Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

CHÓ CỨ SỦA - NGƯỜI CỨ ĐI!

Trước tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra tại các tỉnh miền Trung, nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã tuyên truyền, chia sẻ bài viết, video bịa đặt, cóp nhặt hoặc tự dựng lên để xuyên tạc tình hình, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Điều này thêm gây khó khăn cho chính đồng bào các tỉnh miền Trung và công tác phòng, chống lũ lụt, khắc phục thiên tai của Đảng, Nhà nước ta. Đây là những luận điệu, hành vi với ý đồ gây nhiễu loạn thông tin rất đáng lên án và cần phải hết sức cảnh giác.

 
Các lực lượng chức năng luôn cố gắng hết sức vì nhân dân

Thủ đoạn của các đối tượng là: Lợi dụng tình hình lũ lụt đang diễn ra đã có hành vi chia sẻ bài viết mang tính cóp nhặt những hình ảnh lấy từ những nguồn thông tin không chính xác trên mạng và đổ lỗi cho đồng bào miền Trung. Họ cho rằng, đồng bào miền Trung đã quay lưng một cách đáng trách với những việc làm từ thiện của nhân dân cả nước (vứt quần áo, bánh chưng cứu trợ...). Bên cạnh đó, các đối tượng còn vu cáo cho người dân vùng lũ khi cho rằng đồng bào nơi đây đã có những hành vi cướp đồ cứu trợ, mất trật tự, tranh giành, cãi cọ nhau.

Mục đích của việc này là để tạo nên sự kì thị, vẽ nên bức tranh rất xấu về hình ảnh người dân vùng lũ, nhằm khoét sâu vào tâm lý, tư tưởng, thái độ và cách nhìn nhận của những người đã và đang có ý định làm từ thiện sẽ suy nghĩ lại, thậm chí dừng hành động cứu trợ của mình.

Đây thực chất là thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây khó khăn, cản trở cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai mà các lực lượng chức năng, những nhà hảo tâm đang hướng về miền Trung ruột thịt. Trong khi chính nhân dân vùng lũ đang gặp rất nhiều khó khăn.

 
Thủ đoạn kích động trên mạng của các đối tượng xấu

Có một số đối tượng đã xây dựng những tiểu phẩm, đoạn video ngắn bày tỏ quan điểm phản đối, lên án chính quyền, có ý kiến đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước khi thiên tai xảy ra. Những video này sau khi chia sẻ, đăng tải đã thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của cộng đồng mạng. Đáng chú ý là những video sau khi được sự cổ súy của một số người, hùa vào lên án, đả kích chế độ, miệt thị, hoài nghi các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường, công tác cứu trợ đồng bào.

Mục đích của những video này nhằm tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý tò mò, đổ lỗi cho chính quyền và một bộ phận người dân. Thông qua việc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ này, các đối tượng ý đồ tập hợp một bộ phận quần chúng nhân dân thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch để hình thành những lực lượng chống Đảng, Nhà nước sau này.

 
Việt Tân và những "trò lố"

Các trung tâm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống đối Việt Nam có lịch sử hình thành từ lâu. Đứng đằng sau những trung tâm này là cả một bộ phận chuyên trách, có "kinh nghiệm" thông qua các cá nhân, những đối tượng chống đối, có “quan điểm chính trị khác biệt” trong nước thu thập tin tức nhằm mục đích bôi nhọ, hạ bệ Việt Nam trên không gian mạng và diễn đàn quốc tế. Đặc biệt những nội dung thông tin tuyên truyền vô căn cứ, cắt gọt, thêu dệt đó sẽ tác động trực tiếp đến những người thiếu thông tin. Một trong những đối tượng mà các trung tâm này hướng đến thấy rõ nhất chính là cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại.

Lợi dụng đợt lũ lụt lịch sử miền Trung vừa mới diễn ra, các trang, trung tâm phá hoại tư tưởng chuyên nghiệp này cũng ngay lập tức không bỏ qua cơ hội để thực hiện hoạt động chống phá của mình. Chúng đã dẫn dắt các phát biểu được cho là của những người có học thức trong nước với các chức danh như phó giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ hay một cụm từ mà các trung tâm này hay sử dụng là “chuyên gia trong nước” hay “chuyên gia chuyên nghiên cứu về Việt Nam” để dẫn dắt dư luận, tạo độ tin cậy cho những thông tin mà chúng đưa ra.

Mục đích của chúng, ngoài chống phá Đảng, Nhà nước thì còn nhằm cung cấp những thông tin thiếu chính xác, tiêu cực về tình hình trong nước đối với cộng đồng người dân nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nói riêng. Đây là những đối tượng có sự quan tâm nhất định đối với diễn biến tình hình trong nước.

Từ phân tích trên, chúng ta thấy được âm mưu ẩn đằng sau những hoạt động mà các cá nhân, tổ chức chống phá đã thực hiện. Mục tiêu của chúng là nhằm gây khó khăn, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, muốn hướng đến mục tiêu chính trị nhằm chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chính quyền cơ sở. Đặc biệt là người dân vùng lũ, những người thân của họ đang phải chịu những mất mát không gì bù đắp được.



Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng lại phải làm như vậy? Đây là câu hỏi ít người để ý hoặc có xuất hiện nhưng lại chưa kịp trả lời mà thay vào đó đã bị những luận điệu kích động làm nhiễu thông tin. Bên cạnh ý thức, thái độ với Đảng, Nhà nước thì đằng sau đó là lợi ích, là vật chất, tiền bạc, là những gì lợi lộc mà các đối tượng nhận được từ các tổ chức, đối tượng và thế lực chống đối bên ngoài. Đây như một hình thức "trả công" cho những kẻ tay sai vốn dĩ từ lâu đã làm thuê bằng hoạt động chống phá Việt Nam. Vì lợi ích vật chất, vì động cơ cá nhân mà chúng không từ bất cứ một sự kiện nào diễn ra trong xã hội, kể cả lũ lụt đau thương đang diễn ra tại miền Trung để kích động chống phá. Nói tóm lại, ngoài mục đích, ý đồ chống phá thì đây còn là một cơ hội “kiếm ăn” đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ich quốc gia, dân tộc./.


Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử

 Đất nước đã qua gần nửa thế kỷ hòa bình, độc lập, Nhân dân đang sống

trong tự do, ấm no, hạnh phúc và vươn tới thịnh vượng. Thế nhưng, các

thế lực phản động, những kẻ hận thù dân tộc vẫn ráo riết chống phá.

Chúng cố tình xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng những luận điệu vô

cùng xảo trá, thâm thù…

CHIÊU TRÒ CŨ, DÃ TÂM MỚI

Phỉ báng lịch sử, khơi gợi hận thù, kích động mâu thuẫn… là mục tiêu thâm độc của

các thế lực thù địch, phản động đã và đang thực hiện. Thực chất, những chiêu trò này

không mới; song, chúng thực hiện bằng những hành vi hết sức xảo trá, thâm độc.

Dễ thấy, cứ vào dịp Nhân dân ta tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, số đối

tượng cực đoan, thù địch trong và ngoài nước lại tru tréo những luận điệu bịa đặt, bóp

méo lịch sử… nhằm hạ thấp ý nghĩa các sự kiện quan trọng này. Trên Internet, mạng

xã hội chúng tán phát các bài viết, sáng tác, phỏng vấn, hình ảnh… hòng gây hoang

mang dư luận, gây rối tình hình an ninh chính trị đất nước.

Cụ thể, khi đất nước ta tổ chức kỷ niệm ngày toàn thắng 30/4, các thế lực thù địch, số

đối tượng chống đối trong các hội, nhóm phản động lưu vong lại lu loa, nào là “Ngày

Quốc Hận”, “Tháng Tư Đen”, “Vo gạo bằng nước mắt”… Nhiều kẻ cho rằng Đại

thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước chỉ là nội chiến, là chiến tranh ý thức

hệ nên không có gì đáng tự hào. Một số kẻ tùy tiện phán xét lịch sử, cho rằng kỷ niệm

ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế” (?!)…

Cù Huy Hà Vũ, kẻ từng bị tuyên án khi bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải

phóng dân tộc, gây chia rẽ, thù hằn dân tộc. Vũ đã phát ngôn rằng, hòa hợp dân tộc

không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc” và “thua cuộc” mà còn là hòa hợp

giữa những nhà dân chủ với chính quyền hiện nay. Chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp

đổ, người Việt mới có hòa hợp, hòa giải” (!). Nguyễn Lân Thắng, “kẻ đốt đền” trong

một gia đình khoa học với xảo ngôn: “Mình mong ngày 30/4 sẽ chuyển thành ngày

tưởng niệm những mất mát của dân tộc”. Còn Lý Thái Hùng, “con rối” của tổ chức

khủng bố Việt Tân hô hào: “Biến ngày 30/4 từ “quốc hận” trở thành “tinh thần quốc

kháng” để chống lại chế độ cộng sản...”.

Năm 2018, số đối tượng “chống cộng” lưu vong ở Mỹ tụ tập cái gọi “Tập hợp vì dân

chủ cho Việt Nam” để tổ chức hội thảo: “Nhìn lại chiến tranh Việt Nam”. Chúng lu

loa: “Việt Nam vẫn chưa có tự do, chưa có dân chủ. Nên sứ mệnh của người trẻ tại hải

ngoại sẽ phải tiếp tục đồng hành, tiếp tục tranh đấu cho tự do và dân chủ”(?!)…

Trong nước, nhóm “Văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng “bàn” chuyện “xét lại lịch sử”,

với luận điệu:“Có nhất thiết phải qua chiến tranh mới giành được độc lập không?”,

“Nếu không cần chống Mỹ, miền Nam có giàu như Hàn Quốc không?”…

Tương tự, khi cả nước tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9,

luận điệu xuyên tạc lịch sử cách mạng, phủ nhận vai trò lãnh đạo sáng suốt, tài tình

của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lại rêu rao trên các diễn đàn

mạng xã hội. Chúng diễn trò “hạ bệ” lãnh tụ; phủ nhận công lao trời biển của Chủ tịch


Hồ Chí Minh và vai trò to lớn của Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt

Nam. Chúng cho rằng: “Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin với học thuyết

đấu tranh giai cấp đã gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm; rằng, Hồ Chí

Minh đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử...”. Trân tráo

hơn, chúng cho rằng, Cách mạng Tháng Tám đã đưa dân tộc vào “thảm họa” với hai

cuộc chiến tranh 1945 - 1954 và 1954 - 1975, làm cho đất nước bị tàn phá, dân tộc bị

phân ly, nên ngày nay vẫn nghèo nàn, đói khổ…(?!)

Nguyễn Thanh Giang (kẻ chống đối cực đoan ở Hà Nội) đã lộng ngôn phủ nhận toàn

bộ công lao, sự hy sinh xương máu của các thế hệ Nhân dân Việt Nam qua 2 cuộc

kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành độc lập, thống

nhất đất nước của dân tộc ta. Lão trân tráo: “Cách nay mươi năm, tôi vẫn nghĩ đánh

Pháp, đuổi Nhật là công của Đảng…. Nhưng giờ này tôi nhận ra là vô nghĩa.”. “Tôi

nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi sông

xương máu” (?!). 

Xin hỏi: Ngày nay, Nhân dân Việt Nam (có gia đình lão) được sống

trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự chủ, đó là điều vô nghĩa sao? Theo lão cứ

cam tâm sống kiếp nô lệ, lầm than của người dân mất nước là có nghĩa hay sao? 

Thật nực cười!!!

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Luận điệu xảo trá, phá hoại cuộc chiến chống dịch!

 Trước diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và

nhiều tỉnh phía Nam, hàng loạt địa phương đã siết chặt giãn cách xã hội theo

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết

định thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn việc giãn cách xã hội ở TP Hồ

Chí Minh với tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”, mỗi phường, xã là một “pháo

đài” chống dịch.

1. Những thủ đoạn xảo trá, đánh lận

Công tác phòng chống dịch COVID-19 chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố

sang “hai mũi” vừa tập trung, vừa phân tán xuống đến từng phường, xã, cá nhân,

hộ gia đình. Chính phủ và thành phố bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã, phường là

một pháo đài trong mọi khâu: Quản lý giãn cách, hạn chế tối đa số người ra đường,

bảo đảm an sinh xã hội, lo ăn, ở cho người dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an

dân; tăng cường xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện F0, bóc tách nguồn lây khỏi

cộng đồng, điều trị F0 ngay tại xã, phường, tuyến trên chủ yếu chữa trị cho những

trường hợp nặng. Quân đội, Công an triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ

tướng, trong đó có lực lượng y, bác sĩ điều trị, Quân đội, Công an tham gia vận

chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân, bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, an ninh

xã hội.

Lợi dụng tình hình trên, một số đối tượng, tổ chức phản động đã phát tán trên

không gian mạng nhiều thông tin xuyên tạc, sai trái. Nhân việc Chính phủ quyết

định việc thực hiện giãn cách ở mức độ cao hơn, thực chất hơn, chúng lập tức tập

trung khai thác, công kích vào chủ trương, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch

bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương trong

nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Ngay sau phiên họp của Thường trực Chính phủ với

một số tỉnh, thành phía Nam, thống nhất thực hiện nhiều biện pháp với tinh thần

trên, Đài RFA, RFI, BBC, hệ thống truyền thông hải ngoại, phản động đăng tải

hàng loạt bài viết với nội dung lên án, phỉ báng, phê phán cách thức, biện pháp

phòng, chống dịch.

Họ xuyên tạc rằng, việc thực hiện siết chặt giãn cách ở TP Hồ Chí Minh là “biện

pháp sai lầm, phi khoa học”, cho rằng quyết định này sẽ là thảm họa; không thể coi

“chống dịch như chống giặc”, virus nó vô hình lan truyền trong không khí, việc

chốt chặt, lập hàng rào thép gai, nhốt dân… làm sao ngăn chặn được virus mà “để


tra tấn dân”, từ đó vu cáo cách làm này “chỉ làm dịch lan rộng, dân chưa chết vì

dịch bệnh thì đã chết vì đói”. Có bài viết mỉa mai: “Những kẻ khờ khạo thì chống

dịch theo kiểu thiết quân luật, càng ngăn cản chừng nào thì càng làm bế tắc hệ tuần

hoàn xã hội và dẫn đến cái chết của xã hội. Đã đến lúc phải chấp nhận một sự thật

rằng mọi giải pháp “chống giặc” đều vô nghĩa”. Từ đó kêu gọi theo kiểu chống

đối: “Đừng chống nữa, đừng đánh nữa, đừng diệt nữa… dân khổ lắm rồi, hãy

khiêm tốn, nghiêm túc nhận sai, thất bại, chấp nhận”!

Lợi dụng việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai một số đơn vị, lực lượng

giúp dân phòng, chống dịch, tổ chức khủng bố Việt Tân cắt gắp nhiều hình ảnh xe

bọc thép tung lên mạng để xuyên tạc rằng: “Hà Nội huy động lực lượng quân đội

vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói làm loạn… Quân đội sẽ đàn áp nếu dân đói

xuống đường biểu tình, đòi quan chức mở kho lương. Quân đội hiện diện khắp

đường phố Sài Gòn là để răn đe dân chứ không phải chống dịch!”. Luật khoa tạp

chí vốn là một tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” trá hình, tung lên cộng đồng mạng

xã hội những hình ảnh việc cơ quan chức năng tuyên truyền, xử lý một số người

dân vi phạm như không đeo khẩu trang, tập thể dục, ra đường khi không có việc

cần thiết ở TP Hồ Chí Minh để xuyên tạc, quy kết chính quyền là vi hiến. Họ lèo

lái: “Việc đi bộ, thể dục, đạp xe, ra đường trên phố vắng người không gây hại cho

xã hội, cũng không tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, vì không tiếp xúc với ai.

Chính việc xử phạt lại làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh khi người bị phạt phải

tiếp xúc cùng lúc với ba viên cảnh sát. Tại sao nhà nước lại có quyền trừng phạt

một hành vi không gây tổn thất cho xã hội”? Cho rằng Chỉ thị 16 không phải là văn

bản pháp quy, việc ban hành chỉ thị để cấm đoán quyền đi lại, làm việc là vi hiến…

Nhiều trang mạng hải ngoại phát tán, lan truyền nhiều hình ảnh bi thương trong đại

dịch để lên án Nhà nước, chính quyền bỏ mặc dân. Họ xuyên tạc tình hình tiếp cận,

phân bổ vaccine, phê phán Nhà nước phân biệt, ép người dân tiêm vaccine mà

không được lựa chọn, kỳ thị chủng loại vaccine, chia rẽ vùng miền, khối đại đoàn

kết dân tộc, kêu gọi “dân bất tuân luật giãn cách”. Đây là những luận điệu sai trái,

xuyên tạc với mục đích công kích, chống phá, hạ thấp uy tín và vai trò quản lý của

Nhà nước, chính sách, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh; gây hoang

mang, dao động, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống

dịch bệnh cấp bách hiện nay. Luận điệu này là một thứ “biến chủng Delta” của

virus thông tin độc hại, nguy hiểm.

2. Sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết

Trái với luận điệu trên, thực chất, việc áp dụng giãn cách xã hội là một trong

những giải pháp hữu hiệụ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được hầu hết các

nước trên thế giới áp dụng. Thực tế 3 đợt dịch trước ở Việt Nam đã chứng minh,


thực hiện thông điệp 5K, áp dụng giãn cách xã hội vẫn là giải pháp chỉ đạo để ngăn

chặn sự lây lan bệnh, đặc biệt trong điều kiện nguồn vaccine còn hạn chế, chưa thể

tiêm chủng rộng khắp cho nhân dân. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được

các cấp chính quyền quyết liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó

đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết

liệt phương pháp này và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng

cường tiêm chủng vaccine. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

đối với TP Hồ Chí Minh và các địa phương đang có dịch bệnh phức tạp là:

Thứ nhất, thực hiện cách ly nghiêm ngặt, triệt để giữa người với người, gia đình

với gia đình, xã, phường với xã, phường để ngăn chặn dịch bệnh lâu lan. Lực

lượng Quân đội, Công an được huy động, chi viện, phối hợp với TP Hồ Chí Minh

và các địa phương triển khai nhiệm vụ cùng các ngành, các cấp tham gia động

viên, hỗ trợ người dân để thực hiện cách ly nghiêm ngặt. Thủ tướng chỉ rõ, cách ly

là để lo cho dân, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Thứ hai, cách ly, giãn cách cũng là biện pháp tổ chức, tăng hiệu quả xét nghiệm

thần tốc, qua đó phát hiện F0 nhanh nhất, bóc tách ra khỏi cộng đồng, không bỏ

sót; phân loại, hạn chế lây lan, áp lực lên hệ thống y tế, tập trung điều trị hiệu quả

ca nhiễm, giảm tối đa các trường hợp tử vong.

Thứ ba, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của

địa phương, với sự phối hợp của các lực lượng khác, Quân đội sẽ chủ trì lo lương

thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng

các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là

bảo đảm tuyệt đối an toàn, tất cả vì sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của nhân dân.

Thứ tư, tăng cường lực lượng Công an, Quân đội để bảo đảm an ninh trật tự, an

toàn, an dân, trợ giúp người dân, cùng cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi, giải thích

để người dân hiểu rõ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là quyền lợi,

nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, đúng như Thủ tướng chỉ đạo: “chúng

ta làm gì cũng vì lợi ích của nhân dân”.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Đảng và Nhà nước ta đã

có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo

vệ sức khỏe nhân dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tính mạng

con người là trên hết, trước hết và quý giá nhất”. Đây vốn là bản chất tốt đẹp, nhân

văn của chế độ và cũng là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Thực hiện

nghiêm ngặt giãn cách xã hội đợt này cũng là cụ thể hóa Lời kêu gọi của Tổng Bí

thư: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn


nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một,

đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn

chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.  Rõ

ràng, lợi dụng dịch bệnh để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động,

chống phá, đó là hành vi vô pháp, bất đạo trước sức khỏe, tính mạng con người,

cần nhận diện và đấu tranh ngăn chặn.

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

"Tác phẩm" hay “Rác phẩm” - Cách Nhận diện, phòng tránh!

          Văn học nghệ thuật vốn là sản phẩm văn hóa tinh thần được thể hiện dưới những tác phẩm bằng: ngôn ngữ, âm nhạc, tranh, thơ, ca, hò, vè... nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, tránh xa cái ác, cái xấu, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ở bình diện quốc gia, các tác phẩm văn học nghệ thuật được xem là “giấy thông hành”, “hộ chiếu”, là cơ sở để nhận diện, định danh, phân biệt, đánh giá giữa dân tộc này với dân tộc khác; giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Ý nghĩa tốt đẹp của văn học nghệ thuật luôn được xã hội, con người tôn trọng, chào đón. Tuy nhiên, trong thời dịch Covid hiện nay, nhiều người tự phong là nhạc sĩ, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ... đi ngược với quan điểm gốc này mà sáng tác ra các “rác phẩm” dưới dạng thơ, ca, hò, vè, tranh biếm họa, v.v. Họ phê phán quan điểm của Đảng, Nhà nước, cổ súy cho đấu tranh bất bạo động và tự do, nhân quyền. Trong thời điểm này, họ tập trung sáng tác những “rác phẩm” phê phán phương pháp tiến hành phòng, chống dịch của Nhà nước, của chính quyền các địa phương. Có thể nói, họ lợi dụng tất cả những gì khiếm khuyết của đội ngũ cán bộ để bới móc, quy chụp trách nhiệm cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ví dụ: ngày 03/10, sau khi công nhân và người ở trọ tại các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tổ chức thông chốt, bỏ về quê thì ngay lập tức tài khoản facebook có tên L. H. N đăng tải video clip bài hát “Bản năng của quỷ đỏ”, do T. H sáng tác và P. N trình bày. Cả hai nhân vật này đều là thành viên của nhóm “Du ca Việt Nam - Sài Gòn”. Nội dung ca từ bài hát chỉ là những oán thán, trách móc và gán ghép thiếu niềm tin về “họ”, dưới nền nhạc du dương rất đặc trưng nhạc Trịnh Công Sơn. Có thể nói, lời bài hát là thứ văn xuôi lủng củng không vần điệu, được gắn thêm nhạc điệu cho có vẻ trở thành nhạc phẩm. Trước đó, trên mạng xã hội tồn tại nhiều sản phẩm đội lốt tác phẩm văn học nghệ thuật để đả kích, chia rẽ đoàn kết dân tộc,v.v. Ví dụ như, sau vụ cô gái trẻ thông tin sai sự thật về việc mình được tiêm vaccine phòng Covid-19, nhạc sĩ T. K liền viết một chuỗi bài công kích về cái gọi là “đặc quyền, đặc lợi” trong các bệnh viện, rồi phát đi lời kêu gọi thành lập “Hội những người không có ông ngoại”. Hay sau sự việc 30 lao động nghèo đi bộ từ tỉnh Bình Định về Quảng Ngãi ngày 20/7, đã được lực lượng phòng, chống dịch hỗ trợ lương thực, thực phẩm kịp thời và dùng xe ô tô đưa về tận nhà, nhưng nhà văn T. T. C lấy ảnh đưa lên trang facebook cá nhân kèm những thông tin mập mờ xuyên tạc rồi “lên giọng” cho rằng đó là “lỗi hệ thống” của chế độ, v.v.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra những biểu hiện suy thoái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đó là “sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng”. Thực tế cho thấy những văn nghệ sĩ sáng tác các “rác phẩm” luôn có đặc điểm chung là lợi dụng tự do ngôn luận, tỏ ra là những người có sứ mệnh định hướng xã hội, đứng trên xã hội. Với một vài văn nghệ sĩ là cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì những hạn chế trong tổ chức phòng, chống dịch Covid-19 chính là cái cớ để họ khoét sâu và thể hiện quan điểm cá nhân. Với một số khác thì “bôi đen”, “bóp méo”, kích động dư luận chỉ để thỏa mãn “cái tôi”, “cá tính” của họ. Thế nên, khi đọc, nghe, xem những gì họ sáng tạo ra có thể thấy, đó là những tác phẩm không nhằm hướng vào xây dựng tinh thần đoàn kết, cổ vũ người dân chống dịch mà dường như chỉ là “những anh hùng bàn phím” để khích bác, xuyên tạc chế độ. Thậm chí, có người sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật ám chỉ cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 của đất nước một cách bi thảm qua tâm trạng, góc nhìn riêng,... như đã ví dụ ở trên.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là nhiệm vụ trọng tâm. Đây là chủ trương đúng đắn và góp phần rất lớn để tạo ra sức mạnh tinh thần cho xã hội. Muốn làm được điều đó thì vấn đề cốt lõi là mỗi chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

Hiện nay, sử dụng internet và mạng xã hội đã trở thành một trong những nhu cầu quan trọng của xã hội. Bên cạnh những người biết sử dụng một cách sáng suốt, hiệu quả với tinh thần xây dựng thì có không ít người sử dụng nó để thể hiện “cá tính”, nhằm thỏa mãn động cơ, lợi ích cá nhân, thậm chí “dựng thông tin”, gây dư luận xấu, đi ngược với chủ trương, biện pháp xây dựng xã hội tốt đẹp của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thế nên, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật, nhất là những cá nhân cố tình lợi dụng tự do ngôn luận, đưa ra những “rác phẩm” độc hại, có nguy cơ ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, nhất là nhận thức của lớp trẻ. Nhà nước, cơ quan chức năng cần đầu tư, thúc đẩy văn hóa đọc trong xã hội, tăng cường đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ lên internet, xây dựng lực lượng để đấu tranh, kịp thời loại bỏ các “rác phẩm” ra khỏi cộng đồng, giúp người dân hiểu và tránh xa những sản phẩm văn hóa xấu độc, thấp hèn.

Trong đời sống hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, tích cực nâng cao trình độ lý luận, trình độ thưởng thức các giá trị tốt đẹp của văn học nghệ thuật. Đồng thời, động viên, khuyến khích người thân trong gia đình, những người xung quanh tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để học hỏi, phát huy. Ngành văn hóa từ Trung ương tới địa phương cần có phương cách tập hợp, tạo sân chơi cho nghệ sĩ sáng tác theo các đơn đặt hàng. Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục ý thức tư tưởng chính trị thường xuyên, liên tục cho các văn nghệ sĩ và đội ngũ những người làm công tác văn học nghệ thuật bằng những giải pháp hiệu quả hơn.


            Thực tế cho thấy, dân tộc, quốc gia nào có nhiều sản phẩm văn học nghệ thuật được lưu truyền rộng rãi qua thời gian và được nhiều dân tộc khác, quốc gia khác chào đón thì chứng tỏ nơi ấy có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, con người được đề cao và kinh tế - xã hội cũng phát triển tương xứng. Nghèo văn hóa sẽ dễ bị lôi kéo, dẫn dắt bởi những “rác phẩm”, nhanh bước tới con đường “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng, nhận thức. Cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để đầu tư, phát triển văn học nghệ thuật, bảo vệ văn hóa lành mạnh, tạo đề kháng và đẩy lui những thứ văn học nghệ thuật đội lốt, giả hiệu./.