Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH - NGẮN GỌN, XÚC TÍCH VÀ DỄ HIỂU!

 ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH


Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh và đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, đoàn kết làm nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

Xuyên suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang với nền kinh tế hùng mạnh, vũ khí tối tân, nhưng tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đã làm nên sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng.

Trong cuộc chiến chống giặc COVCD-19 chúng ta đã từng 3 lần chiến thắng. Chiến thắng này là chiến thắng của cả một quốc gia đoàn kết. Là chiến thắng từ các quyết sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước, từ sự đồng lòng hưởng ứng, nỗ lực hợp tác của nhân dân ta, của đội ngũ y Bác sỹ tài tình, tận tâm, tận lực hết lòng vì bệnh nhân. Đây là lần 4 lần dịch bệnh bùng phát và lần này dịch bệnh nguy hiểm phức tạp hơn cả, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự ý thức cùng đoàn kết với quyết tâm cao nhất.

Thật tự hào và cảm động, mỗi khi đất nước gặp thiên tai dịch bệnh, trong lúc nước sôi lửa bỏng chúng ta được chứng kiến một Việt Nam thật kiên cường. Cả dân tộc cùng vào cuộc với tinh thần chống dịch như chống giặc. Trên dưới một lòng với tinh thần tương thân tương ái, của ít lòng nhiều, từ mẹ già đến em nhỏ, từ tỷ phú đến những gia đình khó khăn đều chung tay góp sức. Hình ảnh những người chiến sỹ ăn cơm hộp ngủ lán rừng, bà mẹ già lặn lội từ xa đóng góp từng bó rau bát gạo, khiến cho mỗi chúng ta đều cảm thấy rưng rưng xúc động.

Để giữ vững thành quả chống dịch mà thế giới phải ngưỡng mộ và học tập, bà con ta hãy cùng chung tay góp sức, phát huy truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, đồng lòng đồng sức cùng với chính phủ quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Nếu chúng ta quyết tâm đoàn kết một lòng thì chúng ta nhất định chiến thắng như chúng ta đã 3 lần chiến thắng.


Bầu đúng, chọn đủ những người có đức có tài, có tâm có tầm phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Chống virus corona, virus xét lại lịch sử, virus tham nhũng chính trị, virus Việt Tân chống phá bầu cử, chống phá đất nước!

 




MỖI LÁ PHIẾU LÀ "VIÊN GẠCH HỒNG" GÓP PHẦN XÂY DỰNG TỔ QUỐC

Bầu cử QH và HĐND các cấp là một sự kiện chính trị trọng đại, đòi hỏi mỗi cử tri cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng để xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước.

Kiên quyết không giới thiệu người quan liêu, xu nịnh
Ngày 20/6/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW “về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”, trong đó có nội dung:
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 23-5-2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.



Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phải xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; Lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.
Lá phiếu của trách nhiệm niềm tin
Có thể nói, ngày bầu cử là Ngày hội của toàn dân, ngày cử tri cả nước thực hiện quyền và trách nhiệm công dân thông qua lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã hy sinh tính mạng và tài sản để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ.
Lá phiếu bầu biểu hiện sinh động lòng tin của dân với Đảng, với chế độ. Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả là "viên gạch hồng" góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bởi vậy, Bộ chính trị đã đề ra nhiệm vụ, phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình luật định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử, bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật...
Đánh giá cao về Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Lê Hữu Hằng, một lão thành cách mạng cho biết: Thực tế đã có rất nhiều cán bộ từ Trung ương đến địa phương, ngay cả những cán bộ cốt cán nằm trong Bộ Chính trị cũng dính tràm, bị đưa ra kỉ luật, kết án... Bởi vậy, với tinh thần của Bộ Chính trị là 'kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước', hy vọng đây sẽ là 'tinh thần thép', kim chỉ nam để nâng cao vai trò, vị thế, lòng tin của Đảng trong quần chúng nhân dân.

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

PGS.TS Trần Đắc Phu: nguy cơ của đợt dịch COVID-19 này tại Việt Nam?

.5.21 PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 không có đợt dịch nào giống nhau. Đặc biệt, đợt dịch này vào đúng thời điểm nghỉ lễ, trong khi từ ca F0 chỉ điểm ở Hà Nam lại có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian rất ngắn, hiện lây ra thêm 3 tỉnh, thành khác chỉ qua đường tiếp xúc, F1 thành F0, F2 thành F0…


PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)


PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 là không có đợt dịch nào giống nhau. 


Phải điều tra thật kỹ nguồn lây ca chỉ điểm ở Hà Nam

PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, đối với ca bệnh chỉ điểm ở Hà Nam, mặc dù tỉnh Hà Nam và những địa phương liên quan đã nhanh chóng triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đã thần tốc truy vết, tuy nhiên do hiện chưa xác định được nguồn lây của ca bệnh chỉ điểm mà có một số giả thiết về nguồn lây của ca bệnh này:

- Bệnh nhân lây nhiễm trong khu cách ly, sau đó về nhà mới phát bệnh. Vừa rồi, Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp lây nhiễm trong khu cách ly như tại Yên Bái, …

- Bệnh nhân có thể nhiễm bệnh từ nước ngoài nhưng thời gian ủ bệnh có thể 14 ngày hoặc dài hơn nên thời điểm lấy mẫu xét nghiệm lần 3 nếu vào ngày thứ 12-13 không phát hiện ra dương tính.

Dù trên thực tế vẫn có những ca bệnh COVID-19 ủ bệnh trên 14 ngày nhưng rất ít. Nên quy định cách ly tập trung đủ 14 ngày với xét nghiệm 3 lần âm tính sau đó tiếp tục về nhà giám sát, hạn chế tiếp xúc thêm 14 ngày như Bộ Y tế quy định hiện là chặt chẽ.

- Trong quá trình di chuyển trên các phương tiện hoặc gặp gỡ người khác nên lây nhiễm từ cộng đồng nhưng chưa xác định được.

PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, phải phân tích kỹ, điều tra thật kĩ để xác định nguyên nhân nhiễm bệnh của ca bệnh này vì dương tính sau khi hết thời hạn cách ly 14 và đã qua 3 lần xét nghiệm đều âm tính

“Phải điều tra kỹ nếu nguyên nhân mang mầm bệnh, nếu từ khi trong khu cách ly thì sẽ kiểm soát được nhanh vì đã kiểm soát được trường hợp F1, quản lý được F2; nếu lây ở cộng đồng thì phức tạp hơn (vì chưa rõ nguồn lây ở đâu, trên xe khách hay chính tại địa phương) nên sẽ khó truy vết được hết các trường hợp F1 và F2.”- PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.


Quyết liệt nhanh chóng hơn nữa truy vết hết các F0, F1, F2

PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, phải thống nhất một quan điểm trong công tác phòng, chống dịch là không có đợt dịch nào giống nhau, đặc biệt, đợt dịch này vào đúng thời điểm nghỉ lễ, trong khi từ ca F0 chỉ điểm ở Hà Nam lại có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian rất ngắn, hiện lây ra thêm 3 tỉnh, thành khác chỉ qua đường tiếp xúc, F1 thành F0, F2 thành F0…

“Dịch trên thế giới phức tạp đã rõ nhưng chúng ta cần lưu ý chính ở các nước Đông Nam Á. Đơn cử như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippine đang rất căng thẳng và tôi lo ngại một chu kỳ bùng phát ở Đông Nam Á. Đặc biệt là những nước đang nóng lòng dỡ bỏ các giải pháp tập trung đông người và miễn dịch cộng đồng chưa cao”- Việt Nam hiện đã ghi nhận chủng lây lan nhanh là chủng ở Anh, chủng ở Nam Phi, chủng Ấn Độ. Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu không loại trừ ổ dịch xuất hiện tại nước ta lần này liên quan đến chủng lây lay lan nhanh. Trong đó, Hà Nam cũng có thể liên quan đến chủng này.

Tại Hà Nội, nguy cơ rất cao vì liên quan đến dịp nghỉ lễ, nhiều người trở lại Thủ đô.

Điểm nữa là trong cộng đồng không dấy lên chu kỳ sốt ho nhưng chúng ta cần chú ý là không lơ là, vì tốc độ lây lan của chủng mới này rất khủng khiếp.

“Do đó, các địa phương phải quyết liệt nhanh chóng hơn nữa truy vết hết các F0, F1, F2. Khó mấy cũng phải làm, việc này rất quan trọng vì phải chạy nhanh, chạy đua với dịch. Nếu không nhanh để lây lan nhanh thì từ 1 ca ra rất nhiều ca bệnh”- PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý công tác xét nghiệm trên diện rộng trên toàn địa bàn thôn, xã – nơi ở, nơi qua lại của ca F0, xét nghiệm trên diện rộng một cách có chỉ định.



"Cùng đó, các địa phương phải rà soát lại các khu cách ly. Bài học lây nhiễm trong khu cách ly của Yên Bái gần đây nhất chính là bài học của các địa phương khác trong vấn đề cách ly. Nếu lơ là, không tuân thủ mọi quy trình đã hướng dẫn thì có thể dịch bệnh sẽ lây lan ngay trong chính khu cách ly”- PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

 

Bài học lễ hội sông Hằng- Ấn Độ vẫn đang “nóng”

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này, dù Ban Bí thư, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu tuân thủ phòng chống dịch, thực hiện nghiêm 5K, tuy nhiên tại một số địa phương điển hình như tại 1 bãi biển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong ngày 30/4 đã có khoảng hơn 70.000 người vui chơi, tắm biển chen chúc; rồi bãi biển Sầm Sơn- Thanh Hoá người cũng chen nhau.

Chuyên gia Trần Đắc Phu cho hay điều này vô cùng nguy hiểm cho phòng chống dịch hiện nay. “Nếu trong đám đông đó có người nhiễm sẽ dẫn đến lây nhiễm với số ca trong cộng đồng rất lớn và rất khó truy vết nhanh. Thậm chí nhiều người không có triệu chứng, ẩn nấp trong cộng đồng, khó phát hiện ra, dẫn đến công tác phòng chống dịch bệnh sẽ thêm khó khăn”- PGS.TS Trần Đắc Phu bày tỏ lo ngại.

Do đó, chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến cáo, trong điều kiện bình hình mới như hiện nay, ý thức người dân cần nâng cao hơn. Càng chỗ đông người càng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là tuân thủ 5K…

Về phía chính quyền, cũng cần phát loa thông tin hoặc phân công nhân lực nhắc nhở để người dân tuân thủ quy định về phòng chống dịch; xử phạt nghiêm những người vi phạm.

“Bài học lễ hội sông Hằng của Ấn Độ khiến dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, trong tình hình hiện nay cả người dân và chính quyền địa phương càng cần phải nâng cao tinh thần phòng chống dịch”- Chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.