Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Dùng tôn giáo để làm chính trị có đem lại "dân chủ" thật sự?

 

Lâu nay, các nhà “dân chủ Việt” vẫn thường xuyên lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống chế độ. Chẳng hạn, vào năm 2016, 2017, Việt Tân đã cấp tiền cho một số linh mục cực đoan ở miền Trung, để họ tổ chức các đoàn giáo dân đi biểu tình, nhân việc tập đoàn Formosa xả thải gây ô nhiễm biển. BPSOS của siêu lừa Nguyễn Đình Thắng móc nối thành phần cực đoan FULRO Tây Nguyên, người Mông phía Bắc phát triển nhóm núp danh tôn giáo nuôi dưỡng, phát triển lực lượng ly khai, chống Nhà nước và thu thập cái gọi là bằng chứng Việt Nam đàn áp “tự do tôn giáo” để vận động chính giới Mỹ, phương Tây bao vây, cấm vận, trừng phạt. Hằng năm, họ còn than khóc trong ngày chết của ông Ngô Đình Diệm, chỉ vì ông này từng làm linh mục và thiên vị Công giáo, bất chấp việc ông Diệm từng bị thế giới coi là một nhà độc tài liên tục đàn áp đối lập, ngăn cấm tự do ngôn luận.

Dù vậy, một bài viết mới đây trên trang BBC tiếng Việt đã cho thấy “giới dân chủ” Việt không hề cá biệt trong khoản này. Nước Mỹ, mảnh đất được họ xem như thành trì của dân chủ, cũng là nơi nhiều người làm chính trị đang lợi dụng tôn giáo.

 Từ Tacoma, bang Washington, Mỹ, Võ Ngọc Ánh đã chia sẻ với BBC tiếng Việt về hiện tượng này vào hôm 01/11 như sau:

Tôn giáo của người Mỹ bị chính trị hóa ra sao?

Sau một buổi sinh hoạt tôn giáo của một nhóm người tại nhà thờ Công giáo có gần 20 người tham dự, hồi tháng 9 vừa rồi. Người phụ trách buổi sinh hoạt xin mé chuyện về chính trị một chút.

Rồi người này lên tiếng. Vào tháng 11 này chúng ta phải đi bầu cử để lấy lại thượng viện và hạ viện. Nếu chúng ta không đi bầu cử lần này, thì Tổng thống Donald Trump sẽ không thể trở lại Nhà Trắng vào năm 2024.

Một người lên tiếng, tại sao lại phải bầu cho Donald Trump, vì ông ấy tự ví mình chỉ sau Chúa.

Ngay lập tức các thành viên khác lao nhao cả lên. Đó là tin fake news người ta gán ghép cho tổng thống Donald Trump.

Họ nói “Chúng ta phải đi bầu cho đảng Cộng Hòa. Vì đây là đảng của Chúa. Còn đảng Dân Chủ là đảng ma quỷ, vì ủng hộ phá thai.”

Nhiều người gốc Việt tôi gặp sau sáu năm tại Mỹ mặc định Chúa Giê-su ủng hộ đảng Cộng Hòa.

Nhiều người theo đạo Chúa, cả Công giáo lẫn Tin Lành cố tình gán ghép đảng cho Chúa để thêm khẳng định tính chính danh của đảng phái, ứng viên mình ủng hộ và thông qua đó để lên án người khác.

Thế nhưng, chúng ta thử nghĩ xem. Chúa Giê-su đâu phải là người của một đảng phái.”

Vậy tôn giáo có chiếm vai trò quan trọng trong chính trị ở Mỹ hay không? Tác giả cho biết: “trong 435 người ở Hạ Viện hiện nay có 383 người thuộc các giáo hội Kitô, chiếm hơn 88.5%”. Trong khi đó, tỉ lệ người Kito giáo trong tổng dân số chỉ là 63%. Kito giáo thịnh hành trong chính giới Mỹ hơn trong dân chúng Mỹ, vì một lý do nào đó.

Lý do có thể rất đơn giản: nhiều chính khách đang tận dụng lai lịch tôn giáo của mình để thu hút cử tri đi bầu. Vì vậy, những chính khách theo Kito giáo có lợi thể hơn hẳn những người khác trong việc lôi kéo người ủng hộ. Tác giả kể tiếp:

Vatican đã từ bỏ vai trò chính trị từ những thế kỷ trước, đặc biệt là sau Công đồng Vatican II. Hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, các cha xứ không được khuyên bảo, hướng người có đạo ủng hộ đảng này, đảng kia, hay ứng cử viên nào.

Tuy nhiên, một thực tế là ở Mỹ tôn giáo luôn bị chính trị hóa. Các chính trị gia, ứng viên tranh cử tại Hoa Kỳ luôn bị hỏi về căn cước tôn giáo. Hoặc chính họ cố tình kéo tôn giáo vào các cuộc bầu cử.

Mới đây, ông Kevin Mccarthy, lãnh đạo nhóm thiểu số tại Hạ Viện Hoa Kỳ hiện nay nói, đó không phải là kế hoạch của Chúa Trời nếu ông ấy không trở thành lãnh đạo nhóm đa số sau bầu cử vào ngày 8/11 này.

Tôi không tin một nền chính trị, một chính quyền bị chi phối, ảnh hưởng quá lớn của một tôn giáo là một đất nước có dân chủ thật sự.”

Như vậy, ở trong nước Mỹ thì các chính trị gia lợi dụng tôn giáo để kiếm phiếu từ cử tri. Ngoài Kito giáo, hầu hết các tôn giáo khác ở Mỹ đều ít nhiều đều đã lên tiếng ca thán, tôn giáo của họ bị phân biệt đối xử, không có “tự do”, “an toàn” thực sự.  Ở nước ngoài, họ dùng con bài tôn giáo để can thiệp nội bộ các quốc gia, tự trao cho mình “sứ mệnh bảo vệ tư do tôn giáo” như là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ, nhân quyền của mỗi đất nước. Chính chiêu trò này mà các quỹ Dân chủ Mỹ và đồng mình dốc không ít tài chính vào nuôi dưỡng thành phần phản động trong tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo chống chính quyền.

Giới dân chửi, một đội ngũ mà “quyền bị chi phối, ảnh hưởng quá lớn của một tôn giáo”, tới mức vứt bỏ lý tưởng để tôn nhà độc tài Ngô Đình Diệm lên làm biểu tượng, có thể xem là một lực lượng “dân chủ thật sự” hay không? Cổ súy cho thành phần loạn luân, núp danh tôn giáo để lừa đảo, đã bị khởi tố và bị dư luận lên án gay gắt như nhóm Tịnh Thất Bồng lai có xứng đáng với mỹ từ bảo vệ dân chủ? Đây là câu hỏi mà họ nên tự đặt ra cho mình khi đọc bài báo nói trên của BBC. 

Phải chăng thế giới đơn cực và hệ "dân chủ kiểu mẫu" đang lu mờ, bị "lú"? Nói cách khác, họ đang bốc ... bỏ mõm mình! Thật chớ trêu

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét