Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Khi giá trị Đạo đức không thể nhấc lên được nữa!

 Thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, trục lợi nhắm đến người lao động, người sử dụng lao động đang trông ngóng nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong lần hỗ trợ này của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nở rộ lừa đảo nhận tiền hỗ trợ qua tin nhắn.


Gần đây, một số đối tượng đã mạo danh là cơ quan Bảo hiểm Xã hội nhắn tin cho người lao động để thông báo việc nhận tiền trợ cấp do bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Nội dung tin nhắn thường sẽ đề cập người lao động truy cập một đường link để được nhận tiền, hoặc yêu cầu người lao động cung cấp nhiều thông tin cá nhân quan trọng nếu muốn nhận được trợ cấp.

Với nội dung tin nhắn đầu tiên, đây thực chất là hình thức lừa đảo phishing khi mục tiêu của tin tặc chính là người sử dụng. Điểm chung của kiểu lừa đảo này là kẻ xấu đều đánh lừa nạn nhân để click vào một website giả mạo có tên miền được đặt gần giống so với các ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền phổ biến. Nạn nhân khi đăng nhập vào đường link được gửi thì thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP sẽ chuyển về cho đối tượng lừa đảo. Từ đó, kẻ xấu có thể thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng mà các nạn nhân đã vô tình cung cấp.

Còn với trường hợp yêu cầu người lao động cung cấp nhiều thông tin cá nhân quan trọng, các đối tượng có thể sử dụng thông tin được cung cấp để vay tiền trên mạng xã hội. Đối tượng lừa đảo cũng có thể sử dụng thông tin của nạn nhân để thực hiện hành vi giả mạo, chẳng hạn lập một tài khoản mạng xã hội có tên, ảnh đại diện, hình nền giống với người bị mạo danh để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Liên quan tới vấn đề này, đại diện BHXH TP. Hà Nội khẳng định tin nhắn trên là lừa đảo, không bao giờ gửi tin nhắn có dòng chữ "chưa nhận được" và cũng không bao giờ có tin nhắn chữ "o" bằng số "0" như trên. Đồng thời, BHXH TP. Hà Nội cảnh báo người lao động không nên tin bất kỳ tin nhắn nào nếu không có chữ "BHXHVN, BHXH_HANOI,..." hiện lên khi nhận tin nhắn.

Cơ quan BHXH khuyến nghị, người lao động cần nâng cao cảnh giác do thời gian nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là đến ngày 31/12/2021.

"Người lao động tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không nhấp chuột vào bất kỳ đường dẫn nào nếu không sẽ có khả năng lộ thông tin cá nhân và bị hack tài khoản", đại diện BHXH TP Hà Nội cho biết. 

Cảnh giác với “đa cấp biến tướng” hậu COVID-19!

Trước tình trạng kinh doanh theo phương thức đa cấp diễn biến phức tạp, có dấu hiệu biến tướng, tiềm ẩn các hành vi có tính chất lừa đảo sau dịch COVID-19, ngày 28/10, Bộ Công Thương đã đưa ra các cảnh báo mới.

Theo đó, tại các địa phương dừng giãn cách xã hội, các hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng có dấu hiệu hoạt động trở lại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngành kinh doanh đa cấp được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Theo quy định hiện nay, các hoạt động kinh doanh đa cấp bị cấm bao gồm: Dịch vụ, hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp; các hình thức lợi dụng mô hình đa cấp khác không phải là mua bán hàng hóa như tiền ảo, huy động vốn dự án, thương mại điện tử… Do đó, nhận biết được chân tướng các doanh nghiệp (DN) này sẽ giúp người muốn tham gia loại hình đa cấp không vướng vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.

Theo đó, người tiêu cùng cần cẩn trọng với những hoạt động kinh doanh đa cấp hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn hay chủ yếu tập trung tuyển dụng, không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm… Bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó cần cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận. Người bán chỉ thực sự có thu nhập nếu thực sự bán được hàng hóa và những người do bạn giới thiệu bán được hàng hóa.
Khi cá nhân được giới thiệu về một DN bán hàng đa cấp, cần quan sát các hoạt động thường xuyên của DN đó. Nếu DN đó chỉ chú trọng tổ chức các buổi tuyển dụng mà không tổ chức đào tạo bán hàng cho nhà phân phối thì cần cẩn trọng. Khi cá nhân được mời tham gia một DN bán hàng đa cấp cần lưu ý, việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của DN là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân, DN không được tìm cách làm cho người tham gia phải bỏ tiền ra mua để được tham gia.

Nhiều DN bán hàng đa cấp bất chính chỉ tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Công ty thu lợi nhuận từ khoản tiền này và cũng dùng khoản này để chia hoa hồng cho những người có công tuyển dụng. Những DN như vậy sẽ không tồn tại được khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, vì họ không chú trọng bán hàng, không có nguồn doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hóa.
Hiện trên cả nước có 22 DN có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Số lượng DN này đã được giữ ổn định trong 2 năm vừa qua. Năm 2020, Bộ Công Thương đã triển khai công tác thanh tra chuyên ngành về chấp hành pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền phạt 1 tỷ 460 triệu đồng về các vi phạm hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp. Tại các địa phương, số tiền phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp chỉ hơn 400 triệu đồng, giảm nhiều so với thời gian trước.

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Sự "ấu trĩ"!

 Những ngày qua, các trang mạng xã hội, như: VOA Tiếng Việt, Tiếng Dân News, Việt Tân,…  đăng tải bài viết có tiêu đề: “Tất cả vì… Thủ tướng!”, nhằm kích động, xuyên tạc công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, ổn định đời sống xã hội của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Khi lu loa rằng: việc lãnh đạo của Thủ tướng là “tiền hậu bất nhất”, trước sau không thống nhất. Chúng còn so sánh một cách khập khiễng rằng: “Tại sao một người từng quyết liệt đối với lãnh đạo tỉnh này, lại không tỏ ra cứng rắn khi chính quyền một số địa phương chần chờ. Thậm chí, công khai cưỡng lại ý định tái khôi phục hoạt động hàng không”(!).


Liên quan đến công tác phòng, chống dịch, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đã có những tín hiệu tích cực, số ca bình phục, số địa phương không có ca f0 lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng, trong khi đó, số ca lây nhiễm mới, số ca chuyển bệnh nặng và số người tử vong ngày càng giảm. Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi 787.268 bệnh nhân Covid-19, trong số các trường hợp đang điều trị chỉ còn gần 700 ca Covid-19 phải thở máy và ECMO; 18 tỉnh đã 2 tuần chưa ghi nhận F0 trong cộng đồng, lây nhiễm thứ phát. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là nhờ sự đồng lòng, chung sức của toàn dân dưới vai trò chủ chốt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chúng tôi thấy rằng, về mặt phương pháp, cách thức triển khai, tùy từng thời điểm, từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể mà có những chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của người dân cũng như bảo đảm sự ổn định của xã hội. Rõ ràng, không thể có một công thức chung bất di bất dịch trong phòng, chống dịch; mỗi chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ phù hợp ở từng thời điểm từng địa phương, sao cho việc chỉ đạo đạt hiệu quả cao nhất. Việc nghiêm khắc với một số lãnh đạo địa phương lơ là chống dịch là ở giai đoạn trước, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, nhiều địa phương chưa kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Việc một số địa phương thắt chặt việc quản lý đường bay, chưa hoàn toàn nhất trí với phương án được Bộ Giao thông vận tải đề xuất (khi mới đề xuất phương án)), nguyên nhân không phải là do chống đối mà nó là sự thận trọng trong công tác phòng, chống dịch. Suy cho cùng, mục đích lớn nhất vẫn là để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ của người dân và môi trường phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là những địa bàn trọng điểm, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước thì sự thận trọng là hiển nhiên. Và bản chất của mỗi sự việc là hoàn toàn khác nhau. Qua đó, chúng ta thấy rằng chúng "ấu trĩ" đến mức nào, tất nhiên, sự "ấu trĩ" của chúng đều có chủ đích. Chính vì vậy hãy thôi ngay trò “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để tấn công, xuyên tạc công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phục hồi kinh tế, ổn định đời sống xã hội của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chia rẽ, kích động nhằm gây mất ổn định tình hình của đất nước./.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Nguyễn Đình Cống - Dáo Sơ, Tén Sỹ đang "loay hoay" trong chính cuộc đời vị này!

 “Xây dựng, chỉnh đốn làm cho Đảng mạnh hơn” là câu trả lời cho bài viết “Loay hoay mãi làm gì” của Nguyễn Đình Cống đăng trên trang facebook Chân Trời Mới Media, ngày 12/10. Trong bài viết, ông ta cho rằng: “Đó là loay hoay trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Loay hoay mãi mà chẳng làm nên trò trống gì”. Vậy thực tế có phải như vậy?

Chỉnh đốn Đảng là để cán bộ, đảng viên khi gặp khó khăn thì củng cố quan điểm, lập trường, tư tưởng, bình tĩnh, sáng suốt, không bi quan, chủ quan, tự mãn; khi thành công không chủ quan, tự mãn, “lạc quan tếu”. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quá trình không ngừng làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, làm cho Đảng mạnh lên. Đây là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Thực tế những năm qua cho thấy, Đảng ta đã lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thu được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội; nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên “không ai nắm tay từ tối đến sáng”, trong quá trình thực hiện mở cửa, phát triển đất nước bên cạnh thuận lợi, thời cơ, đã nảy sinh không ít tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không vượt qua được những cám dỗ vật chất, dẫn đến quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, vi phạm pháp luật,… làm ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sớm nhận ra những hạn chế, khuyết điểm đó, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên suốt những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, XIII của Đảng. Công việc này vẫn đang diễn ra không ngừng, nghỉ nhằm làm cho Đảng trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo, ngày càng mạnh lên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đây được xác định là yếu tố sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Thực tế cho thấy, công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, cả trong xây dựng tổ chức và quá trình rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên. Nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phanh phui, xử lý theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và pháp luật hiện hành, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang đưa ra trước vành móng ngựa. Thông qua đó, kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước được thực hiện nghiêm túc hơn; Quy định về những điều đảng viên không được làm được khẳng định trong thực tiễn; niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố và tăng cường.  

Hơn thế nữa, vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng không phải chỉ riêng gì Đảng Cộng sản Việt Nam mà với bất kỳ chính đảng nào, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nếu muốn tồn tại, phát triển đều phải làm như vậy.

Thực tế rõ ràng đó đã bác bỏ nhận thức chủ quan, phiến diện của Nguyễn Đình Cống khi cho rằng “Loay hoay mãi mà chẳng làm nên trò trống gì”; đồng thời, vạch mặt, chỉ rõ ông ta đang bị “thiểu năng trí tuệ” giai đoạn cuối đời./.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Đừng suy diễn con đường tiến lên!

 Theo Thông cáo báo chí nội dung làm việc của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục là một trọng tâm được thảo luận; trong đó, có nội dung sửa Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng ta nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bởi, Đảng cầm quyền muốn mạnh thì phải luôn luôn chỉnh sửa và hoàn thiện mình. Đó là việc làm hợp quy luật (!)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc
Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII)

          Thế nhưng, đám "dân chủ nửa mùa" và một số kẻ cơ hội chính trị lại cho rằng: “việc này chẳng gì mới, chỉ là bổn cũ soạn lại”. Thực tiễn minh chứng: công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng được tiến hành qua mấy kỳ đại hội, thông qua đó đã ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, nhưng vẫn chưa thể nói là thành công hoàn toàn. Trên thực tế, hàng loạt vụ việc tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước đã được phát hiện, xử lý những năm qua, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, cán bộ cao cấp trong Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang, theo đúng tinh thần: không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”. Đó là những vụ việc đã phát hiện; tuy nhiên, còn nhiều vụ việc khác đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, chắc chắn sẽ phát hiện ra.

          Muốn xây dựng, chỉnh đốn Đảng, một mặt phải chống các biểu hiện tham nhũng, mặt khác phải chống suy thoái, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Ví như, trong công tác chống dịch Covid-19 thời gian qua có biểu hiện suy thoái, nhiều lãnh đạo địa phương “co vòi” lại, không dám hành động vì phải liên đới chịu trách nhiệm. Mở cửa, đóng cửa trong chống dịch đều sợ trách nhiệm, nhiều cán bộ không dám làm, không có sự sáng tạo. Và trong công tác chống dịch, có cán bộ địa phương lợi dụng để tham nhũng, làm giàu cho mình. Nhiều người để được tiêm vắc xin sớm phải chi tiền lót tay cho cán bộ cơ sở để được chen ngang, hay có phường bắt dân nghèo ký nhận hỗ trợ 1.500.000 đồng nhưng chỉ phát cho dân có 500.000 đồng, v.v. 

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: sự cám dỗ càng lớn thì cán bộ càng dễ bị sa ngã hơn. Đảng ta và tất cả các đảng cách mạng khác trong quá trình lãnh đạo đất nước đều đối mặt với thực trạng này. Và muốn xây dựng Đảng vững mạnh, mỗi đảng viên phải có sức đề kháng trước cám dỗ vật chất để không sa ngã. Thực tế đảng nào, bộ máy cầm quyền nào cũng đều bị thu hút bởi sự hấp dẫn của vật chất, muốn vượt qua thì buộc phải thanh lọc nội bộ, phải chỉnh đốn Đảng. Nhiều cán bộ thấy lợi ích là rẽ ngang, nên Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ, loại bỏ những cán bộ cơ hội, rẽ ngang. Trên con đường Đảng lãnh đạo đất nước tiến về phía trước, luôn luôn có những cán bộ, đảng viên thoái hóa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và gặp không ít gian nan, vất vả. Và vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng vì đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ, không có đảng cầm quyền nào làm một lần là xong. Nếu không đấu tranh, chỉnh sửa, hoàn thiện tổ chức, không loại bỏ những cán bộ tiêu cực, thoái hóa, biến chất ra khỏi hệ thống thì Đảng sẽ không còn sức mạnh chiến đấu. Những biểu hiện tiêu cực của đảng viên nếu không sớm được ngăn chặn sẽ nuôi những mầm mống thoái hóa, biến chất, phá hoại Đảng, có nguy cơ làm sụp đổ chế độ. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đề ra vấn để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là công việc hệ trọng, cấp bách, nhằm cắt bỏ những “u nhọt” để Đảng khỏe mạnh hơn; niềm tin của nhân dân ngày càng được củng cố và tăng cường. Như vậy, Đảng mới có đủ bản lĩnh, nghị lực để lãnh đạo nhân dân đi đến thắng lợi trong tương lai.

Việc Trung ương cho ý kiến về việc sửa Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) lần này là phù hợp với thực tiễn của tình hình mới. Bởi, Quy định này đã ban hành được 10 năm, thời gian qua, chúng ta đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ. Đảng đã rút được những bài học kinh nghiệm nên cần phải quy định cái gì cụ thể hơn, rõ hơn, dễ thực hiện hơn; thể hiện quá trình đấu tranh, tự sửa sai để thành một Đảng tiên phong, được nhân dân tin tưởng.

Đây là việc làm phù hợp, đúng quy luật khách quan của Đảng ta. Chỉ  những người “thiển cận” có dụng ý xấu mới nhắm mắt nói càn việc làm trên là “bổn cũ soạn lại”./.