Bảo vệ uy tín của Đảng trước thông tin xấu độc
Đại hội XIII của Đảng - sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang diễn ra. Các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, những kẻ bất mãn chính trị đang ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Cần có những giải pháp đồng bộ để đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu xuyên tạc.
Mạnh tay xử lý thông
tin xấu độc
Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng tự do phải trong khuôn khổ pháp luật. Những hành động lợi dụng quyền tự do để có những phát ngôn không đúng pháp luật với âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại đất nước thì cần phải kiên quyết đấu tranh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Để tăng cường công tác tư tưởng bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
35-NQ/TW “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết khẳng định: Bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của
Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ
công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế;
bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển đất nước.
Thực hiện Nghị quyết nêu trên,
toàn Đảng và hệ thống chính trị đang tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp.
Theo đó, đã tổ chức lực lượng đấu
tranh phản bác thông tin xấu độc; kết nối hệ thống các trang web, blog, fanpage
để chia sẻ thông tin tích cực, bài viết đấu tranh phản bác. Huy động lực lượng
viết hàng nghìn tin, bài, comment, xây dựng hàng trăm video clip đăng tải rộng
rãi trên Internet, mạng xã hội để đấu tranh phản bác. Giám sát chặt chẽ, kịp thời
phát hiện thông tin xấu độc, âm mưu kêu gọi biểu tình chống phá tại một số thời
điểm; kịp thời cảnh báo, tham mưu, tổ chức phương án đấu tranh, ngăn chặn, xử
lý.
Yêu cầu các nhà mạng ngăn chặn các trang web/blog xuyên tạc sai sự thật; đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động và xử lý đối tượng vi phạm tung tin giả, xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động thiết lập kênh phối hợp với nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google để yêu cầu xử lý các tài khoản giả mạo, bài viết, video của các tổ chức phản động, các thế lực thù địch chuyên tung tin xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo, chống phá công tác nhân sự, tổ chức Đại hội.
Đặc biệt, mới đây, ngày 12/1, Cổng
thông tin tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả (tingia.gov.vn) chính thức đi
vào hoạt động và đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108 cũng được ra mắt với
một sứ mệnh lớn lao "Lan tỏa sự thật".
“Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam
thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận,
phát hiện, thẩm định, gắn nhãn tin giả, công bố thông tin xác thực, tin giả,
tin sai sự thật trên trang tingia.gov.vn; chủ động phát hiện các xu hướng thông
tin có lượng người chia sẻ, tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin
giả nếu có, để cảnh báo người dân không chia sẻ; hướng dẫn cách nhận biết,
phòng tránh, đối phó với tin giả” - Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và
thông tin điện tử Lưu Đình Phúc cho biết.
Trong những năm qua, bằng sự chủ
động, tích cực của toàn Đảng, toàn dân, công tác đấu tranh phản bác thông tin xấu
độc đã đạt được những kết quả tích cực.
Trên thực tế, nhiều đối tượng sử
dụng các trang mạng xã hội để đăng tải, tuyên truyền nội dung chống phá Đảng,
Nhà nước đã bị bắt, đưa ra xét xử.
Mới đây nhất, ngày 5/1/2021, Tòa
án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm
Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cùng 11 năm tù về tội
“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm
chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Sau khi mãn hạn
tù, cả 3 bị cáo phải chịu thêm 3 năm quản chế tại địa phương.
Trước đó, ngày 15/12/2020, Tòa án
Nhân dân tỉnh Nghệ An đã xét xử, tuyên án 12 năm tù với Trần Đức Thạch về tội
"Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", phạt quản chế 3 năm kể
từ khi hết thời hạn chấp hành phạt tù.
Tương tự, ngày 7/7/2020, Nguyễn Đức
Quốc Vượng bị Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm, tuyên án 8
năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo
Điều 117 Bộ luật hình sự…
Những mức án trên là bài học thích đáng cho các đối tượng cố tình đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Việc đưa các bị cáo ra xét xử cũng có tính răn đe, cảnh tỉnh các đối tượng đang có tư tưởng, hành vi tương tự. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của người dân để không bị lôi kéo, tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị chống phá Đảng và Nhà nước.
"Xây" là cơ bản, lâu dài,
"chống" là cấp bách, thường xuyên, quyết liệt
Các thế lực thù địch không bao giờ
từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, lật đổ, bôi nhọ chế độ ta. Chính vì vậy, công
tác tư tưởng, đấu tranh phòng chống, ngăn chặn, xử lý thông tin sai sự thật, xấu
độc cần tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả dưới nhiều hình thức, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.
Trước hết, cần chú trọng hình thức
tuyên truyền trên báo chí, truyền thông bằng các hình thức sinh động, phong
phú, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, coi trọng việc thiết lập, kết nối
các trang thông tin điện tử của tập thể, cá nhân trên internet, mạng xã hội ở
các cấp, các ngành để chia sẻ thông tin chính thống, tích cực, khắc phục tình
trạng thiếu thông tin dẫn dắt, định hướng trên không gian mạng, dẫn đến mơ hồ,
mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng
các Internet, mạng xã hội để phát tán thông tin suy diễn, xuyên tạc, bịa đặt chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ.
Cùng với đó, chú trọng hình thức
đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và tích cực đấu tranh phản bác thông
tin sai sự thật, xấu độc trên Internet, mạng xã hội giúp cán bộ, đảng viên và
nhân dân ở các cấp, các ngành nhận thức đúng vấn đề, nhất là liên quan đến sự
kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm được dư luận xã hội quan tâm. Đồng
thời xây dựng, thiết lập các diễn đàn để trao đổi, thảo luận trên báo chí và
trên các phương tiện truyền thông khác, nhất là lập diễn đàn trên không gian mạng
để tạo môi trường thuận lợi, phát huy dân chủ, điều kiện giúp cán bộ, đảng viên
và nhân dân chủ động thể hiện, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, quan điểm, đề đạt kiến
nghị... nhằm huy động trí tuệ, sáng kiến, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và nhân dân, nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ vào quá trình xây dựng,
phát triển và bảo vệ Tổ quốc…
Những việc này sẽ góp phần nâng
cao “sức đề kháng”, khả năng “miễn nhiễm” trước các thông tin xấu độc; xây dựng
“thế trận toàn dân” trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch.
Cùng với việc “xây”, chúng ta cần
tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá, xử lý tin giả, thông tin sai sự thật,
xấu độc trên Internet, mạng xã hội. Theo đó, các đơn vị chức năng cần rà soát,
nắm chắc và xác định tính chính danh đối với các trang thông tin điện tử, blog,
fanpage, tài khoản mạng xã hội; kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ Internet, mạng xã hội, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên
giới. Chủ động gỡ bỏ các trang thông tin điện tử, blog, fanpage, tài khoản mạng
xã hội đăng tải tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc; phối hợp xử lý cá
nhân, tổ chức lợi dụng báo chí, truyền thông đăng tải, lưu trữ tin giả, thông
tin sai sự thật, xấu độc; chỉ đạo các nhà mạng xử lý kịp thời, triệt để đối với
các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả, thông tin
sai sự thật, xấu độc từ nước ngoài chống phá Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư, xây dựng hệ sinh thái nội dung số của quốc gia đủ mạnh để người dân trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ; phá thế độc quyền của các nền tảng, dịch vụ của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; hợp tác và có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính và khuyến khích cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức trong nước sử dụng.
Nhiệm vụ khác đặt ra là sửa đổi,
bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cung
cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng
theo hướng: bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin công cộng
xuyên biên giới vào Việt Nam; có chính sách hỗ trợ mạng xã hội trong nước phát
triển; tăng mức chế tài xử phạt bảo đảm tính răn đe... để các quy định sát với
thực tiễn và bảo đảm được yêu cầu quản lý.
Mặt khác, sử dụng các biện pháp đấu
tranh quyết liệt với các nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ xuyên
biên giới nhằm ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng lập các kênh thông
tin điện tử cá nhân trên mạng internet và tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền
xuyên tạc, tán phát tin giả, thông tin sai sự thật.
Đáng chú ý, thế lực thù địch triệt
để lợi dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, khai thác không gian
mạng để không ngừng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bởi vậy, để phản bác những
luận điệu sai trái, thù địch, điều rất quan trọng là cần quan tâm đầu tư phương
tiện kỹ thuật, xây dựng mô hình quản lý riêng đối với lĩnh công tác bảo vệ nền
tảng tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo
hướng phản ứng nhanh, thống nhất, dựa trên những đặc trưng, nguyên lý hoạt động
riêng có để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Nâng
cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác này cả về năng
lực chuyên môn và trình độ công nghệ mới.
Đầu tư phương tiện kỹ thuật, xây
dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm, công cụ cảnh báo giúp công tác quản lý
báo chí, truyền thông được thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Bảo
đảm sự đồng bộ giữa các yếu tố thiết bị, kỹ thuật, công nghệ và đội ngũ con người;
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh mạng
có đủ trình độ, năng lực để kịp thời phát hiện, thu thập chứng cứ, dữ liệu giúp
các cơ quan chức năng kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân
đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật, xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước trên
không gian mạng…
Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang diễn ra. Đây là một sự kiện chính trị đặc
biệt quan trọng được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân trong nước
và cộng đồng quốc tế; là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng
tương lai, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh
toàn diện, công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Việc nêu cao cảnh giác, nhận diện đầy đủ các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc trước thềm Đại hội XIII là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần vào sự thành công của Đại hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Dangcongsan.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét