Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Cảnh giác ‘kịch bản đấu đá’, kêu gọi xuống đường biểu tình tại TP.HCM và Bình Dương

 

Thành phố Hồ Chí Minh đang đau nặng, nhiều người đang ra sức chẳng quản đêm ngày cứu chữa để giảm nhẹ nhất những niềm đau. Buồn thay, lại có những kẻ trơ trẽn, máu lạnh đến độ lợi dụng cả dịch bệnh, tự vẽ thêm những ‘cơn đau’ cho thành phố. Hết chế câu chuyện chế giễu, nhại giọng bộ đội miền Bắc vào hỗ trợ, họ lại dựng thuyết âm mưu thể loại ‘cung đấu’ đầy kịch tính về cái gọi là ‘cuộc đấu đá giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh’…


Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đưa ra lời kêu gọi F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch

Cùng vẽ vời những luận điệu đơm đặt như: ‘Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam can thiệp cách chức ông Nguyễn Thành Phong, sắp tới cách chức luôn Bí thư Nguyễn Văn Nên, tiến tới nắm toàn quyền chỉ huy tại TP.HCM; Đưa quân đội miền Bắc vào trấn áp, đề phòng thành phố làm loạn; Lãnh đạo TP.HCM đe dọa thả người dân mang mầm bệnh về quê rải bệnh cho các tỉnh;…‘ Để thêm mắm dặm muối, tăng tính thuyết phục, kẻ tung tin còn bồi thêm câu ‘tin nội bộ, xin đừng hỏi nguồn‘. Cuối cùng chốt hạ kịch bản quen thuộc, kêu gọi ‘người dân chuẩn bị sẵn sàng xuống đường biểu tình để ủng hộ lãnh đạo TP.HCM‘. Vì quá mải mê trong kịch bản tự dựng, họ tự ‘lạy ông tôi ở bụi này’ với những điểm mù trong nội dung:

 

Thứ nhất, quyết định luân chuyển ông Nguyễn Thành Phong về giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị chứ không liên quan gì đến Phó Thủ tướng như kịch bản miêu tả. Thứ 2, các sĩ quan quân y được huy động vào thành phố và các tỉnh thành phía Nam để ‘ai ở đâu ở yên đấy’, tăng tính kỷ luật và giúp cho việc triển khai các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả hơn. Còn nói về dẹp loạn, vài anh ‘dân chủ giả hiệu’ ở thành phố thì chỉ cần một tiểu đoàn cảnh sát cơ động là thừa sức rồi, cần gì mất công đưa bộ đội từ miền Bắc vào làm gì!


Cảnh giác âm mưu kích động biểu tình của các đối tượng

Thực tế, sau nhiều tháng chống dịch, lực lượng tại chỗ ở TP.HCM ít nhiều đã xuống sức, bị hao hụt nhân lực trong khi số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng để thành phố ‘ốm’ đến mức suy nhược thì cả nước cũng sẽ ‘ốm’ theo. Bởi vậy mà quân đội vào cuộc tiếp tế cho dân, phối hợp cùng lực lượng Công an tham gia các chốt kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà… cũng là chuyện hết sức bình thường dễ hiểu. Chưa kể, như Thượng tướng Võ Minh Lương (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) khẳng định thì ‘Chỉ huy trưởng của trận đánh này là lãnh đạo phường, xã phải chỉ huy chặt chẽ, phát huy được năng lực của tất cả lực lượng được tăng cường’. Chính phủ vì dân đã chủ động mở kho dự trữ quốc gia chứ đâu cần ‘người dân xuống đường biểu tình đòi mở kho’ như nhiều kẻ xúi giục! Đất nước tuy nhất thời khó khăn nhưng không có chuyện ‘đói tắc loạn’, mà Chính phủ, Lãnh đạo TP.HCM cũng không bao giờ để dân đói cả!

Dù chưa đầy đủ thì xem ra mấy điểm khái quát trên đây cũng đã bóc trần bản chất dối trá bịp bợm ngu xuẩn đến mức lưu manh hóa của kẻ/trang mạng ‘dân chủ rởm đời’ như ‘Thach Vũ’, ‘Công giáo: Đạo và Đời’, ‘Việt Tân’…Lợi dụng dịch bệnh, tung tin bịa đặt, gây hoài nghi, làm giảm sự chung tay, đồng lòng của người dân với các quyết sách phòng chống dịch đang thực hiện.

 Rõ ràng sự bịa đặt vu khống đê hèn và trắng trợn của chúng nằm trong âm mưu vô cùng nguy hiểm và thâm độc của tổ chức khủng bố ‘Việt Tân’ đã đang triển khai các kế hoạch chống phá với ý đồ, chỉ đạo các đối tượng trong nước tiếp cận, trà trộn vào các khu vực tập trung đông người, khoét sâu một số bức xúc trong bối cảnh dịch bệnh, nhân lực yếu chưa kịp thời đáp ứng đầy đủ, kích động người dân, công nhân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai biểu tình bạo loạn, để ghi âm, ghi hình lan truyền trên mạng xã hội.

 Đang trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, mà chúng xúi giục người dân ùa ra đường, chẳng khác nào xúi dân tự kiếm dịch vào mình, trong khi chúng ung dung, hả hê núp sau bàn phím. Thế nên có người đã nói “tin theo họ thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn”, có sai đâu mà!

Võ Nguyên Giáp - Tượng đài trong lòng dân!

 Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam từng nhận xét: “Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy; là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều trang sách, bài báo, câu chuyện chia sẻ về Việt Nam, rất nhiều bạn bè quốc tế đã nhắc đến Võ Nguyên Giáp với sự kính phục, ngưỡng mộ. 

Đại tướng, sử gia người Anh Peter Macdonald, tác giả cuốn sách: “Giap-an assessment” viết: “30 năm trước, trước khi nổ ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ngày 25/8/1911, ở làng An Xá (tỉnh Quảng Bình), gần vĩ tuyến 17, đã sinh ra một con người sẽ là một trong những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử. Người ấy xuất hiện trước toàn thế giới như vị tướng của một quân đội sơ khai nhưng đã chiến thắng hai cường quốc phương Tây, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Trong cuốn sách có tựa đề “Victory at any cost”, nhà sử học người Mỹ Cecil Currey từng viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ XX và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại”.

Tướng Marcel Bigeard, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, cựu Thiếu tá tham chiến ở mặt trận Điện Biên Phủ từng bình luận: “Ông Giáp đã chỉ huy quân đội Việt Nam chiến đấu giành thắng lợi trong một thời gian đặc biệt suốt 30 năm, một kỳ tích chưa từng thấy! Vâng, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam”.

Cả cuộc đời mình, vị Đại tướng “văn võ song toàn” Võ Nguyên Giáp luôn đau đáu cho đất nước, nhân dân Việt Nam. Để lại đôi dòng suy ngẫm trong cuốn sách: Hồi ức “Tổng hành dinh trong Mùa Xuân đại thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Với mục tiêu cách mạng mới, cuộc đấu tranh yêu nước không những mang lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mà còn mang lại tự do và hạnh phúc cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho toàn dân. Cuộc chiến tranh giải phóng đã trở thành cuộc chiến tranh toàn dân, một cuộc chiến tranh chính nghĩa “vì dân” và “do dân” có sức mạnh vô cùng to lớn quật ngã mọi kẻ thù”.

Theo Đại tướng, trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng, học thuyết quân sự Việt Nam đã phát triển vượt bậc, giải quyết thành công trong điều kiện của thời đại mới vấn đề cốt lõi hầu như là một nghịch lý: “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”. Học thuyết quân sự Việt Nam luôn nắm vững mục tiêu cách mạng, Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn, phân tích tình hình thực tiễn, tìm ra quy luật và hành động theo quy luật, đánh thắng mọi kẻ địch hung bạo. Học thuyết ấy luôn theo dõi diễn biến mau lẹ và so sánh lực lượng giữa địch và ta trên chiến trường, tìm ra và tạo thời cơ lợi nhất cho ta, tạo thế mạnh của ta, khoét sâu thế yếu của địch, tập trung lực lượng tiêu diệt địch. “Kiên định mục tiêu cách mạng, vận dụng thế giới quan, quan điểm thực tiễn, phương pháp luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học mang tính cách mạng và khoa học, có ý nghĩa to lớn của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Làm đúng theo bài học đó thì thành công. Không làm theo bài học đó thì sai lầm, thất bại”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết.

Đã 08 năm trôi qua kể từ khi dân tộc Việt Nam mất đi một vị tướng tài, một người con tình nghĩa sâu nặng với đất mẹ Việt Nam, tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn vẹn nguyên. Sự kính trọng tài năng, đức độ, bản lĩnh của nhân dân dành cho Đại tướng đã được thể hiện bằng những vần thơ của cán bộ và nhân dân làng Thượng (xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên):

“Đại tướng anh hùng dễ mấy ai

Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài

Thắng hai đế quốc, bách niên thọ

Hoàn cầu có một, không có hai”.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Nhận Diện!

Hiện nay, làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Trong khi người dân cả nước đang đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp chống dịch thì có không ít những tin tức thất thiệt, bịa đặt, giả mạo được tung ra.

Chúng sử dụng các thông tin giả nhằm mục đích xấu, gây rối, chống phá, đi ngược quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân là một phương thức không mới của các loại tội phạm. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội (MXH), các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội. Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.

7 NHÓM VIRUS TIN GIẢ NGUY HIỂM NHẤT
Từ tháng 4/2021 đến nay, lợi dụng diễn biến tình hình phức tạp, khó lường của đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, số đối tượng phản động, chống đối và một số cá nhân tăng cường hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, tập trung vào 7 nhóm vấn đề chính:
(1) Tung tin xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19, về công dụng của thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; xuyên tạc chính sách phân bổ vaccine của Bộ Y tế, bịa đặt thông tin về công dụng, hiệu quả vaccine COVID-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc;
(2) Bài xích quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số quốc gia;
(3) Công kích, bôi nhọ hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch; xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng chống dịch bệnh, người mắc bệnh, người có nguy cơ lây nhiễm;
(4) Kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, các công ty không đáp ứng yêu cầu “ba tại chỗ”;
(5) Kêu gọi tích trữ lương thực thực phẩm, gây tâm lý hoảng loạn trong quần chúng nhân dân;
(6) Trục lợi thông qua bán, làm giả vật tư, thiết bị y tế phòng dịch, đầu cơ, kinh doanh qua mạng;
(7) Lợi dụng dịch bệnh để gia tăng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, lôi kéo người vào tổ chức, phát triển lực lượng chống đối trong nước, như một số tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lầm thời”, “Triều Đại Việt”… triển khai thời gian qua.
3 NHÓM THỦ ĐOẠN CHÍNH TẠO TIN GIẢ
Đó là: Thủ đoạn dàn dựng nội dung; thủ đoạn phát tán và thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng.
Để dàn dựng nội dung, các đối tượng thường triệt để lợi dụng “khoảng trống”, “độ trễ” thông tin về dịch bệnh để tung ra những thông tin bịa đặt, những bình luận xuyên tạc. Thủ đoạn mà các đối tượng thường dùng là lồng ghép thật – giả; giả mạo nguồn thông tin; giả mạo trang thông tin điện tử, tài khoản MXH hoặc giả mạo phát ngôn của cơ quan chức năng, lãnh đạo cấp cao, chuyên gia, người nổi tiếng.
Lợi dụng đặc tính lan tỏa nhanh của Internet, khai thác triệt để các tính năng của MXH như bình luận, chia sẻ, phát trực tiếp (livestream) trên MXH để “phủ thông tin” tiêu cực đến đông đảo quần chúng nhân dân. Tạo ra những thông tin thất thiệt, đánh vào tâm lý lo lắng của người dân bằng chiêu thức giật gân, kích thích tò mò.
Để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng cũng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, như sử dụng các trang mạng ẩn danh, đặt máy chủ ở nước ngoài; sử dụng các tài khoản nặc danh, ẩn danh, chiếm đoạt được của người khác… để phát tán thông tin xấu và đối phó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng.
2 LOẠI ĐỐI TƯỢNG TÁN PHÁT TIN GIẢ
Một là những đối tượng cố tình tạo ra tin giả và phát tán nhằm đạt những mục đích, ý đồ riêng, như lừa đảo, trục lợi hoặc chống phá chính trị. Loại đối tượng này cần phải vạch mặt và nghiêm trị, kể cả bằng các chế tài hình sự. Thực tế, vừa qua chúng ta đã xử lý hình sự một số trường hợp thường xuyên tung tin giả, xuyên tạc, bịa đặt, xâm phạm ANQG, TTATXH, trong đó có các tin giả về COVID-19.
Hai là những người là nạn nhân của tin giả, do tin vào thông tin sai lệch mà chia sẻ, phát tán tin giả, tiếp tay cho tin giả lan truyền. Với đối tượng này, cần đề cao việc giáo dục, giúp họ nhận thức đúng đắn, nâng cao trách nhiệm cá nhân và có kỹ năng nhận diện tin giả để không trở thành nạn nhân của tin giả, tiếp tay cho tin giả, từ đó tham gia một cách tích cực vào ngăn chặn, chống tin giả.
KHUYẾN CÁO CÁCH PHÒNG TRÁNH VIRUS TIN GIẢ
Khi tham gia vào không gian mạng, mỗi người dân đồng thời đóng cả 3 vai trò: Sản xuất thông tin, tiêu thụ thông tin và phát tán thông tin. Do đó, không gian mạng có lành mạnh hay không, nạn tin giả có thể ngăn chặn, đẩy lùi hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi người chúng ta. Như vậy, chuyên gia trên khuyến cáo mỗi người dân:
– Người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào, dù với bất kỳ động cơ, mục đích gì. Chủ động nghiên cứu, trang bị kiến thức và pháp luật như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng…
– Khi tiếp nhận thông tin, nhất là trên MXH, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng để không trở thành nạn nhân của tin giả. Luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, xác thực do cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình cung cấp.
– Hết sức thận trọng khi quyết định chia sẻ thông tin trên không gian mạng, để không tiếp tay cho tin giả. Tuyệt đối không chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng.
– Tích cực tham gia phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên không gian mạng để cảnh báo về tin giả.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao, thì từ năm 2020 đến nay, lực lượng Công an đã triệu tập đấu tranh hơn 1.800 đối tượng, khởi tố xử lý hình sự 21 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 466 đối tượng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong đợt dịch thứ 4, riêng đơn vị này đã phối hợp xử lý hành chính 82 đối tượng, xử lý hình sự 1 đối tượng ở TP Hồ Chí Minh và tiếp tục nhận diện, xử lý các đối tượng khác theo quy định pháp luật. Để tránh việc mỗi chúng ta trở thành “tội phạm” hay “nạn nhân” của virut tin giả, mọi người hãy đọc kỹ những thông tin trên.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Các biện pháp chống dịch của Việt Nam sẽ phát huy hiệu quả

           Mấy ngày hôm nay, trang facebook Việt Tân đăng tải bài viết của Lê Ánh có tiêu đề: “Nổ” dẫn đến hệ quả làm ca nhiệm và nhiều người tử vong tăng?, xuyên tạc: số ca nhiễm và tử vong tại Việt Nam tăng là “hệ quả của những phát biểu “nổ” của các lãnh đạo từ những đợt bùng phát trong những giai đoạn đầu. Những con số được công bố chính thức từ Bộ Y tế, nhưng trên thực tế con số có thể cao hơn nhiều. Xảo trá hơn, họ còn “đổ lỗi” cho các cơ sở đảng, cơ quan trách nhiệm, đặc biệt là Bộ Y đã tự hào và chủ quan, chính quyền không cảnh báo và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa để hướng dẫn người dân, khiến cho người dân chủ quan, không phòng và chống dịch”, v.v.


Thực chất, đây là chiêu trò mà Lê Ánh và Việt Tân dùng để “đổ lỗi” công tác chỉ đạo phòng, chống đại dịch Covid-19 của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, hòng làm lu mờ thành quả, kích động nhân dân chống phá hoạt động chỉ đạo phòng, chống dịch của chính quyền các cấp.

Như chúng ta đều biết, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư (từ ngày 27/4) có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm cao, gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy kết quả phòng, chống dịch qua 03 đợt bùng phát trước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản để tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thích ứng với tình hình; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Với quyết tâm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân lên trên hết, trước hết, là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, ngành, địa phương và của toàn dân trong giai đoạn khó khăn hiện nay, so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Chúng ta đã ngăn chặn, đẩy lùi được dịch bệnh tại nhiều nơi có ổ dịch lớn; nhiều tâm dịch được kiểm soát, trở lại cuộc sống bình thường. Đó là sự thật, chứ đâu phải “nổ”!

Đánh giá về hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, mới đây, Giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford ở Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định: Việt Nam đang đi đúng hướng khi thực hiện cả ba giải pháp tiến tới chấm dứt dịch bệnh, đó là: ngăn chặn sự lây lan bằng cách sớm phát hiện, cách ly các ca nhiễm và các trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm; kích hoạt các biện pháp giãn cách xã hội; giảm thiểu dịch bệnh bằng cách thực hiện tiêm chủng diện rộng.

Tuy nhiên, thời gian qua, trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, không ít cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm, thật dứt khoát, thực chất các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là; thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm, lây lan nhanh của biến chủng mới Delta và chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các ca nhiễm và tử vong do nhiễm Covid-19. Chúng ta không phủ nhận.

Thời gian tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chúng ta vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính trị sẽ tiếp tục lợi dụng, cố tình xuyên tạc tình hình dịch bệnh, và công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch bệnh của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp; kích động, hướng lái để người dân không tin vào các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mà chúng ta đang quyết liệt thực hiện, gây mâu thuẫn, bức xúc giữa nhân dân và chính quyền, nhất là các địa phương thực hiện cách ly, giãn cách xã hội. 

Vì vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo trước âm mưu, luận điệu kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử chống đối. Tuyệt đối tin tưởng và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 mà chúng ta đang thực hiện. Chúng ta có thể tin tưởng rằng, những biện pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiện sẽ phát huy hiệu quả./.

“Liêm Sỉ” !

 

Mới đây, trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Sơ kết thực hiện Chỉ thị số 05, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc cán bộ, đảng viên rất kỹ về từ “Liêm Sỉ”

     Xem khắp trong lịch sử từ cổ tới kim, dù bất cứ ở đâu, dẫu bất kể thời nào, cổ nhân ta cũng coi trọng, biểu dương, nêu cao và giữ gìn Liêm, Sỉ! Vì đặng làm một người chân chính thì dù là ai, cũng không thể xa rời Liêm, Sỉ!

Ấy là cái Hồn để chăm cho cho cái Căn bản con người xứng đáng là Con người, cái Cốt để vun cho cái Gốc thể chế vững mạnh. Vì muốn xứng đáng một quốc gia thì cần phải có Quốc Sỉ, Quốc thể.

Liêm Sỉ và Quốc Sỉ là những giềng mối căn bản làm nên địa vị, tiếng tăm, sức mạnh một con người; vị thế, sức mạnh và thanh danh Đất nước!


Thanh sạch, liêm khiết ấy chính là Liêm vậy. Người liêm khiết thì bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham cầu, cũng chẳng muốn ham hố vật chất. Hơn nữa, chính là tinh thần chí công vô tư, “dĩ công vi thượng” và biết quên mình mà làm chuyện ích lợi chung. Người liêm khiết thì luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn, thanh danh mình được thơm tho, không lợi dụng địa vị mình để chiếm công vi tư, để nhũng nhiễu, bóc lột đồng loại. Một công bộc quốc gia liêm chính phải: có đức, tài, biết kính trọng nghề nghiệp, vui vẻ với mọi người, công chính vô tư, biết lễ biết phép, biết hay dở phải trái, v.v. Chung quy, một người liêm chính là người tài đức xứng với danh vị của mình, với chức tước, phận vị của mình.

Liêm cũng lại là thấy của người, của quốc gia mà lòng không ham chiếm đoạt một cách phi pháp. Tức là biết xét nét đâu là giới hạn giữa công và tư, rồi không dám làm điều xấu, điều trái với quốc pháp và đạo lý luân thường. Nhất là không che đậy điều xấu, nghĩa là đức hạnh vẹn toàn. Nếu không Liêm thì của gì cũng cả gan lấy, không Sỉ thì việc gì cũng bất chấp làm. Người mà đến như thế, thì không chỉ rước họa thân bại danh liệt, và thử hỏi còn tai họa nào mà chẳng đến. Huống chi lại là kẻ làm quan mà cái gì cũng rắp mưu đoạt, việc gì cũng bằng mọi thủ đoạn làm, thì sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được!

Sỉ là biết xấu hổ, tức là biết hổ thẹn. Gặp chuyện gì không hợp đạo lý, đi ngược lại với lương tâm của mình thì tuyệt đối chẳng làm. Sẽ là mang tiếng xấu hổ vì khi không làm tròn phận sự mình, vì những điều xằng bậy mình đã trót nhúng chàm. Càng là xấu hổ vì mình đã không theo được lý tưởng mình đã vạch ra. Xấu hổ là lúc trong lòng thời gian ác, xấu xa mà bên ngoài mặt thời dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, lịch sự để che đậy. Xấu hổ là khi bề trong thì oán ghét người, mà bên ngoài lại giả tảng thân thiết với người. Xấu hổ là khi trong nước còn nghèo, Nhân dân thiếu thốn, mà mình dùng những phương tiện bất chính để trở nên “giàu có bất thường”, dư dật kệch cỡm. Xấu hổ là lúc nào cũng bo bo nghĩ đến lợi lộc, áo cơm vị kỷ, còn gia phong, vận nước thì mặc cho gió cuốn nổi trôi. Người xưa nói, xấu hổ khi tài đức không xứng với chức vị, khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách, để cho cơ đồ tan hoang, đổ vỡ; khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm cho đạo đức được thi hành, quốc pháp được tuân thủ. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt, ăn cắp quốc khố,... vô hình trung đã vứt bỏ mất tấc lòng hổ thẹn của mình rồi.

Vì thế, Liêm Sỉ là tính rất hay của loài người. Cổ nhân nói: Khi đã không còn có Liêm, Sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa! Nó là cái đại tiết để giúp con người nên Người. Vì, người mà không Liêm thì cái gì cũng mưu đoạt lấy, không Sỉ thì việc gì cũng rắp tâm làm. Nhưng, khi mắc tội lại tỏ ra hèn hát, quỵ lụy, van lơn, tự hạ nhục mình! Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, chủ trì việc công mà vô Liêm, vô Sỉ thì thân khoác ươn hèn, nhà phải suy bại, nước phải nguy vong!

Cùng với Lễ, Nghĩa, thì Liêm, Sỉ hợp thành bốn đầu dây của một quốc gia. Một đầu dây đứt thì nước phải nghiêng. Hai đầu dây đứt thì nước phải nguy. Ba đầu dây đứt thì nước phải đổ. Bốn đầu dây đứt thì nước phải diệt.Nếu nghiêng thì còn làm cho ngay lại được; nếu nguy có thể làm cho yên được; nếu đổ thì có thể nâng lên được; nếu diệt vong thì không thể nào gây dựng lại được nữa.

Thế mà từ bấy lâu nay, nhất là mấy năm nay, thử ngó trông mấy người đứng ra “giải trình” mà như là lấp liếm, cả tiếng “minh bạch hóa” nhưng lại tự chuốc tối tăm cho mình về sự phất lên chóng mặt đến mức bất thường của những khối tài sản to sụ của họ (cố bằng mọi cách để cướp đoạt): những “biệt phủ”, những “của nả như núi”, bào chữa cho “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, thậm chí nhen nhóm cả những “sứ quân”,... mà thấy sự Liêm thời nay bị họ xúc phạm, chà đạp, bị làm cho tổn thương, thậm chí bị làm cho,... bị xỉ nhục đau đớn!

Lại đoái nhìn những bản “tự kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” chốn công vụ của những “bộ mặt mo” tới mức quẩn quanh, dối trá mưu toan che đậy những mánh lới, thớ lợ của âm mưu “lẻn” vào chốn quan trường, rắp “cả họ làm quan”, “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ,...” mà không ai không,... khinh bỉ. Rồi những thói lươn lẹo, cong queo, xảo trá, khuất tất nơi chính trường, trái với nghĩa chính trị là sự ngay thẳng (“chính giả chính dã”) khiến ai ai cũng... nổi giận! Vì chữ Sỉ bị chà đạp! Tệ hơn, cả thói quan chức “giả trang” thỏa chí “xuất ngoại chui”, rồi thói “táy máy” ti tiện, hành xử xa lạ với thứ văn hóa làm người ở nước ngoài, bất chấp thanh danh người Việt, thậm chí đây đó cả sự ươn hèn, hổ nhục trong bang giao quốc tế làm phương hại thể diện người nước Nam ta... mà dù ai trông thấy cũng phải bất bình, bỉ mặt! Họ có biết Quốc Sỉ bị tổn thương không?

Gớm ghiếc thay, lắm người rình rập “cuỗm lấy” cả trăm, nghìn tỷ đồng trong quốc khố, giở trò “đạo vị” bất chấp Liêm, Sỉ ở chốn công đường mà làm ngơ quốc nhục, thậm chí cả mưu mô “ăn cắp, buôn bán niềm tin” của Nhân dân, nhắm mắt cố tình xúc phạm quốc an mà không biết sợ “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”,... lại còn lên mặt rao giảng nghĩa khí, càng thấy điều Sỉ ở thời nay bị họ làm cho bại hoại, bất chấp cả đạo lý, luân thường. Họ có thấu đấy là xương máu, lòng tin ký thác của đồng bào gom góp lại không? Và, sự hành Sỉ bị họ bôi nhọ, bẻ cong, chặt cụt, báng bổ cả đạo lý ở đời, chỉ thoáng thấy thôi, nhưng cũng đủ khiến bất cứ ai ai, dù hiền từ nhất, cũng không thể không bị xúc phạm và nổi giận, mà họ vẫn cứ nhởn nhơ không sợ quả báo sao! Tham nhũng không chỉ táng thất Liêm Sỉ cá nhân mà còn làm nhục Quốc thể trong các mối quan hệ bang giao quốc tế. Họ có biết, ấy là sự tự sát không?

Liêm, Sỉ là nền tảng của đạo làm người. Chính những người ấy, chứ không phải ai khác, là hiện thân của thói ô nhục làm cho nhân tình đảo ngược, làm cho phong tục suy đồi, khiến cho chính thể tổn thương, niềm tin nơi Nhân dân bị xâm hại. Những ai chỉ biết chăm chăm xu thời nịnh đời, vơ vét, biển thủ tài sản quốc dân,... nếu thử nghĩ lại, thì chẳng đáng cả thẹn lắm sao, chẳng đáng phải tự mình phải lấy đó làm run sợ, kinh hãi lắm sao!

Nếu cho Liêm, Sỉ là sự xấu hổ chung cho cả nước, mà họ “nhân danh” mọi thứ hành xử như thế, dù trong bờ cõi hay ngoài cương thổ, thì Quốc sỉ bị tổn thương, Quốc thể bị vấy bẩn, âu cũng không phải là sự nói ngoa. Ở đời, những công bộc giữ Sỉ thì hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm kia sẽ còn; chứ khi Liêm, Sỉ đã mất, nhất là Sỉ, thì còn gì là luân thường đạo lý ở đời, ai còn mong, còn tin cậy vào chính nghĩa quang minh nơi đâu được nữa? Nhất là những người giữ trọng trách, dù ở cấp nào, mà Liêm bị khinh, Sỉ bị hạ, thì danh dự nước nhà như “trứng để đầu đẳng”, thì Đảng và Nhân Dân biết trông đợi và dựa vào ai chính đại và lỗi lạc được nữa? Lúc ấy, thì vận nước nguy nan như “Gươm treo chỉ mành” kia hoặc họa quốc vong như “Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”, vòng Dân tộc bị nô lệ ắt sẽ cận kề, thì còn ai, còn đâu mà nói về Liêm, về Sỉ, mà luận về Quốc sỉ hay Quốc thể được nữa!

Vì thế, dù cho thế nào, đã bao thời qua và nay muôn dân đã xác quyết: Ai đó có thể bị nghiêng, ai đó có thể tự diệt, vì không Liêm, Sỉ, chứ quyết không thể để Nước nghiêng, bị diệt hay tự diệt. Thế nên, thiển nghĩ, cùng với Lễ, Nghĩa thì Liêm, Sỉ nhất định phải được gìn giữ vẹn toàn, để mỗi người trở thành Người, để Quốc gia vững bền, Dân tộc cường thịnh! Liêm Sỉ được tôn vinh, Quốc Sỉ, do đó, mà ngày càng cẩn trọng làm cho sạch sẽ tinh tươm (“tuyết Quốc sỉ”), Quốc thể theo đó mà ngày càng vững vàng, tỏa sáng!

Càng trông, càng ngẫm những chuyện như thế, nhỏ thì thử hỏi ai mà không lo cho Liêm, Sỉ, đạo lý ở đời bị nhiễu loạn; lớn thì không thể không tự vấn rằng, mọi cấp, mọi ngành, nơi đâu không canh cánh lo âu về trách nhiệm rửa sạch Quốc sỉ nước nhà, địa vị và uy tín cao thấp của Quốc thể giang san xã tắc nước Nam ta trên cõi hoàn cầu!?

Đến đây, nhớ câu chuyện kể hơn 88 năm trước, khi đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được giới thiệu gia nhập Trung ương Đảng lâm thời, đã từ chối và đề cử đồng chí Trần Văn Lan thay mình, mà xiết bao cảm phục trước một nhân cách lớn, có thể là nói tấm gương vô song mang tầm vóc một lãnh tụ. Và nay, trước nghĩa cử “treo ấn từ quan”, “cởi áo”, “trả lại chức vụ” khi việc công được hứa trước Dân mà không thành do lẻ loi, do bị vô vàn “lực cản” hữu hình và vô hình ngáng trở; lại có người xin “về nghỉ sớm” mấy năm, để nhường vị trí lãnh đạo của mình đang nắm giữ cho lớp trẻ,... càng bỗng vui rằng cái Liêm, Sỉ về sự “tri túc, tri chỉ” (biết đủ, biết dừng) hẵng còn vằng vặc sáng trong đời này! Nhưng, lo ngại rằng, mấy vị ấy chỉ là “quan nho nhỏ”, lại rất thưa thớt, còn bao “ông cả, bà nhớn” kia lại vốn gây bao nhời ong tiếng ve làm u ám Dân tâm, hoen ố thiên hạ, há đã mấy ai dám làm theo Liêm, Sỉ trên đời, và há mong gì ở họ về Quốc sỉ hay là Quốc thể nữa?

Vì thế, hiện thời, chẳng thể lùi bước và quyết không thể không làm: Khi Đạo lý chưa đủ răn, Liêm Sỉ chưa đủ thức, Đạo đức chưa đủ chuyển, Trách nhiệm chưa đủ buộc, Hậu họa chưa đủ sợ, Tự thân chưa quyết sửa, chưa biết tự xử (tối thiểu là từ chức, là “tam ban triều điển” xưa),... thì Pháp lý phải được toàn dụng, Dư luận kiểm soát phải được tôn vinh, với tinh thần Dân chủ, muôn người Bình đẳng, với phương châm “Quốc pháp vô thân”!

      Không trừ một ai, không ngoại lệ một cấp nào, không bỏ sót một nơi đâu!

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Hiểm họa khôn lường từ "TIN VỊT"

 

        Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cả nước đã đồng lòng chống dịch bệnh thì đồng thời trên mạng xã hội cũng xuất hiện “đại dịch” khác => đó là “đại dịch” tin giả, tin sai sự thật. Ban đầu chỉ lác đác một số cá nhân tung tin không chính xác về tình hình dịch bệnh ở các địa phương để câu view, câu like, phục vụ mục đích cá nhân.

Khi Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam rồi đến Thành phố Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19 thì số lượng tin giả, tin sai sự thật càng nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nội dung các tin giả, tin sai sự thật này thường tập trung xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo sự thật về chủ trương, đường lối, chính sách chống dịch của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong cả nước. 

Đơn cử như: những ngày gần đây có cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đó tung tin giả, cho rằng: “người dân tự thiêu để phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước trong phũng, chống Covid-19”(!). Hay ngày 30/7 vừa qua, trang facebook Việt Tân đó đăng tin giả về một đại biểu Quốc hội khóa XV là cán bộ Quân đội bị nhiễm Covid-19 trong thời gian tham dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV tại Hà Nội. Thậm chí chúng còn giả mạo báo cáo của cơ quan y tế địa phương về thời gian, lịch trình di chuyển, người tiếp xúc,… nhằm gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ mất đoàn kết quân - dân. Tuy nhiên, những tin giả, tin sai sự thật này đó nhanh chúng bị vạch trần, phơi bày trước công luận. Bởi, nguyên nhân chính, sự thật của việc một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh “tự thiêu” là do người này có tiền sử bị bệnh tâm thần nên đó hành động dại dột chứ không liên quan gỡ đến công tác phòng, chống dịch. Sau đó kẻ tung tin giả này đó bị Cơ quan Cảnh sát điều tra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Với tin giả cán bộ Quân đội là đại biểu Quốc hội nhiễm Covid-19, thì ngày 31/7, nhiều tờ báo của Quân đội và các địa phương đó đồng loạt đăng tải thông tin đoàn cán bộ của Quân khu 2, trong đó có vị cán bộ là đại biểu Quốc hội sau khi kết thúc thời gian công tác tại Hà Nội đó trực tiếp đi kiểm tra, làm việc với một số đơn vị trên địa bàn trong trạng thái hoàn toàn bình thường. Điều này, đó bác bỏ toàn bộ những thông tin giả mạo, sai sự thật mà bọn khủng bố Việt Tân và một số trang mạng xã hội khác đã đăng tải.

Qua những sự việc trên, chúng tôi thấy rằng, đây chính là thời gian mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, mỗi công dân hãy tuân thủ, chấp hành đúng các quy định phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị. Ở trong nhà, làm việc tại nhà, chúng ta hãy tỉnh táo, bình tĩnh, suy xét trước khi tiếp nhận, tuyền truyền, chia sẻ, bình luận trước các thông tin trên mạng xã hội.

Và để tăng sức “đề kháng” trước “đại dịch” tin giả, tin sai sự thật, chúng ta hãy tìm đến những nguồn thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống, những nguồn tin đáng tin cậy. Đồng thời, thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng hoặc gọi điện đến số tổng đài 18008108 để tố giác những thông tin giả, tin sai sự thật, góp phần cùng lực lượng tuyến đầu sớm ngăn chặn, đầy lùi dịch Covid-19 ở nước ta./.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Lợi dụng dịch bênh để "Câu like" - Trò đùa rẻ tiền của những kẻ quên não!

 Nhu cầu thông tin trong dịch bệnh là rất lớn, chỉ cần một cú nhấp chuột vào ứng dụng Facebook hay trang mạng xã hội bất kỳ người dùng có thể thấy hàng loạt những thông tin về dịch Covid-19. Thế nhưng bên cạnh những thông tin chính xác, đang xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn, lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 19/7, Công an phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phối hợp các ngành, đoàn thể phường tổ chức tuần tra thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn. Khi tổ tuần tra đang làm nhiệm vụ, V.T.L đã chụp 3 tấm hình và đăng lên trang Facebook cá nhân (với tên “Ăn vặt Bến Cát (Chính thức)”) kèm nội dung “Dạ ngay lúc này ở nhà e đã xuất hiện các bạn nhỏ đi xin tiền lì xì tết”. Khi được cơ quan chức năng mời làm việc, L. đã thừa nhận hành vi sai trái của mình, xoá toàn bộ thông tin sai sự thật trên Facebook và cam kết không tái phạm. Ngày 28/7, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng đối với V.T.L (sinh năm 1991) vì đã có hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”.


Truyền thông quốc tế gọi những thông tin dạng này là “Fake News”. “Fake News” hay tin giả đã tồn tại, tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội từ rất lâu và trong bối cảnh dịch Covid-19 lại càng trở lên nhức nhối. Nguyên nhân không chỉ do người thiếu hiểu biết vô tình chia sẻ, phát tán thông tin sai với mục đích câu like, câu bình luận… tiếp tay cho việc lan tràn tin giả; mà còn do những người có hiểu biết, có tri thức, nhưng cố tình thổi phồng, đưa tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, vô căn cứ nhằm gây bất ổn tình hình trật tự xã hội.

Covid-19 được đánh giá là dịch bệnh “trăm năm có một”, bất chấp thành quả trong sản xuất vacxin và xây dựng phác đồ điều trị, Covid-19 với hàng loạt biến chủng mới của virus Corona vẫn đang hoành hành và gây ra bao đau thương tang tóc cho nhân loại, hậu quả mà nó để lại là hết sức khủng khiếp, không thể đo lường hết được. Việt Nam là “hình mẫu” trong chống dịch của thế giới, đã đứng vững trước hàng loạt làn sóng lây nhiễm của Covid-19 trước đó, được WHO và cộng đồng thế giới đánh giá cao. Tuy vậy, trước sự xâm nhập của biến chủng virus Delta nguy hiểm, dịch Covid-19 ở nước ta đã bùng phát trở lại, tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh thành phía Nam, nơi đang được áp dụng các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Để bảo vệ thành quả đã đạt được trước đó, mà cụ thể là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội, cố gắng không làm ngắt quãng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã ban hành và thực hiện hàng loạt quyết sách kịp thời, đúng đắn. Từ đội ngũ y bác sỹ, lực lượng quân đội, công an, thanh niên, sinh viên đến các cô bác lớn tuổi, cựu chiến binh, y bác sỹ về hưu,… đủ mọi giai tầng, mỗi người một công việc, nhiệm vụ, biết bao con người đã tình nguyện lên đường, “xông pha” vào nơi tâm dịch nguy hiểm, khó khăn với lòng yêu nước và ý nguyện cống hiến nồng nàn, cháy bỏng. Cũng trên mạng xã hội, không thiếu những câu chuyện cảm động về sự hy sinh và những thiếu thốn, khó khăn của đội ngũ nơi tuyến đầu chống dịch.

“Chống dịch như chống giặc” là khẩu hiệu hành động của toàn dân từ đầu “mùa” dịch đến nay. Một cuộc chiến gian nan, kéo dài, luôn phải có những người hi sinh. Thời chiến, đó là hi sinh xương máu, thời bình, trong cuộc chiến dịch bệnh đó là hi sinh thời gian, mồ hôi, nước mắt. 


Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và trong lúc này nó cần phải được mỗi công dân phát huy mạnh mẽ. Yêu nước có lẽ chưa bao giờ “đơn giản” đến thế: “không ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết”, tuân thủ tuyệt đối 5K,… và hãy có trách nhiệm với nút “Share” trên mạng xã hội, đừng dọa nhau bằng những nguồn tin không rõ nguồn gốc, đừng thổi phồng, bịa đặt, bôi nhọ, vu khống nhằm gây bất ổn tình hình trật tự xã hội. Nhìn vào những hình ảnh của đội ngũ trên tuyến đầu chống dịch, “câu like” trong mùa dịch quả đúng là một tội ác!

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG NHƯNG KHÔNG CẦN NHỮNG NGƯỜI CON VÔ TRÁCH NHIỆM!

 Trong khi tất cả các địa phương đặc biệt là các tỉnh phía Nam của Tổ quốc đang gồng mình chống dịch, mỗi ngày có hàng nghìn trường hợp nhiễm mới thì vẫn còn 1 số đối tượng (không loại trừ thế lực bên ngoài, đối tượng phản động giật dây) trở đứa nhỏ lấy bình phong đi gây rối khiêu khích các cán bộ ở các chốt dịch.

    Khi bắt gặp tình huống trên, các lực lượng tại các chốt kiểm soát dịch làm đúng theo quy định nhưng những đối tượng này tỏ thái độ chống đối, chửi bới những người ở đây.

    Điển hình như video clip đang được lan truyền trên mạng chốt kiểm dịch phát hiện một người phụ nữ đang chở 1 em nhỏ ra ngoài đường mặc kệ những quy định của chính quyền về việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19.


    Thay vì trả lời các câu hỏi người phụ nữ này có vẻ đã được dạy bài bản bù lu bù loa khiêu khích chửi bới thậm tệ các cán bộ chốt dịch. Thậm chí khi cán bộ chốt nhắc nhở chị đang chống đối người thi hành công vụ và nếu chị không chấp hành chúng tôi sẽ cưỡng chế. Người phụ nữ này không những không thay đổi thái độ mà còn thách thức lực lượng làm nhiệm vụ.

    Theo ghi nhận thì đây là lần thứ hai đối tượng này đến phá rối chốt kiểm soát và lần nào cũng mang theo con nhỏ. Cái kết cho người phụ nữ này thì ta đã rõ. Người trưởng chốt đã nghiêm túc xử lý đối với người chống đối và lập tức người phụ nữa này bị khống chế đưa về phường. Xin thưa rằng đối với những trường hợp như trên thì nhẹ thì bị xử phạt hành chính mà nặng thì bị truy tố hình sự tuỳ thuộc vào thái độ thành khẩn của mụ ta.

    Câu chuyện ở đây chúng ta muốn nói rằng người phụ nữ trên là ai? Có thể người phụ nữ đang được 1 số thế lực nào đó đằng sau trả tiền nhằm gây rối sau đó đăng lên mạng xã hội bôi nhọ xuyên tạc cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ. Hoặc cũng có thể người phụ nữ trên đang mắc chứng bệnh kinh niên, bệnh “ngu”.

     Tuy nhiên dù bản chất thế nào cũng xin được nhắc nhở cho 1 số thành phần như người phụ nữ trên rằng khi an nguy của đất nước bị đe dọa thì không kể người đó là ai, giới tính như thế nào, già hay trẻ nếu đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của dân tộc thì chắc chắn sẻ bị xử lý nghiêm khắc. Cứ phải xử lý mạnh tay như này thì mới duy trì được kỷ cương, không để các đối tượng nhờn phát luật.

    Hãy nhớ rằng Tổ quốc này không dành cho những kẻ vô trách nhiệm./.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

HỘI CHỨNG ĐÁM ĐÔNG - CROWD SYNDROME!

            


Tôi có anh bạn là cán bộ làm việc ở một viện nghiên cứu khoa học của một nước thuộc châu Âu. Mấy năm gần đây, anh thường xuyên về nước tham gia các hoạt động khoa học. Trong lần chia tay mới đây để anh về nước bạn tiếp tục nghiên cứu khoa học, chúng tôi có dịp nói chuyện với nhau nhiều hơn. Đang nói chuyện bỗng anh buông tiếng thở dài. Thấy vậy, tôi liền hỏi, sắp phải xa Tổ quốc buồn hay sao mà thở dài thế?

          Đúng. Tôi thấy buồn Ông ạ!
          Tại sao? Tôi hỏi.
          Anh ấy trả lời:
          Qua các lần về nước, quan sát hoạt động của người Việt Nam ta, tôi thấy, hình như nhiều người “mắc bệnh hội chứng đám đông” ông ạ!
          Trong khi tôi còn ngơ ngác chưa hiểu ý anh nói thế có nghĩa là gì, thì anh đã nói liền một mạch, tôi không sao chen vào được, dường như anh nói để “xả nỗi bực dọc” trong người thì phải:
          Này nhá, cứ đi trên đường ông sẽ thấy, dù là đèn tín hiệu giao thông đang vàng, chưa chuyển sang mầu xanh, nhưng nếu có vài ba người cứ đi thì lập tức có nhiều người khác cùng đi theo. Khi đèn xanh đã hết, chuyển sang màu vàng cũng thế, người ta cứ cố... đi. Việc làm đó của một số người đã cản trở việc đi lại của nhiều người khác, thậm chí còn có thể gây ra tại nạn giao thông. Rất nguy hiểm!
          Nào là thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường bất động sản,… nóng lạnh cũng phần nhiều do thấy người khác làm thì nhiều người cũng làm theo, mà không xuất phát từ nhu cầu thực của mình. Điều ấy làm cho thị trường không còn phản ánh đúng bản chất nữa.
          Nào là, trong sinh hoạt tập thể, một số người không thể hiện rõ chứng kiến riêng, mà thường phát biểu theo nhiều người, nhất là theo “ý cấp trên”, a dua, minh họa, cho dù suy nghĩ của mình khác. Thú thực, phải nghe những ý kiến kiểu ấy chán lắm ông ơi!
          Nào là, trong công tác quản lý của người có trách nhiệm cũng thường “ngó nghiêng” xem cơ quan, đơn vị, địa phương bạn trong những trường hợp như thế thì người ta làm thế nào để mình còn làm theo, thậm chí làm theo cả những điều không đúng pháp luật. Vừa qua, ở một số địa phương người ta tụ tập đông người, biểu tình để phản đối Dự Luật Hành chính - Kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng, đa số là theo, thấy người ta đi thì mình đi theo, thấy người ta làm thì làm theo,... thực chất có hiểu “đầu cua đuôi nheo” gì đâu. Hậu quả của “Hội chứng đám đông” vừa qua như thế nào ông biết rồi đấy!
          Nào là, ngay cả việc tâm linh, như đi lễ chùa dâng sao giải hạn đầu năm, mặc dù không có trong giáo lý nhà Phật, nhiều người không hiểu, cứ thấy người ta đi, người ta làm thì mình làm theo để “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đấy ông ạ!


          Nào là, còn nhiều, còn nhiều kiểu “làm theo” như thế ông cứ chịu khó quan sát là thấy thôi. Cứ cái kiểu “làm theo” như thế thì làm sao mà tôi không buồn được! Ở nước tôi đang công tác không thấy có tình trạng ấy. Kiểu “làm theo” như thế là điều không tốt của một bộ phận người Việt Nam ta, cần phải sửa thôi! Nhưng sửa bằng cách nào thì khó đấy, nếu mỗi người không tự nhận thức được điểm xấu của kiểu “làm theo” ấy.
          Dừng giây lát, anh nói tiếp:
          Trong nghiên cứu khoa học như chúng tôi nếu cứ theo kiểu tâm lý “đám đông” như thế thì làm gì có phát minh, sáng tạo được hả ông?
          Chia tay anh bạn, nhưng câu hỏi của anh cứ xoáy vào tâm trí tôi, làm tôi cứ miên nam với câu hỏi ấy. Và thấy anh bạn nói rất đúng. Ngày trước, Cobepnics (Cô-péc-ních) nếu cứ kiểu tâm lý “đám đông” thì làm gì tên tuổi của Ông được ghi nhận đến ngày nay, khi quả quyết trái đất quay quanh trục của nó./.