Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”

 

Từ kinh nghiệm trong thực tiễn, ông cha ta đã dạy: “Lạt mền buộc chặt”. Không chỉ “Lạt mềm buộc chặt” mà còn “Lấy nhu chế cương”. Bởi lấy cương chế cương thì kiểu gì cũng có ít nhất một bên vỡ, nếu không thì cả hai cùng vỡ. Thế là hỏng việc. Nhưng “Lấy nhu chế cương” thì không những không bên nào bị vỡ mà còn đạt được mục đích đề ra. Lịch sử và truyền thống dân tộc Việt Nam là: “Đem đạo nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

 

Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh (Hình ảnh mang tính chất minh hoạt)

 

Đó là câu trả lời đúng nhất, sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất về sức mạnh và cũng là nguyên nhân mọi thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đát nước hàng ngàn năm qua. Sức mạnh ấy làm cho dân tộc ta đã 14 lần chiến thắng giặc phương Bắc; chiến thắng 3/5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hiện nay. Bài học này cần tiếp tục giữ gìn và phát huy. Chính vì thế, khi Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh cho phép hải quân nước này được sử dụng súng trong trường hợp ai đó được cho là vi phạm vùng biển nước họ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ phản ứng của Việt Nam về Luật Hải Cảnh của Trung Quốc (22/01/2021)

 

Phản đối về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, ngày 29/01/2021, một mặt khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; mặt khác, nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó”. Lợi dụng vấn đề này, trên trang Việt Tân cách đây ít giờ đồng hồ có bài: “Cuối cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng về Luật Hải cảnh Trung Quốc”. Bài viết phê phán thái độ của Việt Nam không lên án mạnh mẽ hành động “côn đồ, xấc xược” của Trung Quốc mà chỉ “nhỏ nhẹ” nhắc lại “chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi”. Đồng thời nhắc nhở Trung Quốc về công ước quốc tế và Luật biển năm 1982, không nên gây căng thẳng”. Từ đó họ đặt vấn đề “Quốc thể Việt Nam đâu rồi?”, cho rằng chính quyền Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ ngư dân ngoài tặng những lá cờ (!).

          Từ nhiều góc độ chỉ ra rằng, cá thế lực thù địch luôn đặt vấn đề: “Quốc thể Việt Nam đâu rồi?”, thì chúng ta thấy rõ truyền thống của dân tộc ta: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” được đề cập ở trên. Mặt khác, thế lực thù địch luôn “nhắm mắt” nói rằng chính quyền Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ ngư dân ngoài tặng những lá cờ (!). Chúng nói “nhắm mắt” như vậy là bởi họ không thấy những lực lượng của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trên biển, như: Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư,...  đã làm những gì để giúp ngư dân hoạt động tự do, an toàn trên vùng biển Việt Nam. Có biết bao việc làm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và lực lượng khác giúp đỡ ngư dân mỗi khi tàu thuyền của họ gặp nạn. Đã có nhiều chuyến bay từ đất liền ra quần đảo Trường Sa đưa ngư dân phải cấp cứu vào bệnh viện Quân y 175, vào đất liền để kịp thời cứu sống tính mạng, v.v. Chúng thấy mà cố tình không thấy! Qua đó, có thể thấy những dã tâm xấu xa, hiểm ác của chúng mà thôi!

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong một bài viết mới đây trên báo điện tử Nhân dân Thế giới (People’s World), cây bút Amiad Horowitz, đồng thời là thành viên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, hy vọng, Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đưa ra các định hướng phục hồi đất nước sau đại dịch Covid-19 và thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia trên con đường đi lên CNXH.
Phóng viên quốc tế hoạt động tại TT Báo chí Đại hội 13

Theo nhà báo, ngày càng có nhiều người chú ý đến vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, khi quốc gia Đông Nam Á này có một nhiệm kỳ thành công với vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong năm 2020. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hoạt động quốc tế như tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và cử nhân viên y tế đến các nước trên toàn thế giới... Cùng lúc đó, nền kinh tế Việt Nam từng bước vươn ra sân chơi quốc tế, với việc liên tiếp ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới. 

“Tuy nhiên, có lẽ tất cả những thành tựu của Việt Nam trong 5 năm qua, nổi bật nhất là cách thức thành công mà Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ngăn chặn được đại dịch Covid-19”- ông Amiad viết. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự thán phục trước các số liệu về sức khỏe của cộng đồng và nền kinh tế Việt Nam trong năm khủng hoảng vừa qua: Chỉ ghi nhận hơn 1.500 trường hợp nhiễm Covid-19 với 35 ca tử vong; là 1 trong 10 nền kinh tế có tăng trưởng dương năm 2020 (tăng 2,91%). Trong khi đó, Giáo sư Chuan Petkaew tại đại học Suratthani Rajabhat (Thái Lan) cho rằng, sự ổn định về chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của đất nước trong những năm qua, cũng như vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. “Ổn định chính trị đã trở thành một lợi thế trong suốt quá trình phát triển của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được”- ông Petkaew, đồng tác giả cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan thời hiện đại” nói.

Việt Nam là một quốc gia có nền độc lập thực sự

Lần thứ 3 dự phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama bày tỏ vui mừng trước những thành tựu và thành công Việt Nam đã đạt được. Đại sứ tin tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ vạch ra những chính sách để tiếp tục đưa đất nước Việt Nam giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp phát triển đất nước và phát triển quan hệ với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.


“Dự phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với chúng tôi là một vinh dự lớn. Nghe Báo cáo của Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi rất ấn tượng về nội dung của bản báo cáo, nhấn mạnh những hướng đi Việt Nam cần theo đuổi, để đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển” - Đại sứ Saadi Salama trả lời báo chí bên lề Đại hội.

Đại sứ Palestine cũng tin tưởng, Việt Nam sẽ tiếp tục con đường đấu tranh để trở thành quốc gia có uy tín ngày càng lớn trên bản đồ chính trị của thế giới và sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại để đóng góp vào an ninh hòa bình thế giới. “Tôi luôn luôn nói rằng, Việt Nam là một quốc gia có nền độc lập thực sự. Việt Nam sẽ tiếp tục con đường của mình, tuân thủ luật pháp quốc tế đồng thời phát triển mối quan hệ cùng có lợi, để đóng góp cho an ninh và hòa bình trên thế giới. Xin chúc mừng Việt Nam và chúng tôi rất tự hào khi được sinh sống và làm việc tại quốc gia đang có những thành công trong nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19” - Đại sứ Palestine Saadi Salama khẳng định.

Ngày 26/1, hãng tin Reuters của Anh đã thông tin về lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội và nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Về kinh tế, Reuters dẫn đánh giá trong Báo cáo, cho biết: "Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định khá vững chắc; lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp”. Bên cạnh đó, hãng tin Reuters nêu rõ công tác chống tham nhũng là một điểm nổi bật khác trong thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam những năm qua, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết nhiều vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, được Nhân dân đồng tình ủng hộ./.