Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin truyền thông ban hành ngày 17/6/2021, hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng mạng xã hội, góp phần phát triển môi trường mạng theo hướng an toàn, lành mạnh hơn. Nó hoàn toàn tương thích, phù hợp với những quy định về quyền con người quy định tại Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Ngay sau khi bộ Quy tắc ban hành đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình cho rằng: với những quy định cụ thể, rõ ràng, bộ Quy tắc sẽ góp phần ngăn chặn và là cơ sở pháp lý để xử lý những người sử dụng mạng xã hội tùy tiện, phát ngôn thiếu chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lệch lạc về suy nghĩ, bình luận xuyên tạc, ác ý,… gây nhiễu loạn trên môi trường mạng, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và tổ chức; thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng.
Thế nhưng, VOA tiếng Việt (ngày 19/6/2021), lại cho rằng: bộ Quy tắc này khiến cho những người hoạt động vì tự do ngôn luận bị chèn ép và khó phát triển. Thử hỏi: những người tự cho mình là “nhà hoạt động vì tự do ngôn luận”, sử dụng mạng xã hội để phát ngôn nếu không vi phạm những quy định của bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam mới ban hành thì làm sao phải “nhảy dựng” lên? Tôi xin phép được cười một cái 😏😏😏
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét