng” để doanh nghiệp tìm đến chúng ký “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn pháp luật” để sử dụng hệ thống “báo sạch” gây áp lực với chính quyền các địa phương và bộ, ban, ngành để giải quyết, xử lý các vụ việc theo hướng có lợi cho đối tác.
Mục tiêu này được định hình ngay từ thời điểm thành lập, với loạt bài đầu tiên đăng trên nhóm hỗ trợ Asanzo trong việc doanh nghiệp này bị báo Tuổi trẻ đăng loạt bài điều tra. Hài hước là trước đó không lâu chính nhóm báo sạch của Danh và Bạch Hoàn đăng bài chửi Asanzo là hàng Tàu, lừa dối người tiêu dùng cho đến khi được CEO Tam thuê để xử lý truyền thông liền nhanh chống xóa hết bài cũ... Hoặc như vụ xe cấp cứu của giám đốc bệnh viện Gò Vấp, Danh đã cầm của tay giám đốc kia một khoản tiền khá lớn và gỡ sạch toàn bộ nội dung có liên quan.
Chúng ta đã chứng kiến không ít doanh nghiệp phải điêu đứng vì bị các KOLs như thế tống tiền hoặc làm những vụ giải cứu truyền thông như: "Vinamilk, Con Cưng hay nước mắm truyền thống..." là những nạn nhân rõ nhất.
Không chỉ tấn công doanh nghiệp, nhóm này còn nhận tiền của doanh nghiệp đánh cả... Chính quyền địa phương.
Những kẻ như Danh hay đồng bọn của anh ta chính là những vết dầu loang làm bẩn mạng xã hội của chúng ta, nhưng như mọi câu chuyện tiền nhân dạy, cái kết kẻ xấu luôn phải bị trừng trị. Những doanh nghiệp từng bị Danh hại chắc giờ đang mổ heo ăn mừng vì Công Lý đi lấy vợ 4 nhưng vẫn không quên nhiệm vụ.



THÁI LAN - Mùa xuân "Ả-rập" Châu á!

Vụ Hoàng Quý phi Thái Lan lộ 1.443 ảnh nhạy cảm chụp từ 2012 - 2014 cho thấy các phong trào chống Chế độ Quân chủ tại Thái đang ngày càng quyết liệt hơn.

Có điều, 1.443 bức ảnh này được Hoàng Quý phi chụp và gửi riêng cho Rama X (khi đó còn Thái tử), không hề lưu trên máy tính hay bất kì ổ cứng nào, toàn bộ số ảnh này trong 3 chiếc điện thoại của Hoàng Quý phi và cả 3 chiếc này đều dòng Iphone (4S, 5, 5S)... Còn vua Rama X cũng khẳng định điện thoại của ông vốn được bảo mật rất kỹ từ khi ông còn là Thái tử.
Vậy số ảnh này từ đâu mà bị tuồn ra cho những người chống lại chế độ quân chủ Thái ?
Câu trả lời thì chỉ có thể chờ Hoàng gia Thái trả lời.
Tuy nhiên, việc tấn công vào danh dự, uy tín của Hoàng Quý phi Sineenat Wongvajirapakdi cho thấy đây là một chiến lược mang tính chính trị sâu và rất chuẩn. Tại sao sâu và rất chuẩn ?
Có thể nhiều người vẫn chưa quên, năm 2019 Sineenat (biệt danh "Koi") đã bị phế truất vì các tội danh liên quan đến phạm thượng với Hoàng Hậu, bị tước mọi danh hiệu và bị đày vào lãnh cung. Nhưng chưa được 01 năm thì được phục vị và tuyên vô tội ? Lý do là gì ?
Câu chuyện không đơn giản là vua Rama X hay Hoàng hậu Suthida đã nguôi ngoai cơn giận và tha thứ. Nguyên do là vì "Dịch Co-vid 19", nhắc để các bạn nhớ là hiện nay Vua và Hoàng hậu Thái cùng bầu đoàn thê tử vẫn đang sống tại Đức, chỉ lâu lâu mới về Thái để tham gia các sự kiện lớn của đất nước.
Việc cả Vua và Hoàng hậu không có mặt ở trong nước sẽ là một điều cực kỳ cấm kỵ và mang điềm xui xẻo lớn. Tuy nhiên, căn bệnh của Rama X mà "ai-cũng-biết-nếu-đọc-trên-fb-tôi" cần phải có sự hiện diện của Hoàng hậu, bởi lẽ chăm sóc y tế trực tiếp cho Rama X là Hoàng hậu kể từ khi ông vua này đang là Thái tử và phiêu bạt khắp thế giới... việc vua Thái phải trốn qua Đức đơn giản vì ông ta bị bệnh nền rất nhiều, nếu mắc Covid-19 thì... đi xa là chuyện quá nhanh, qua Đức trốn là an toàn nhất, bởi ở Thái thì sẽ phải hàng ngày tiếp xúc với quan chức nhiều, kể cả thực hiện các hoạt động hoàng gia để "ủy lạo" dân chúng trong thời điểm này.
Trong các con của Rama X, thì Vương tử Dipangkorn Rasmijoti thì đang bị chứng rối loạn phát triển và cậu nhóc còn quá nhỏ để đứng ra gánh vác trọng trách "Giám quốc", còn người đủ khả năng là Công chúa Bajrakitiyabha thì là người đang đứng ở vị trí thứ 2 của khả năng kế vị và vua Rama X không thích điều này, bởi nó có thể gây ra tiền lệ "nữ nhân kế vị", mấy đứa con còn lại thì... bỏ qua đi. Cho nên, Hoàng gia cần một người có địa vị cao tương xứng với Hoàng hậu và có thể thay mặt vua Rama X thực hiện các hoạt động "an dân" nhằm giữ vững niềm tin của người dân vào Hoàng gia.
Đó chính là lý do vì sao sao Sineenat Wongvajirapakdi được phụ vị Hoàng quý phi. Tất nhiên cô này chả có cách nào ngoài đồng ý, không thì cứ trong lãnh cun đến hết đời.
Và Hoàng quý phi này đã không phụ lòng Hoàng gia, khi mà ra khỏi lãnh cung đã nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán, cũng như các hoạt động công ích đã giúp Hoàng gia tránh bị chỉ trích nhiều hơn. Có điều, giờ đây với scandal ảnh nhạy cảm kiểu này thì vua Rama X không biết có còn muốn giữ vị Hoàng quý phi này không ?
Chính phủ Thái hiện đã gửi công hàm cho Đại sứ Thái ở Mỹ yêu cầu Fb, YT, Twitter, GG... gỡ bỏ toàn bộ số ảnh nhạy cảm này và chặn các đường link có liên quan xuất hiện tại Thái, nếu không Thái Lan sẽ có hành động để bảo vệ Hoàng gia.



Vinh Danh với Hữu Danh hóa ra đều chỉ là Hư Danh, Hám Danh

 "anh Danh" trong ảnh là thầy Danh của TĐT nhé.

Cơ mà 4 tỷ là có "biên lai", chứ 1 tỷ tiền uống Cf, hút xì gà, uống rượu có tay vịn... thì chắc hổng có kê biên đâu.
Vụ này thầy Danh thuê thằng Danh đánh ông Cường BT vì thầy Danh cay ông Cường vụ 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế theo Quy định 1684 năm 2006 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam "đối với Đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động".
Theo thằng Danh thì thầy Danh không chịu nộp 30% bởi vì thầy Danh có tính toán riêng với số tiền này.
Chưa kể, camera an ninh của TĐT còn cho thấy thầy Danh mời thằng Danh vào trường chè chén, xong vác cả AK học quân sự của tụi nhỏ ra sân tạo style... mấy cái này Hiệu trưởng mới của TĐT đã làm đơn gửi Công an rồi.
Nói thêm thì, vụ Nguyễn Hoàng Trung Kiên, ở TP Cần Thơ "uống thuốc trừ sâu" để phản đối bản án hóa ra cũng là do thằng Danh chỉ đạo để tạo màu truyền thông, thực tế thuốc đã bị pha loãng, uống vào chỉ gây ra các biểu hiện xấu chứ chả thể bay màu... cái này Kiên đã nhận rồi, thằng Danh cũng cúi đầu rồi./.


VỀ VIỆT SỬ KIÊU HÙNG VÀ NHỮNG TÁC PHẨM GỢI CẢM HỨNG NHƯNG CÓ SAI LỆCH VỀ LỊCH SỬ.

Năm 2017, Giáo Chủ Dũng Phan ra cuốn 12 khúc tráng ca. Cuốn này sai nhiều, chép wiki nhiều nên bị giới đam mê sử 1 cách nghiêm túc ném đá, tẩy chay.

Báo chí cũng có bài nhặt sạn.
Kết quả thì sao? Cuốn sách được tái bản 6 lần và vẫn on going...
Năm 2018, Giáo chủ Dũng Phan hợp tác với Hổ Ca Phạm Vĩnh Lộc làm cái "Việt Nam trăm bậc vĩ nhân". Nhưng cuối cùng drop vì bất đồng chính kiến.
Năm 2018, Hổ Ca ra cái game Sử hộ vương với thi nhân zú to, Nguyễn Bỉnh Khiêm bị mù tạo hình bịt mắt như Lee Sin, và những câu thoại tiếng Việt chèn tiếng Nhật, nhân vật con rái cá dám chửi "những ai cho rằng Nguyễn Ánh bán nước là đồ ngu". Game này đi vay vốn Shark Tank bị các shark ném đá không kịp đỡ, 1 shark đòi chi tiền nhưng phải sửa lại và Hổ Ca say "Không".
Giờ thì sao? Cái game đó có thành hot game như Magic and the Gathering hay YuGiOh ko? Không.
Hổ Ca sau đó làm tiếp những Lam Mộc Kí, Việt Sử Kiêu Hùng. Lam Mộc Kí nghe nói được giải thưởng gì đó. Còn VSKH thì vẫn tằng tằng ăn donate rồi ra phim.
Sai lệch về lịch sử vẫn có, lời khen tiếng chê vẫn có.
Nhưng nếu tập trung anti Hổ Ca thì sẽ mất đi bức tranh toàn cảnh.
Bức tranh toàn cảnh đó là gì? Là cái dân tộc Việt Nam này có những người thích giật gân, kích thích, thích "cảm hứng", "nhiệt huyết" chứ không thích Lịch Sử chân chính...
Tại sao phải "truyền cảm hứng, diễn đạt thú vị" thì mới thích học Sử?
Ông cha ta chép lại lịch sử, chỉ là những dòng ngắn gọn, không hoa lá cành tô vẽ gì cả. Đọc Đại Việt sử ký toàn thư chỉ thấy ghi ngày x tháng y ông a nói b rồi dẫn đến sự kiện c. Hết.
Muốn cao trào, hứng khởi thì tìm tiểu thuyết mà đọc, tìm phim mà xem, tìm game mà chơi.
Trên con đường học thuật để tiếp cận chân lý, thì có thể có 1 chút niềm vui khi thấy kiến thức tăng lên, chứ đi vào học thuật (Lịch Sử) mà điều kiện đặt ra là phải vui, phải hay, phải hào hứng thì hỏng cmnr.
Thế nhưng có những người thích giật gân, thích hào hứng, thì họ sẽ bỏ tiền ra cho Việt Sử Kiêu Hùng. Có cầu thì có cung, chúng ta chẳng cần phải cố ngăn 1 xu thế tất yếu làm gì. Thậm chí, việc ngăn cản sở thích của 1 người có thể khiến chúng ta mang cái danh "phản diện" là "NgăN cÁN sự Phát TrIỂN của nền Sử học Nước Nh@".
Tôi thậm chí còn quen người cố vấn lịch sử cho Hổ Ca, quen cả người làm PR cho Việt Sử Kiêu Hùng.
Những người đó đang làm cái gì, bán cái gì, thì bản thân họ biết rõ nhất.
Thứ họ bán có giúp được cho tinh thần hiếu học, truy cầu chân lý thực sự cho dân tộc này hay không thì bản thân họ rõ nhất.
Chúng ta là người ngoài, nói mãi lại thành thừa.
Ai muốn biết rõ các "sai sử", "lật sử" thì qua Fanpage "Phòng Chống Xào Nấu Sử" mà đọc... chỉ cho tận gốc về sử luôn.
---
Bạn là 1 người yêu thích lịch sử vì chính nó, và thấy buồn cho cái "nhân tình thế thái" này?
Đừng buồn, thứ bạn thích không cần người khác phải thích. Điều bạn hiểu không cần người khác phải hiểu.
Cứ học tập nghiên cứu, rồi làm ra sản phẩm của riêng mình thôi.
Đời được mấy tí mà phải buồn?
-Dịch Vân quán chủ chấp bút-
Lời khuyên của quán chủ: "kệ mẹ tụi nó đi."


Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Treo cờ Tổ quốc nhân lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc

 Treo cờ Tổ quốc nhân lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc

(ANTV) - Treo cờ Tổ quốc trang trọng luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại nhiều cơ sở tôn giáo, nhà ở của các tín đồ tôn giáo đều phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng của tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh.

Không khí của những ngày tháng lịch sử, sự kiện đáng nhớ của dân tộc ta mỗi một người con đất Việt, không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều hướng về Tổ quốc, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, thể hiện sự tri ân trước sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha, anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay là minh chứng cho biểu tượng thiêng liêng về niềm tin tuyệt đối với Đảng, Nhà Nước và Bác Hồ kính yêu. Ghi nhận tại tỉnh Quảng Bình.

Đã thành thông lệ, cứ vào các dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại của đất nước, ông Nguyễn Văn Sơn, giáo dân giáo xứ Thanh Hà, xã Quảng Minh, TX. Ba Đồn, Quảng Bình lại đem lá cờ đỏ sao vàng treo ở vị trí trang trọng nhất trước nhà. Mỗi lần treo lá cờ đỏ sao vàng, trong ông đều dâng lên những cảm xúc khó tả.

Không riêng gì đối với gia đình ông Nguyễn Văn Sơn mà tại địa bàn giáo xứ Thanh Hà, mỗi khi vào dịp lễ lớn của đân tộc, 100% hộ giáo dân đã chủ động việc treo cờ tổ quốc nơi trang trọng nhất tại gia đình của mình. Việc treo cờ tổ quốc đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình triển khai tại nhiều địa bàn và đã nhận được sự ủng hộ của các cộng đồng giáo xứ, đặc biệt là kỷ niệm 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, sau một thời gian ngắn phát động đã có 25 cơ sở Công giáo treo cờ tổ quốc và đông đảo quần chúng giáo dân tích cực hưởng ứng việc treo cờ tổ quốc tại nhà riêng. Riêng đối với các cơ sở phật giáo việc treo cờ tổ quốc cũng được triển khai thực hiện rất nghiêm túc, nhận được sự hưởng ứng rất tích cực, ngoài việc treo cờ tổ quốc tại tất cả các cơ sở phật giáo thì Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình cũng đã vận động phật tử treo cờ tổ quốc tại nhà riêng.

Trước những sự kiện lớn của Đất nước, mỗi một người con đất Việt, không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều hướng về Tổ quốc đã và đang tạo nên sức mạnh tinh thần về sự  đoàn kết, quyết tâm xây dựng một Việt Nam vững mạnh. Lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay trên từng dãy phố, từng ngôi nhà là minh chứng cho biểu tượng thiêng liêng nhất về niềm tin tuyệt đối với Đảng, Nhà Nước và Bác Hồ kính yêu.

B.T

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh

Thực hiện kế hoạch của Ban Tôn giáo Chính phủ và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo, sáng ngày 26/8, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiến hành làm Lễ Thượng cờ tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo (chùa Phổ Độ, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) và Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (chùa Cảm Sơn, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh).

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhThượng cờ Tổ quốc...

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh... và cờ Phật giáo tại chùa Phổ Độ

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh.

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhBan Tôn giáo tỉnh trao tặng cờ Tổ quốc cho đại diện Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thị, thành

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhBuổi lễ cũng được cử hành tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (chùa Cảm Sơn, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh)

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhThượng cờ Tổ quốc...

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà Tĩnh...và cờ Phật giáo tại chùa Cảm Sơn

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhTại buổi lễ, các đại biểu cùng tăng ni Phật tử đã tiến hành nghi thức phóng sinh

Thượng cờ Tổ quốc tại một số cơ sở tôn giáo ở Hà TĩnhBan Tôn giáo tỉnh trao tặng cờ Tổ quốc cho các cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh.Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Lễ trao tặng và thượng cờ Tổ quốc tại Trung ương Giáo hội Phật giáo VN

 

Lễ trao tặng và thượng cờ Tổ quốc tại Trung ương Giáo hội Phật giáo VN

Lễ trao cờ tặng Trung ương Giáo hội Việt Nam nằm trong khuôn khổ chương trình tặng cờ cho các tổ chức tôn giáo, do Ban Tôn giáo Chính phủ vận động từ nguồn xã hội hóa.

Sáng 3/11, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Đoàn công tác gồm đại diện Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục An ninh nội địa (Bộ Công an), do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân kỷ niệm 39 năm thành lập và trao tặng cờ Tổ quốc.

Lễ trao tặng và thượng cờ Tổ quốc tại Trung ương Giáo hội Phật giáo VN
Ban Tôn giáo Chính phủ trao tặng cờ Tổ quốc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phát biểu chúc mừng chư vị tôn túc lãnh đạo, các tăng, ni, Phật tử nhân kỷ niệm 39 năm thành lập Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng khẳng định, 39 năm trưởng thành và phát triển, cơ đồ của Giáo hội ngày càng lớn mạnh. Đây là ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước, là tổ chức duy nhất của Phật giáo Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, Giáo hội ngày càng phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế. 

Không chỉ lo phật sự, chăm lo đời sống tín ngưỡng cho bà con phật tử trong nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng luôn giữ được tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Sự lớn mạnh của Giáo hội song hành cùng sự phát triển của đất nước, luôn thực hiện đúng phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội". Ghi nhận sự phát triển, trân trọng công lao đóng góp của Giáo hội đối với đất nước, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh, có được thành tựu ngày hôm nay là sự hy sinh, cống hiến của nhiều thế hệ. 

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thay mặt Giáo hội bày tỏ cảm ơn chuyến thăm của đoàn công tác và những lời chúc mừng tốt đẹp của Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ. Hòa thượng khẳng định, với vai trò và trọng trách của mình, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục hướng dẫn tăng, ni, tín đồ phật tử sinh hoạt tôn giáo tuân thủ Hiến chương của Giáo hội, phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" và các quy định của pháp luật. Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc, là thành viên tin cậy và vững mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhân dịp này, thực hiện kế hoạch số 23/KH-TGCP, ngày 03/6/2020 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo thực hiện treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao tặng cờ Tổ quốc cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 
Lễ trao tặng và thượng cờ Tổ quốc tại Trung ương Giáo hội Phật giáo VN
Các đại biểu chứng kiến lễ thượng cờ Tổ quốc tại chùa Quán Sứ.

"Treo cờ Tổ quốc vừa là niềm tự hào, vừa nhắc nhở mỗi người ghi nhớ công ơn đóng góp của các thế hệ đi trước, tri ân Tổ quốc, tri ân đồng bào đã hy sinh để đất nước được tự do, thái bình. Treo cờ Tổ quốc cũng nhắc nhở chúng ta trách nhiệm bảo vệ thành quả đó, thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng với quốc gia, dân tộc. Tôn giáo hay các giai tầng xã hội khác cũng là công dân của đất Việt, cùng có trách nhiệm bảo vệ giống nòi, bảo vệ quê hương", Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nêu rõ.

Phát động phong trào treo cờ Tổ quốc tại các các chùa, cơ sở tự viện, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao 1.000 lá cờ Tổ quốc tặng Trung ương Giáo hội Việt Nam. Số cờ được chia làm 2 đợt, 500 lá cờ đợt 2 sẽ được trao tại Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. 

Tình Lê

Vận động treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo

 Vận động treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo

Sáng ngày 17/8/2020, Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh, Công an huyện Yên Mỹ và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động mọi người dân, đặc biệt là bà con giáo dân trên địa bàn huyện thực hiện treo cờ Tổ quốc trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

       Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2020) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020). Sáng ngày 17/8/2020, Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh, Công an huyện Yên Mỹ và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động mọi người dân, đặc biệt là bà con giáo dân trên địa bàn huyện thực hiện treo cờ Tổ quốc trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Đồng thời tặng 11 lá cờ Tổ quốc khổ lớn, 500 lá cờ Tổ quốc khổ nhỏ cho giáo xứ thôn Bùi Xá, xã Trung Hòa; giáo xứ thôn Thái Nội, xã Việt Cường; giáo xứ thôn Lực Điền, xã Minh Châu; các hộ gia đình giáo dân và quần chúng nhân dân ở 3 thôn.

Toàn cảnh lễ trao tặng cờ Tổ quốc tại giáo xứ thôn Bùi Xá,

 xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ

 

 Lễ thượng cờ và chào cờ tại nhà thờ giáo xứ thôn Bùi Xá, xã Trung Hòa

 


Đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh trao tặng cờ Tổ quốc tại giáo xứ thôn Thái Nội, xã Việt Cường (ảnh trên) và giáo xứ thôn Lực Điền, xã Minh Châu (ảnh dưới). 

       Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc đồng thời cũng là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, việc treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ lớn sẽ nhân lên lòng yêu nước, tạo sức mạnh đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

                                                                Minh Phương

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo

Trong các quyền con người, quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản nhất. Chính những nỗ lực nhằm giữ mối quan hệ gần gũi với giáo dân, vận động bà con sống “Tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước”, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh… là sự thể hiện mối quan tâm đến con người một cách cụ thể và thiết thực nhất, cũng là điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Rợp cờ Tổ quốc ở nhiều giáo xứ

Vào những ngày lễ lớn gần đây, Quảng Bình rợp cờ hoa. Tại nhiều cơ sở tôn giáo, nhà ở của giáo dân đều tung bay lá cờ đỏ sao vàng. Sau một thời gian ngắn phát động, tại địa bàn tỉnh có 25 cơ sở Công giáo treo cờ Tổ quốc và đông đảo quần chúng giáo dân tích cực hưởng ứng việc treo cờ Tổ quốc tại nhà riêng.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo

Dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, ở giáo xứ Thanh Hà (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn) 100% hộ giáo dân đã chủ động treo cờ Tổ quốc tại nhà riêng. Linh mục Hồ Thái Bạch, quản xứ Thanh Hà cho biết, việc treo cờ Tổ quốc vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của một người dân và cũng vừa là niềm tự hào dân tộc.

Còn theo ông Nguyễn Văn Vinh - Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Phong (phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn), việc treo cờ Tổ quốc trước hết là khẳng định cho tinh thần mỗi người con đất Việt đều luôn hướng về Tổ quốc, trân trọng hy sinh của những thế hệ đi trước. Toàn bộ hộ dân tại phường đều treo cờ Tổ quốc bao gồm giáo xứ Tân Phong và chuẩn giáo xứ Ba Đồn.

Tổ quốc là thiêng liêng cao quý, xây dựng đất nước và yêu dân tộc là bổn phận của tất cả mọi người dù đi đâu, ở đâu. Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc và nhà thờ không có điều gì phải ngần ngại khi treo cờ Tổ quốc, và treo một cách trang trọng trên cột cờ kiên cố. Việc treo cờ Tổ quốc ở cơ sở tôn giáo hay nhà của giáo dân đã nhân lên lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mỗi người, linh mục Nguyễn Văn Thiện - giáo xứ Sen Bàng (xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch) chia sẻ.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
 Treo cờ Tổ quốc ở giáo xứ Thanh Hà, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn

Treo cờ Tổ quốc là truyền thống văn hoá tốt đẹp, thể hiện lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân và lòng quyết tâm đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các giai tầng xã hội, các tôn giáo với dân tộc.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Thượng tá Lê Văn Hóa - Trưởng Công an thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Để việc treo cờ Tổ quốc tạo được sự lan tỏa rộng rãi hơn trong các dịp lễ tết, Thượng tá Lê Văn Hóa - Trưởng Công an thị xã Ba Đồn cho biết, cấp ủy, chính quyền địa phương, công an tỉnh Quảng Bình nói chung và công an thị xã nói riêng đã tích cực động viên nhân dân hưởng ứng treo cờ Tổ quốc. Cán bộ, chiến sỹ công an tự nguyện trích lương mua cờ Tổ quốc tặng các xã vùng sâu vùng xa hay gia đình khó khăn, cùng địa phương hỗ trợ cột cờ inox cho các cơ sở tôn giáo…

Tặng vịt biển giống giúp giáo dân thoát nghèo

XEM CLIP: 

Để giúp các hộ gia đình giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tháng 2 năm nay, Công an tỉnh Quảng Bình đã trao tặng bà con giáo dân hàng ngàn con vịt biển giống. Giống vịt biển này được nghiên cứu lai tạo, có đặc điểm sức đề kháng cao, phù hợp với mọi môi trường chăn nuôi, thời gian tăng trưởng nhanh.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Anh Phạm Văn Chung, giáo dân ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn là 1 trong 5 hộ gia đình tại Cồn Sẻ được nhận vịt biển giống
Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
 Loại vịt biển được tặng chỉ nuôi trong khoảng 60 ngày có thể xuất chuồng
 

Anh Phạm Văn Chung, giáo dân ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn là 1 trong 5 hộ gia đình tại Cồn Sẻ được nhận vịt biển giống (1.500 con/5 hộ). Anh kể, cơ quan công an tỉnh tổ chức khảo sát, nắm bắt thông tin nhu cầu, chia thành nhiều đoàn công tác về tận nơi trao vịt giống cho bà con. Sau đó, bà con nuôi được khoảng 1 tháng lại có đoàn đến kiểm tra tiến độ chăm nuôi cũng như số lượng đàn vịt.

Anh Trung cho biết, loại vịt biển được tặng chỉ nuôi trong khoảng 60 ngày có thể xuất chuồng. Vừa qua, gặp đúng thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19 nên gia đình anh cũng chỉ cung cấp lẻ cho bà con xung quanh. “Lỗ thì không, nhưng lãi không nhiều. Bây giờ đã đỡ hơn, tôi tập trung để vịt đẻ rồi cho ấp gây dựng đàn giống. Hiện giờ đàn vịt còn gần 100 con, 1 ngày thu được khoảng 70 quả trứng”, anh nói.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Công an tỉnh Quảng Bình đã trao tặng bà con giáo dân hàng ngàn con vịt biển giống
Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo

Anh chia sẻ, bà con trong thôn khi được hỗ trợ vịt giống rất vui mừng và mong mỏi có thể nhân rộng hơn mô hình này bởi thực sự nó mang lại hiệu quả kinh tế tốt khi vịt phát triển nhanh (nặng 3-4kg), thịt thơm đậm, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Quyên (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch) nhận được 200 con vịt biển giống. Chị mong muốn sớm nhân đàn, kiếm tiền để thoát nghèo và lo cho con ăn học.

Lá thư cảm ơn của vị linh mục

Với địa bàn đông bà con theo đạo Công giáo, thời gian qua, tình hình an ninh trật tự ở xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn) đã thay đổi rõ nét theo chiều hướng đi lên. Linh mục Hồ Thái Bạch thay mặt cộng đồng giáo xứ Thanh Hà (thôn Minh Tiến) mới đây gửi thư cảm ơn lực lượng công an.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Linh mục Hồ Thái Bạch thay mặt cộng đồng giáo xứ Thanh Hà (thôn Minh Tiến) gửi thư cảm ơn lực lượng công an

Linh mục Hồ Thái Bạch đánh giá, từ khi lực lượng công an chính quy về phụ trách địa bàn, thủ tục hành chính của bà con nhân dân được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Thông qua các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của bà con nhân dân ngày càng được nâng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện…

Xã Quảng Minh có 10 thôn, tỷ lệ người theo đạo Công giáo chiếm 50%. Trong thư cảm ơn, linh mục Hồ Thái Bạch nêu rõ, thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, lực lượng công an xã Quảng Minh đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng “chống dịch như chống giặc”. Công an xã đã chủ động nắm bắt, rà soát số người trên địa bàn đi từ vùng dịch trở về địa phương để tiến hành nhắc nhở khai báo y tế; nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Tại xã Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn), lực lượng công an đã thường xuyên tiếp xúc với các linh mục, hội đồng mục vụ các giáo xứ trên địa bàn. Các linh mục quản xứ đã có sự phối hợp với công an xã trong một số vấn đề đảm bảo an ninh trật tự. Các linh mục hoan nghênh công an xã chính quy trong thời gian ngắn công tác đã điều tra làm rõ 10 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn xã.

Trước khi vào thánh lễ Noel 2019, trước cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Phước, linh mục Nguyễn Xuân Toàn có lời phát biểu cảm ơn chính quyền các cấp, công an tỉnh, thị xã và xã Quảng Lộc đã đến thăm, chúc mừng linh mục, hội đồng mục vụ và giáo dân dịp lễ Noel.

Về nơi giáo xứ treo cờ Tổ quốc, giáo dân được tặng vịt thoát nghèo
Thư khen của Cộng đoàn giáo xứ Cồn Sẻ gửi lực lượng Công an

Trong thư khen gửi lực lượng công an tỉnh, thị xã và xã Quảng Lộc ngày 6/4 , ông Mai Xuân Hiệp – Phó chủ tịch Hội đồng mục vụ thay mặt cộng đoàn giáo xứ Cồn Sẻ - nhấn mạnh, từ khi có lực lượng công an xã chính quy được điều động về địa bàn tình hình an ninh trật tự đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Lực lượng công an xử lý nhiều vụ việc, điều tra ra thủ phạm của nhiều vụ trộm, bắt đối tượng “ngáo đá” quậy phá trong đêm, răn đe giáo dục số giới trẻ lêu lỏng, hướng dẫn tận tình người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính… làm cho giáo dân rất vui mừng.

Trong các quyền con người, quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản nhất. Chính những nỗ lực của lực lượng công an tỉnh Quảng Bình trong việc giữ mối quan hệ gần gũi với giáo dân, vận động bà con sống “Tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước”; Vạch rõ âm mưu, thủ đoạn kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch, phần tử đội lốt tôn giáo gây mất ổn định chính trị tại địa phương; tham gia xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh… là sự thể hiện mối quan tâm đến con người một cách cụ thể và thiết thực nhất, cũng là điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

“Các anh đã không quản ngại nguy hiểm của bản thân để bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Những việc làm của các anh thể hiện tinh thần trách nhiệm và tấm lòng vì nước, vì dân. Bà con trong giáo xứ hết sức ghi nhận”, Phó Chủ tịch Hội đồng mục vụ Giáo xứ Cồn Sẻ xúc động chia sẻ trong thư khen gửi tới lực lượng.

Thái An - Hiền Anh