Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

Việc làm phải bị lên án

 Ngày 18/6, trang VOA Tiếng Việt đăng status “Thêm hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế, như: Article 19, Viện Báo chí Quốc tế, Văn Bút Mỹ, Quỹ Nhân quyền bày tỏ “quan ngại” về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger - tác giả sách Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển. Đồng thời, kêu gọi Hà Nội hủy bỏ các cáo buộc đối với hai ông”.


Bị can Trương Huy San và Trần Đình Triển

Cần khẳng định, đây là chiêu trò quen thuộc và cũ rích mà một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam thường lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để “diễn trò”, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, kiếm cớ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam mỗi khi các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý một đối tượng nào đó vi phạm pháp luật.

Như đã biết, ngày 07/6 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) và luật sư Trần Đình Triển (Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) để điều tra về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Kết quả điều tra ban đầu xác định: Trương Huy San và Trần Đình Triển đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải các bài viết trên mạng xã hội facebook xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cơ quan An ninh điều tra xác định, hành vi của Trương Huy San và Trần Đình Triển đã phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo quy định tại Khoản 2, Điều 331, Bộ luật hình sự. Theo thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra, bước đầu tại cơ quan điều tra Trương Huy San và Trần Đình Triển đã thành khẩn khai báo, chấp hành các quy định tại nơi giam giữ.

Sự thật là vậy, thế các tổ chức nêu trên vẫn cố tình lợi dụng “nhân quyền” để cổ súy, dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật của hai bị can này, đây là hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế. Đặc biệt, trong Hiến chương Liên Hợp quốc (năm 1945), lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Tiếp đó, Nghị quyết số 2625 (năm 1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.

Nền tảng pháp lý của nguyên tắc này là các nước, các tổ chức quốc tế có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và toàn vẹn chính trị của một quốc gia. “Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác”. Ngoài ra, Nghị quyết số 2625 còn quy định: “Không quốc gia nào được tổ chức, hỗ trợ, khuyến khích, tài trợ, kích động hay dung thứ cho hành vi lật đổ, khủng bố hay các hoạt động vũ trang trực tiếp nhằm lật đổ bằng bạo lực thể chế của quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo động dân sự ở quốc gia khác”. Theo Nghị quyết số 2625: “Việc sử dụng bất cứ hình thức nào nhằm ngăn cản các dân tộc có bản sắc quốc gia cấu thành hành vi vi phạm các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm nguyên tắc không can thiệp”.

Đối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, v.v. Thế nhưng, các tổ chức đã nêu vẫn phớt lờ những quy định và nguyên tắc ấy.

Vì vậy, hành động của các tổ chức được VOA Tiếng Việt cổ súy nêu trên đích thị là “trò” lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ, nhằm kích động, chống phá Việt Nam. Hành động này cần phải bị vạch mặt, kịch liệt lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

Vạch trần âm mưu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam

 Lợi dụng hiện tượng cái gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” đang đi khất thực thì dừng lại và ẩn tu, những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã đăng tải, chia sẻ nhiều status, bài viết về vấn đề này. Song, phần lớn thông tin được đăng tải, chia sẻ đều chưa được kiểm chứng, nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đơn cử như trang facebook Việt Tân ngày 16/6 và 17/6 đăng đăng status: “Hiện tại thầy Thích Minh Tuệ đang bị “ẩn tu” qua nhiều lớp canh gác của công an...”; “Ma sợ Phật, đã giở mọi thủ đoạn tìm cách ngăn chặn và hãm hại người chân tu”, v.v.


Cần khẳng định rõ rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm các quyền tự do tôn giáo cho người dân cả về mặt pháp lý cũng như việc thực thi trên thực tế. Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 chính là văn bản pháp lý cao nhất để bảo đảm cho các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Thực tiễn cho thấy, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Đồng bào theo các tôn giáo được tự do tham gia xây dựng, phát triển quê hương, đất nước, sống tốt đời, đẹp đạo. “Bức tranh” về đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước vô cùng sinh động và ngày càng phát triển, được dư luận xã hội trong nước đồng tình ủng hộ và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Hiện nay, trên cả nước có 16 tôn giáo với 43 hệ phái đã được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động với gần 27 triệu tín đồ cùng hàng trăm nghìn chức sắc, chức việc tôn giáo.

Về cái gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” đang nổi lên trên mạng xã hội thực chất là đang bị đẩy, thổi phồng lên quá mức. Bởi, thực ra trước đó, người này đã nhiều lần đi bộ như vậy từ Nam ra Bắc và ngược lại. Và hoạt động diễn ra hoàn toàn bình thường. Song lần này, với sự đồng hành, tham gia của một số người sáng tạo nội dung đã quay, đăng tải, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội nên đã thu hút được sự theo dõi, hiếu kỳ của nhiều người. Những người này đã cùng đi, cùng ăn, cùng ngủ,... và khi qua các địa phương lại có thêm nhiều người tham gia nên đoàn người ngày càng đông. Quá trình di chuyển, đoàn người đã gây ảnh hưởng việc bảo đảm an toàn giao thông, có nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội tại các cung đường đi qua và điểm dừng chân. Chính vì nhận thấy những nguy cơ ảnh hưởng không tốt cho bản thân và xã hội, nên ông Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng việc khất thực và ẩn tu.

Sau khi dừng việc đi bộ, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin công khai, trung thực về địa điểm cũng như các hoạt động của Thích Minh Tuệ để những ai quan tâm nắm được và không hề giấu giếm. Do đó, những thông tin mà trang facebook Việt Tân đăng tải như: Hiện tại thầy Thích Minh Tuệ đang bị “ẩn tu” qua nhiều lớp canh gác của công an,... hay  tìm cách ngăn chặn và hãm hại người chân tu là phi lý, không có cơ sở.

Theo thông báo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam: người đàn ông này (Thích Minh Tuệ) không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, việc các trang mạng xã hội liên tục đăng tải, chia sẻ nhiều status, bài viết xuyên tạc về việc dừng đi bộ khất thực và ẩn tu của cái gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” thực chất là nhằm thực hiện âm mưu vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, câu vew, câu like,... thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây là hành động tráo trở, thâm độc cần vạch trần, lên án./.

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc của Việt Tân

 Đã trở thành thông lệ, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm, các cá nhân, tổ chức, các kênh truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam lại đăng tải các bài viết, bình luận nhằm xuyên tạc, bôi đen, bịa đặt, phủ nhận giá trị và vai trò của báo chí nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mới đây, trang facebook Việt Tân đăng status “99 năm báo chí bị định hướng xã hội chủ nghĩa, có gì đâu mà đáng chào mừng!”.

Cần khẳng định rằng: đây là luận điệu xuyên tạc của Việt Tân nhằm phủ nhận vai trò của nền báo chí Việt Nam trong đời sống xã hội. Đồng thời, đây còn là sự xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Chúng ta đều biết, vai trò của báo chí nói chung và sứ mệnh của những người làm báo nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp “phò chính, trừ tà”. Điều đó được hiểu: “phò chính”, tức là bảo vệ chính nghĩa, nói lên sự thật, đồng hành với lẽ phải. “trừ tà”, tức dám phản ánh cái xấu, cái ác, chống lại sự phi lý, bất công. Hiểu rộng ra theo nghĩa “phò chính, trừ tà” là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống, quyền lợi của dân; vạch trần, phê phán và tẩy trừ những gì sai trái, làm tổn hại tới sự nghiệp cách mạng, tới lợi ích chung của xã hội, của nhân dân. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, vai trò, chức năng của báo chí ngày càng được khẳng định.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của báo chí, tuyên truyền đối với công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng tự do báo chí, tạo điều kiện cho báo chí phát triển, đồng hành cùng dân tộc. Về mặt pháp luật, Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,... Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cùng với đó, Luật Báo chí năm 2016 và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành cũng được Nhà nước ta và các cơ quan chức năng ban hành đồng bộ,... tạo hành lang pháp lý đầy đủ để báo chí phát triển, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có sự phát triển vượt bậc. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, cả nước có 06 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó, có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người; trong đó, khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp. Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng giống như mọi quốc gia trên thế giới, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là quyền tự do có giới hạn. Việc giới hạn quyền tự do đó được quy định theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm”, hoặc xung đột với các quyền khác. Những quy định hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một số trường hợp là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã cam kết. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (năm 1948), Công ước nhân quyền châu Âu (năm 1953), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) đều khẳng định quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng nhấn mạnh tự do ngôn luận là tự do trong những giới hạn của đạo đức và pháp luật, chủ yếu là nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự (đời tư) của người khác, bảo vệ bí mật kinh doanh, chống kỳ thị, phân biệt đối xử; chống kích động bạo lực, chiến tranh; chống kêu gọi bạo loạn, đe dọa đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Điều đó cho thấy, không có tự do báo chí thuần túy, tuyệt đối, đứng bên ngoài xã hội, cộng đồng, thể chế chính trị. Chỉ có tự do báo chí trong xã hội dân chủ, khi giai cấp cầm quyền có vai trò tiến bộ dẫn dắt xã hội và không có nơi nào có văn bản coi tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền tuyệt đối. Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam không phải là ngôn luận tự do, báo chí tự do theo ý chí cá nhân, mà là tự do xây dựng vì những mục tiêu tốt đẹp, vì trách nhiệm chân chính với cộng đồng, vì một thể chế chính trị - xã hội của dân, do dân, vì dân.

Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua, báo chí đã tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; tuyên truyền nhân rộng những mô hình, tấm gương điển hình, các làm hay, sáng tạo trong cộng đồng, xã hội, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, v.v. Báo chí đã phát huy tốt vai trò là kênh giám sát, phản biện xã hội, giúp Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp có những điều chỉnh, bổ sung chủ trương, đường lối, chính sách để theo kịp sự phát triển của thực tiễn; tháo gỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất cập, bất hợp lý mà xã hội đặt ra. Đây chính là một minh chứng cụ thể cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân ở Việt Nam luôn được bảo đảm.

Chính vì vậy, Việt Tân rêu rao “Báo chí bị định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là luận điệu lạc lõng, cố tình xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nền báo chí cách mạng đáng tự hào của chúng ta. Cần đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

Quen thói, VOA lại “lu loa” xuyên tạc

 Lợi dụng việc mới đây đại sứ Việt Nam Mai Phan Dũng phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc về bảo đảm nhân quyền của Việt Nam, ngày 22/6 trang facebook kênh tiếng Việt, Đài VOA đăng bài: “Việt Nam nói họ cam kết bảo vệ nhân quyền, hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương”. Trong đó, đăng tải một số ý kiến có nội dung xuyên tạc, vu cáo Việt Nam rằng: “Chính phủ Việt Nam “đang làm ngược với các lời hứa của mình”, đó là “một mặt họ cam kết chuyển đổi năng lượng xanh, mặt khác họ đàn áp khốc liệt và bỏ tù có động cơ chính trị những chuyên gia bảo vệ môi trường” hay “xu hướng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam “ngày càng khốc liệt” với việc bắt bớ gia tăng...

Cần khẳng định ngay rằng: bài phát biểu của đại sứ Mai Phan Dũng tại buổi đối thoại với Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền ngày 19/6 vừa qua là hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và chính xác. Bởi vì, xuất phát từ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhân quyền và thực tế bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên bức tranh xã hội sinh động, tươi đẹp là điều không thể phủ nhận. Việt Nam đã luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp, pháp luật để mọi công dân có quyền bình đẳng, được tự do lao động, sáng tạo, cống hiến cho đất nước, xã hội theo khả năng của mỗi người. Con người thực sự trở thành trung tâm, là động lực cho sự phát triển của đất nước.

Cùng với đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, thông qua việc tham gia có trách nhiệm các cơ chế, diễn đàn, hội nghị quốc tế; đưa ra những cam kết, lộ trình trong việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm khí thải, bảo vệ môi trường, v.v. Điển hình là, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra những cam kết cụ thể; đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon,... được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Theo Quyền Trưởng đại diện Thường trú Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Terence Jones bày tỏ ấn tượng với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và cho rằng tuyên bố này đã khuyến khích các quốc gia khác nâng cao mức cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Mặt khác, ấn tượng khi Việt Nam tập trung vào cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, công bằng, công lý về biến đổi khí hậu để mọi người đều được hưởng lợi. Vì thế, Đài VOA cho rằng: Chính phủ Việt Nam “đang làm ngược với các lời hứa của mình” là không có cơ sở, cố tình xuyên tạc, không thừa nhận những thành tựu, hành động tích cực của Việt Nam trong bảo đảm nhân quyền và bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, việc một số người tự xưng cái gọi là “Giới hoạt động cho nhân quyền và khí hậu Việt Nam” lợi dụng việc một số công dân Việt Nam, như: Hoàng Thị Minh Hồng, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách,... vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị pháp luật xử lý, rồi lu loa rằng: Việt Nam đàn áp khốc liệt và bỏ tù có động cơ chính trị những chuyên gia bảo vệ môi trường là cố tình vu cáo Việt Nam với dụng ý xấu độc, cần phải vạch trần, đấu tranh, lên án./.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Việc làm phải bị lên án

 Ngày 11/6 vừa qua, Hạ viện tiểu bang California đã thông qua Nghị quyết ACR-195 của Dân biểu Tiểu bang Evan Low thuộc Đảng Dân chủ công nhận lá cờ của chế độ Ngụy quyền Sài gòn là “lá cờ tự do và truyền thống của Việt Nam”. Đây là việc làm phải bị lên án, kiên quyết đấu tranh bác bỏ. Bởi vì:

Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam thì đất nước, dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một Quốc kỳ, đó là lá “Cờ đỏ sao vàng”, được ra đời từ năm 1940. Thiết kế lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh lớn. Lá Cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của Việt Nam được tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận, đã, đang và sẽ mãi là đại diện, là biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam trên toàn thế giới.

Còn lá cờ của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn (lá cờ vàng ba sọc đỏ) thực chất là cờ của chế độ tay sai do đế quốc Mỹ dựng nên ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1955 - 1975, nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Thời kỳ tồn tại của lá cờ này gắn liền với những gian khổ, hy sinh, mất mát, chịu cảnh đất nước bị chia cắt của nhân dân miền Nam và cả dân tộc Việt Nam.

Thực tiễn minh chứng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, lật đổ chế độ Mỹ - Ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam với tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ký kết, phát triển các mối quan hệ song phương, đa phương với hầu hết các quốc gia trên thế giới; trong đó, có những quốc gia trước đây đã từng xâm lược Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam (tháng 9/2023) hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ trở thành đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương mới trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước. Điều này khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên cơ sở hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân sống dưới chế độ cũ vì nhiều lý do khác nhau đã tự rời bỏ quê hương, đất nước ra đi từ năm 1975. Mặc dù thời gian đã trôi qua mấy chục năm, nhưng một số người vẫn cố tình không thừa nhận quan điểm, chủ trương và những nỗ lực hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam mà vẫn khư khư ôm lấy quá khứ không đáng có; thậm chí, còn có những việc làm đáng lên án. Đơn cử, như một số người Mỹ gốc Việt đã phối hợp với dân biểu tiểu bang California là Evan Low để soạn thảo, thúc đẩy thông qua Nghị quyết ACR-195 về công nhận lá cờ của chế độ Ngụy quyền Sài gòn là “lá cờ tự do và truyền thống của Việt Nam”.

Đây chính là việc làm sai trái, cổ súy, a dua, hà hơi tiếp sức, bao biện cho sự cái “thây ma” của chế độ cũ, cho lá cờ dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn hiện nay không tồn tại, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, cản trở, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hòa Kỳ nên cần phải vạch trần, đấu tranh, phê phán./.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Chuyện về cuộc bộ hành khất thực của ông Thích Minh Tuệ

 Câu chuyện về ông Thích Minh Tuệ, vị "tu sĩ" với hành trình khất thực cùng hàng trăm hàng ngàn người theo sau, đang thu hút sự chú ý và dấy lên nhiều tranh cãi trong dư luận. Vượt ra khỏi ranh giới bình thường của việc tu hành, hành động của ông Tuệ và những người đi theo đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, và đặt ra những câu hỏi nhức nhối về ranh giới giữa tự do tín ngưỡng và trách nhiệm cá nhân.


Động cơ khác nhau của những người đi theo

Đám đông đi theo ông Thích Minh Tuệ bao gồm nhiều loại người với nhiều động cơ khác nhau. Một số người tin tưởng và cảm phục ông Tuệ, thấy rằng việc theo ông có thể giúp họ tìm được sự an lạc trong cuộc sống. 

Phần lớn những người đi theo ông có các động cơ khác nhau, không hẳn xuất phát từ sự kính trọng hay tin tưởng vào ông. Một số người tận dụng cơ hội này để trục lợi, như bán những ấn phẩm liên quan đến tôn giáo in lậu. Có người sử dụng sự kiện này để quảng bá cho kênh TikTok, YouTube của họ nhằm tăng tương tác và lợi nhuận. Một số khác lại mong muốn nổi tiếng thông qua việc xuất hiện trong các sự kiện đông người này.

Không thể bỏ qua việc có những người theo ông với mục đích xấu, tìm cơ hội sơ hở của chính quyền để chống phá nhà nước, hoặc nhằm đánh phá Phật giáo Việt Nam; xuyên tạc chính sách tôn giáo của nhà nước. Cuối cùng, cũng có những người chỉ đơn giản là tò mò, muốn xem thử những gì đang diễn ra xung quanh ông Thích Minh Tuệ.

Tác động tiêu cực đến xã hội

Việc tụ tập đông người để theo chân ông Thích Minh Tuệ đã gây ra nhiều vấn đề cho xã hội. Sự xuất hiện của đám đông này đã làm mất trật tự xã hội, cản trở giao thông và gây rối loạn trong các khu vực công cộng. Những người tham gia tụ tập, dù vì động cơ nào, đã làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng tôn giáo và gây ra sự bất ổn và lo lắng cho người dân.

Đã có những trường hợp người kiệt sức, ốm đau do sốc nhiệt và thậm chí tử vong khi tham gia theo chân ông Thích Minh Tuệ trong điều kiện thời tiết không thuận lợi; cây cỏ vườn tược bị dẫm nát, công việc sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ và sinh hoạt của người dân địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính quyền phải huy động hàng trăm nhân viên để giữ gìn trật tự, gây lãng phí thời gian và nguồn lực, trong khi nhiều công việc thiết thực khác bị bỏ dở để tập trung giải quyết vấn đề này.

Gia đình và chính quyền đang phải gánh chịu hệ lụy

Gia đình ông Thích Minh Tuệ cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Bố mẹ ông phải sống trong lo lắng, và anh trai ông đã phải viết thư ngỏ gửi chính quyền nhờ can thiệp. Điều này cho thấy, những hành động của ông Tuệ không chỉ làm phiền người ngoài mà còn gây tổn thương sâu sắc đến người thân.

Trên thực tế, trong suốt những ngày qua, chính quyền đã thể hiện sự tôn trọng và nỗ lực đảm bảo an toàn cho cả ông Thích Minh Tuệ và cộng đồng. Tuy nhiên, việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng cần phải tuân thủ pháp luật và không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Đó cũng là ý nguyện của mọi bậc chân tu.

Lời khuyên

Ông Thích Minh Tuệ, dù có động cơ tốt hay không, cần phải nhận thức rõ về trách nhiệm của mình đối với xã hội. Hạnh phúc và sự bình an không đến từ việc từ bỏ trách nhiệm gia đình và xã hội mà từ việc cân bằng giữa đời sống tâm linh và trách nhiệm với cộng đồng.

Người dân cần tỉnh táo và hiểu rõ về hậu quả của việc tụ tập đông người và theo những lời rủ rê không chính đáng. Hạnh phúc và sự bình an thực sự đến từ việc tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm và yêu thương gia đình, cộng đồng.

Vĩ thanh

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tâm linh chính đáng, nhưng thực hành tín ngưỡng, tôn giáo phải đi đúng hướng, phù hợp với pháp luật và đạo đức. Hy vọng rằng, chính quyền và người dân sẽ có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề này, đồng thời ông Tuệ cũng sẽ có sự nhìn nhận thấu đáo để tìm ra cách thức hành đạo hợp lý, hài hòa, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, an toàn và ổn định.

Mỗi cá nhân cần hiểu rằng, mọi hành động đều có tác động đến cộng đồng và xã hội. Sự tu dưỡng tâm linh không thể tách rời khỏi trách nhiệm xã hội và gia đình. Chính quyền cũng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự, và hướng dẫn người dân thực hành tín ngưỡng một cách đúng đắn, vì một xã hội văn minh, ổn định và phát triển.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

Kỷ luật Phó Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Văn Yên: Quyết tâm chống tham nhũng từ nội bộ

  Ngày 15/06/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) đã ra thông báo kết luận kỳ họp thứ 42, trong đó đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương.


Ông Nguyễn Văn Yên. Ảnh: Internet

Quyết định này được đưa ra sau khi UBKT TƯ đã tiến hành thẩm tra, xác minh và kết luận ông Yên đã có những vi phạm nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Vụ việc ông Nguyễn Văn Yên vi phạm là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ lãnh đạo cao cấp, giữ chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Việc UBKT TƯ quyết định thi hành kỷ luật ông Yên thể hiện quyết tâm của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, không có ngoại lệ, không có vùng cấm.

Đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Đảng và Nhà nước luôn kiên định lập trường chống tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ sống còn của chế độ, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống đều sẽ bị phát hiện, xử lý nghiêm minh, bất kể chức vụ, địa vị cao đến đâu.

Vụ việc của ông Nguyễn Văn Yên cũng cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là đối với những cán bộ lãnh đạo cao cấp. Cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để hạn chế tối đa những vi phạm xảy ra.

Người dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ quyết định của UBKT TƯ và mong rằng những vụ việc tương tự như vậy sẽ không còn xảy ra nữa. Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy chính quyền ngày càng liêm chính, phục vụ tốt hơn cho nhân dân.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo cao cấp. Mỗi cán bộ, đảng viên cần ý thức được trách nhiệm của bản thân, cần tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những tấm gương sáng cho nhân dân noi theo.

Người dân tin rằng, với sự quyết tâm của Đảng và sự đồng lòng của toàn dân, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh, giàu mạnh.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần tập trung vào chất lượng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh, sáng 13/6 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc quan trọng với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tại buổi gặp gỡ này, Chủ tịch Tô Lâm đã đưa ra những chỉ đạo then chốt nhằm nâng cao chất lượng công tác của ngành kiểm sát, nhấn mạnh việc không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.

Đề cao trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Trách nhiệm công tố là một nhiệm vụ quan trọng của ngành kiểm sát, đảm bảo việc truy tố tội phạm dựa trên những chứng cứ xác thực và đúng pháp luật. Theo Chủ tịch Tô Lâm, ngành kiểm sát cần phải nâng cao chất lượng công tác công tố, gắn liền với điều tra và xét xử. Điều này đảm bảo rằng mỗi quyết định truy tố đều được thực hiện một cách công minh, không gây oan sai cho người vô tội.

Một điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của Chủ tịch nước là việc áp dụng nguyên tắc "suy đoán vô tội", nghĩa là một người bị buộc tội phải được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được tội trạng của họ theo đúng pháp luật. Ngoài ra, quyền bào chữa của người bị buộc tội cũng cần được đảm bảo một cách đầy đủ và công bằng.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ giám sát và kiểm tra quá trình điều tra, truy tố và xét xử, nhằm đảm bảo mọi hoạt động tư pháp đều tuân thủ pháp luật. Chủ tịch Tô Lâm chỉ ra, bên cạnh việc phát hiện vi phạm, ngành kiểm sát cần phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh rằng, trong quá trình hoạt động, ngành kiểm sát phải bảo vệ quyền con người, quyền công dân, và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều này không chỉ đảm bảo công lý được thực thi một cách nghiêm minh mà còn củng cố niềm tin của nhân dân vào hệ thống tư pháp.

Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả mà ngành kiểm sát đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong công tác phòng chống tham nhũng và tiêu cực, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm mà còn phải chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm đó. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu, kể cả việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật.

Không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm

Chủ tịch Tô Lâm đã đưa ra yêu cầu rõ ràng về việc ngành kiểm sát phải đảm bảo nguyên tắc không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Đây là một nhiệm vụ kép, vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, vừa đảm bảo công lý được thực thi một cách nghiêm minh và nhân văn.

Ngành kiểm sát cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan rà soát, sửa đổi các bộ luật liên quan để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay. Đồng thời, phải bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới.

Tăng cường ứng dụng vông nghệ và chuyển đổi số

Trong thời đại số hóa, Chủ tịch Tô Lâm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngành kiểm sát cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công tác mà còn đáp ứng yêu cầu xây dựng một viện kiểm sát hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát cần tổ chức thực hiện nghiêm Đề án 06 về chuyển đổi số, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thời đại mới.

Tham mưu và kiến nghị hiệu quả

Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác được Chủ tịch Tô Lâm đề cập là vai trò của ngành kiểm sát trong việc tham mưu, kiến nghị với Đảng, Quốc hội và Chính phủ về các biện pháp phòng ngừa, khắc phục vi phạm. Ông cho rằng, thông qua việc xử lý các vụ án cụ thể, ngành kiểm sát cần làm rõ trách nhiệm của công tác quản lý, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để từ đó có thể chủ động đề xuất các biện pháp cải thiện.

Buổi làm việc của Chủ tịch nước Tô Lâm với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đặt ra những định hướng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng công tác của ngành kiểm sát. Nhấn mạnh vào trách nhiệm công tố, đảm bảo không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, những chỉ đạo của Chủ tịch Tô Lâm sẽ là kim chỉ nam cho ngành kiểm sát trong thời gian tới. Theo đó, ngành kiểm sát cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh, công bằng và minh bạch.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2024

Hành trình sai trái của Trương Huy San đã kết thúc?

 Ánh nắng yếu ớt của buổi sáng sớm xuyên qua ô cửa sổ, chiếu rọi lên gương mặt rất khó đoán định của Trương Huy San, người đàn ông từng được biết đến với bút danh Huy Đức. Sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, Huy Đức đã từng là một người lính, tham gia cuộc chiến chống Khmer Đỏ ở Campuchia trong hơn ba năm. Sau khi xuất ngũ, ông bắt đầu con đường báo chí tại các tờ báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Nông Thôn Ngày Nay và Sài Gòn Tiếp Thị.


Trương Huy San. Ảnh báo Sài Gòn Giải Phóng.

Tên tuổi Huy Đức bắt đầu nổi lên như cồn từ loạt bài viết về vụ "Đường Sơn Quán" ở Thủ Đức, đăng trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Vụ việc này liên quan đến ông trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam), kẻ đang thâu tóm các băng đảng dưới trướng mình. Trong số những người tham gia các bữa tiệc xa hoa và thác loạn ấy, có cả Huy Đức. Năm Cam nhanh chóng nhận ra tiềm năng của Huy Đức và thu hút ông vào vòng xoáy quyền lực và tội lỗi.

Tuy nhiên, con đường sai trái của Huy Đức không chỉ dừng lại ở đó. Ông bắt đầu viết và công bố những bài viết sai sự thật, hoặc không thể kiểm chứng, và được bọn phản động trong và ngoài nước khai thác triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những bài viết này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và lòng tin của người dân.

Tin Trương Huy San bị bắt vào ngày 1 tháng 6 năm 2024 lan tỏa nhanh chóng như một cơn bão. Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự hân hoan, cho rằng việc bắt giữ Huy Đức dù muộn nhưng còn hơn không. Sự vui mừng này gợi nhớ đến cảm giác khi Phạm Thị Đoan Trang bị bắt giữ vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại TP.HCM. Cộng đồng phản động ở nước ngoài tiếp nhận thông tin này với tâm trạng "tâng hẩng như chó mất dá i" - một cảm xúc vừa thất vọng, vừa hoang mang.

Trong những ngày sau đó, những câu chuyện về Trương Huy San tiếp tục lan truyền khắp nơi, từ những con hẻm nhỏ của Hà Nội đến những góc phố nhộn nhịp của Sài Gòn. Đón nhận thông tin, dù bình thản hay vui mừng, nhưng hầu hết đều không khỏi "mắt chữ O, mồm chữ A" và, "lẽ ra phải bắt sớm hơn", và "thà muộn còn hơn không"...

Trên mạng, người ta đồn đoán có ai đó đứng sau Trương Huy San. Nếu thế, những kẻ đã từng chống lưng cho Osin Huy Đức bắt đầu lo lắng. Dù Huy Đức có xảo quyệt và gian dối đến đâu, cũng không qua khỏi ánh mắt của người dân, và "bàn tay không thể che nổi mặt trời".

Những thông tin mới nhất cho hay, Trương Huy San đã rũ bỏ lớp vỏ can đảm và sự kiên định trong việc bảo vệ công lý để thành khẩn khai báo và chấp hành quy định nơi giam giữ.

Câu chuyện của Trương Huy San, từ một người lính chân chính trở thành một kẻ phản bội, là một lời cảnh tỉnh về sự sa ngã trước cám dỗ của quyền lực và danh vọng. Dù không có mấy người được chứng kiến, nhưng hình ảnh ông bị dẫn đi trong ánh sáng yếu ớt của buổi sáng sớm, gợi lên một cảm giác bi thương và luyến tiếc.

Nhưng công lý vẫn phải được thực thi. Con đường tội lỗi của Trương Huy San có lẽ đã đến hồi kết. Ông phải đối mặt với hình phạt tương xứng với những hành động sai trái của mình. Và như một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta, ánh sáng của sự thật và công lý luôn soi rọi, không gì có thể che đậy mãi mãi.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

Vụ Trương Huy San và Trần Đình Triển: Tiêu chuẩn kép của phương Tây trong bảo vệ quyền tự do ngôn luận

 Ngày 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và bị can đối với ông Trương Huy San, facebooker nổi tiếng với tên Osin Huy Đức, và luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Hai ông bị cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".


Trương Huy San và Trần Đình Triển. Ảnh báo Dân Trí

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, ông Trương Huy San và ông Trần Đình Triển đã đăng tải các bài viết trên mạng xã hội vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra. Cả hai bị can đã thành khẩn khai báo và chấp hành các quy định tại nơi giam giữ.

Tiêu chuẩn kép của phương Tây

Ngay sau khi Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San và cựu luật sư Trần Đình Triển, một loạt các tổ chức ở phương Tây đã lớn tiếng đòi trả tự do và bỏ mọi cáo buộc đối với Trương Huy San. Những tổ chức như Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế, Văn bút Mỹ, và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đều đã lên tiếng ủng hộ Trương Huy San. 

Các tổ chức này, bản chất là các tổ chức được lập ra với "sứ mệnh" tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản, trong đó Việt Nam là một trọng tâm.

Bình luận về việc này, Fbker Hồ Ngọc Thắng, một Việt kiều Đức đã có bình luận rất hay bằng những câu hỏi sau:

- Một câu hỏi được đặt ra là, liệu chỉ riêng Trương Huy San có đặc quyền đứng trên pháp luật và chà đạp lên luật pháp Việt Nam với cả hai bàn chân? 

- Tại sao các tổ chức này không lên tiếng ủng hộ luật sư Trần Đình Triển, mặc dù ông ta cũng có hành động vi phạm pháp luật tương tự? 

- Phải chăng Trương Huy San đã hành động vì lợi ích của phương Tây và cần được bảo vệ, che chở?

Fbker Hồ Ngọc Thắng dẫn chứng từ báo Đức và từ các vụ việc tại Đức, ông nói rằng, để chứng minh cho thói đạo đức giả của phương Tây, hãy nhìn vào trường hợp của bà Elena Kolbasnikova ở Đức. Bà Kolbasnikova, một phụ nữ sinh ra ở Ukraine và mang quốc tịch Đức, đã lên tiếng ủng hộ Nga trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild. Bà nói: "Nga không phải là kẻ xâm lược. Nga đang giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine." Vì câu nói này, bà bị lôi ra Tòa án quận Cologne và bị tuyên án phạt tiền. Theo đài RT DE, ngày 6/6/2024, do không chịu nổi các biện pháp đàn áp, bà đã cùng chồng rời bỏ Đức sang Nga.

Bà Elena Kolbasnikova và vị luật sư bào chữa, minh họa cho bài báo "Cô gái hâm mộ Putin bị tuyên án như thế nào ở Cologne". Ảnh do Đài phát thanh Làn Sóng Đức (Deutsche Welle) phổ biến

Không chỉ có bà Kolbasnikova, một vài người Đức khác cũng đã phải chạy trốn khỏi Đức vì công khai sử dụng quyền tự do ngôn luận để tỏ quan điểm về nước Nga và cuộc chiến Nga-Ukraine. Những người này không hề được các tổ chức nhân quyền nêu trên bảo vệ.

Đường link dẫn đến bài báo của Làn Sóng Đức (Deutsche Welle): Đây là link bài báo của Đức.

Thế mới biết "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" theo kiểu phương Tây nó như thế nào.