Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Khi sủa không là việc của con cho giữ nhà =))

Hàng ngày, trên trang facebook của Việt Tân có hàng chục bài đăng; được nhặt từ nhiều nguồn khác nhau. Các bài viết tập trung mô tả những chuyện vụn vặt trong xã hội mà nếu đặt vào bất kỳ quốc gia nào cũng có; tuy nhiên, với dụng ý xấu, chúng trang trọng nêu bật địa danh Việt Nam vào bài để hâm nóng vấn đề, tạo tiếng kêu trên cộng đồng mạng. Những “âm thanh” này không có thì tốt, nhưng có cũng chẳng sao, chỉ thêm ồn ào đôi chút, nhân dân ta coi như là tiếng “sủa” của loài chó. Vậy, nguyên nhân nào mà chó hay “sủa”?

Theo một nghiên cứu động vật của Mỹ, nếu con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 07 ngày; dù vẫn được cho ăn, uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó có những triệu trứng biến thái về tâm lý, như: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước…

Một ví dụ nhỏ của việc sủa bậy - Cắn càn!

Xét theo tâm lý của chó, “Việt Tân” là một dạng tương tự do ông chủ da trắng bên kia Thái Bình Dương nuôi dưỡng; mặc dù được nuôi ăn uống đầy đủ nhưng nhu cầu sủa vẫn phải đáp ứng để đạt được 2 mục đích: thứ nhất, tạo ra tâm lý thỏa mãn để nó khỏe mạnh, sống lâu hơn, trung thành hơn với chủ, dễ bề sai khiến; thứ 2, để nuôi dưỡng tư tưởng của đồng loại trong nội địa Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Việt Tân là con đầu đàn, tiếng sủa có uy lực rất lớn trong cộng đồng bốn chân; mỗi khi nó lên tiếng, đồng loại như được tiếp thêm sức mạnh, tiếng to, tiếng nhỏ râm ran từ ngoài đời đến trong “lồng” tạo nên màn đồng ca. Vậy nên mới có cái gọi là: cánh thiệp đầu xuân cho “tù nhân lương tâm”; tổ chức uống sữa để tuyệt thực; xé bản kháng cáo để phản đối án tù; không thèm biện hộ vì biết đó là án bỏ túi, v.v. Cũng từ sự kiên trì sủa mà ngoài chó ta (gốc Việt) còn có cả “chó tây” cũng hùa theo để xây dựng hình ảnh bằng hoạt động, như: chất vấn nhà cầm quyền Việt Nam, gửi yêu sách về nhân quyền ở Việt Nam lên các ủy ban của Mỹ, Liên minh Châu Âu, bảo trợ cho tù nhân lương tâm, v.v. Đồng thời, những con đang bị nhốt trong “lồng” cũng ngoan cố hơn, không chịu phục thiện, thậm chí khi được thả ra rồi vẫn chạy theo đường cũ. Nếu không có tiếng của con đầu đàn, đồng loại sẽ mất tinh thần, từ từ chết đi hoặc bị những ông chủ khác thuần phục.

Vậy nên, nuôi hoặc sống cùng chó thì cần hiểu tâm, sinh lý của giống loài. Việc của chúng ta, cần đi thì cứ đi, cần làm thì cứ làm, đừng giật mình về tiếng sủa./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét