Bài viết “Ai cho ta tự do, ai cho ta dân chủ?” của Ngô Anh Tuấn đăng trên Tiếng Dân New ngày 2/11/2022 đích thực là giọng điệu của kẻ mượn danh dân chủ để buôn dân chủ; nhân danh luật sư, có mặt trong cuộc tiếp xúc của Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán nước ngoài với “người nhà của một số người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ” để suy diễn và gieo giắc kích động, nhằm cổ xúy cho cái gọi là đấu tranh cho tự do, đấu tranh cho dân chủ.
Trước
hết,
phải nói với Ngô Anh Tuấn rằng, chẳng cần phải là luật sư như ông thì bất cứ một
người dân nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đều hiểu được rằng
tự do và dân chủ là quyền cơ bản của con người. Và chính vì những quyền cơ bản
này phải được thực thi trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do nên các tầng
lớp nhân dân đã đồng lòng, ủng hộ và đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng để
đấu tranh và đã giành thắng lợi.
Khi ông hỏi “Ai cho ta tự do, ai cho ta dân chủ?” thì hẳn ông đã hiểu
rằng, trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, người dân xứ thuộc địa
này không hề có một quyền tự do, dân chủ nào. Nhưng từ năm 1945 cho đến nay, những
người dân Việt Nam đã có những quyền tự do, dân chủ gì thì chỉ cần ông đọc các
bản Hiến pháp và gần nhất là Hiến pháp 2013 cùng hệ thống các bộ luật là hiểu được.
Những quy định của Hiến pháp và pháp luật ngày càng đầy đủ, đảm bảo để nhân dân
Việt Nam được thụ hưởng quyền con người và quyền công dân của mình, tự mình góp
sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa – thành quả mà bao thế
hệ cán bộ, đảng viên và người dân đã anh dũng, hy sinh để giành được.
Nói thế, để Ngô Anh Tuấn khỏi phải bày
trò hỏi lại. Bởi, chính là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đấu
tranh và mang lại tự do, dân chủ cho chính mình, nên đừng buôn bán dân chủ bằng
miệng lưỡi xảo trá nữa!.
Thứ
hai,
Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang nỗ lực thực thi một đường
lối chính trị và đường lối đối ngoại đúng đắn để mỗi người dân trên đất nước
này đều được sống và làm chủ cuộc sống của mình. Trong mỗi quốc gia, không
riêng gì ở Việt Nam, việc có những bất đồng chính kiến là chuyện thường tình và
đương nhiên, mọi người được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và được bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của mình trong khuôn khổ của pháp luật.
Từ Trung ương đến địa phương; trong từng
địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố/thôn/xóm; trong những cuộc tiếp xúc cử
tri…, mỗi người đều có quyền phát biểu, bày tỏ ý kiến của mình. Thực tế, việc
thực hiện quy chế dân chủ và việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát ngày càng được thực hiện tốt hơn. Cho nên, không thể đồng nghĩa tự do,
dân chủ với việc muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, bất chấp luật pháp
và Hiến pháp; bất kể những quy định, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị…
Và cũng vì thế, ông đừng có man trá và mượn danh luật sư để cho rằng, ở Việt
Nam “cần chấm dứt ngay việc giám định tư tưởng của con người; chấm dứt
ngay việc sử dụng một cơ quan không có chuyên môn để giám định tư tưởng con người,
quy chụp và quy kết hành vi có dấu hiệu tội phạm của một con người thay cho Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát hay Toà án. Một khi chưa bãi bỏ được quy định nêu
trên, cần phải triệu tập những người giám định tới toà để làm rõ nội dung mà họ
giám định và tranh luận, đối đáp với luật sư bào chữa, tránh tình trạng trốn
tránh như hiện tại”.
Thực tế cũng cho thấy là trong Hiến
pháp 2013, ở Chương II “Quyền con người”, thì mọi công dân vừa có quyền nhưng cũng
vừa có trách nhiêm thực hiện nghĩa vụ công dân của mình: “Công dân có nghĩa vụ
trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” (Điều 44); “Bảo
vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”(Điều 45);
“Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”
(Điều 46)… Nên là, những người mượn danh vì tự do, dân chủ mà bôi đen sự thật về
đất nước, chống phá Đảng và chế độ thì không phải là “bất đồng chính kiến” mà
là vi phạm pháp luật.
Cho nên, khi Ngô Anh Tuấn tự cho mình
quyền góp ý “cần thay đổi, tiến tới xoá bỏ các điều luật hà khắc trong Bộ luật
Hình sự hiện hành liên quan tới quyền tự do ngôn luận của người dân vì một số
điều khoản mâu thuẫn, thậm chí là trái với quy định của Hiến pháp Việt Nam cũng
như trái với các Điều ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia”
là tự ông luật sư này đã lộ cái đuôi cáo “ông là ai và đang làm gì” của mình rồi.
Thứ
ba,
những giọng điệu buôn dân chủ, mượn danh dân chủ của Ngô Anh Tuấn không chỉ cổ
xúy cho những người đã và đang cam tâm chống phá Đảng và chế độ, mà còn tuyên
truyền, xuyên tạc để làm rối loạn tình hình chính trị ở Việt Nam. Ẩn giấu sâu
sa trong bài viết này của ông luật sư là sự ‘tụng niệm” các giá trị dân chủ tư
sản phương Tây, tuyệt đối hóa tính phổ cập của quyền con người để cho rằng Việt
Nam đã vi phạm quyền cơ bản của con người, vi phạm tự do, dân chủ… Đây cũng là
một thủ đoạn nằm trong chiến dịch phá hoại tư tưởng, hạ thấp uy tín của Việt
Nam khi Việt Nam vừa được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2023-2025.
Việc nhân danh luật sư để những người
như Ngô Anh Tuấn “góp ý” rằng “cần phải thực hiện việc đối thoại với những người bất đồng chính
kiến để tận dụng trí tuệ, tài năng của họ để giúp ích cho quốc gia; điều này
ngay từ khi xây dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng làm và theo nhận xét của nhiều người là đã làm rất tốt nhưng hiện
nay người ta không làm” nghe vừa nực cười vừa thê thảm.
Những người có tâm, có tài, tâm huyết sự
phát triển vững bền của đất nước không phải là những người lợi dụng mạng xã hội
để bôi đen sự thật của đất nước, tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Bởi nếu tâm huyết thật sự thì dùng ý kiến phát biểu, kiến
nghị chính đáng của mình ở đúng nơi và đúng lúc, chứ không phải là khi đã vi phạm
pháp luật, phải chịu sự trừng phạt của pháp luật thì dùng sự chi viện từ bên
ngoài để nhằm can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Về cái gọi là “đối thoại”
kiểu như thế này, hẳn luật sư là người biết rất rõ.
Thực sự thì tự do, dân chủ luôn là “của
quý’ và để được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ như
ngày nay, biết bao thế hệ người Việt Nam đã nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu
và chiến thắng. Trân trọng những thành quả đã đạt được, mỗi người đều cùng
chung sức để xây dưng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nên là, muốn được tự do,
dân chủ thực sự, mỗi người dân hãy cảnh giác trước sự man trá của những người
nhân danh dân chủ, tự do để kích động, cổ xúy đấu tranh cho dân chủ bằng những
hành động vi phạm Điều 117 và Điều 331 của Bộ Luật hình sự 2015, để rồi khi đã
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân
chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân” thì sẽ “bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt
tù từ6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Cuối
cùng,
muốn nói với Ngô Anh Tuấn rằng: Đúng là “tự do, dân chủ không tự nhiên
mà có được, không phải chờ ai mang đến mà mỗi một chúng ta phải tự tạo ra nó, tạo
cơ hội cho những người xung quanh”. Nên là, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
mỗi người dân Việt Nam đã chung lòng, góp sức, nỗ lực để đấu tranh giành lại tự
do, dân chủ và đang thụ hưởng quyền tự do, dân chủ của mình. Còn những ai nhân
danh “bất đồng chính kiến” để chống phá và vi pham Điều 117, Điều 331 của Bộ Luật
hình sự 2015 thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật! Và vì thế, mọi sự xảo
biện và man trá đều vô giá trị!
Thiên Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét